Khái niệm, quá trình phát triển và các nguyên tắc cơ bản của Luật hàng không quốc tế

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia luật quốc tế (Trang 44 - 49)

cơ bản của Luật hàng không quốc tế

1. Khái niệm

Luật hàng không quốc tế - một bộ phận của Luật quốc tế, là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế trong việc sử dụng không phận phục vụ cho hàng không dân dụng quốc tế.

Nh− vậy theo quan điểm chung và thực tiễn điều chỉnh của Luật quốc tế, hệ thống các quy phạm Luật hàng không quốc tế chủ yếu điều chỉnh các quan hệ liên quan tới hoạt động của ngành hàng khơng dân dụng. Vì vậy tất cả các điều

−ớc quốc tế mang tính chất phổ biến hiện nay (trong đó có Cơng −ớc Chicago năm

1944) đều có quy định về việc khơng áp dụng các điều −ớc đó với các chuyến bay phi dân sự (chuyến bay nhằm mục đích qn sự, hải quan và biên phịng).

Bối cảnh các quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khơng có điều kiện cho việc ký kết các điều −ớc quốc tế phổ biến để điều chỉnh các chuyến bay dân sự cũng nh− quân sự. Và, sau này Luật hàng không quốc tế đ−ợc hình thành nh− một bộ phận pháp luật mang tính chất hàng khơng dân dụng.

Hoạt động tích cực của con ng−ời trong việc sử dụng không phận và việc tăng c−ờng các chuyến bay đã tạo tiền đề một cách khách quan cho việc xoá bỏ sự tồn tại các quy định khác nhau về các chuyến bay, về quản lý mạng l−ới hàng không đối với hàng không dân dụng. Chính vì vậy một loạt các tổ chức hàng khơng quốc tế mang tính chất khu vực ra đời. Hệ thống quản lý các chuyến bay đã đ−ợc hình thành ở một loạt các quốc gia.

Một số thảm hoạ của các chuyến bay do tên lửa gây ra (trong đó có tr−ờng hợp vơ tình) đã địi hỏi phải có sự lãnh đạo t−ơng ứng của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về an ninh. Trong đó ICAO quy định các cách thức phóng tên lửa sao cho không gây nguy hiểm cho các chuyến bay dân dụng. Trong

Công −ớc của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 có quy định rằng các máy bay Nhà n−ớc cần phải đ−ợc tiến hành trên cơ sở các quy định của ICAO khi bay qua eo biển.

Trong khuôn khổ ICAO, việc soạn thảo một hệ thống quản lý các chuyến bay trên phạm vi toàn cầu đang đ−ợc tiến hành.

Trong bối cảnh hiện nay có quan điểm cho rằng sự phát triển tiến bộ các quy phạm mới về chế độ pháp lý của vùng trời có thể dẫn tới mở rộng đối t−ợng của Luật hàng không quốc tế. Mặc dù vậy hiện tại vẫn ch−a có cơ sở để khẳng định rằng tình hình có thể dẫn tới thay đổi đối t−ợng Luật hàng không quốc tế.

Nh− vậy nội dung cơ bản của Luật hàng không quốc tế bao gồm các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia về việc sử dụng các chuyến bay dân dụng giữa hai hoặc nhiều quốc gia với mục đích vận chuyển hành khách, hàng hố và th− tín nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Trong lĩnh vực hàng khơng quốc tế có sự tham gia của các quốc gia, pháp nhân (tr−ớc hết là các hãng hàng không của các quốc gia), cá nhân (chủ yếu là hành khách). Bởi vậy việc điều chỉnh pháp lý đối với sự vận chuyển bằng đ−ờng không đ−ợc tiến hành không chỉ bằng các nguyên tắc, quy phạm của Luật hàng khơng quốc tế, mà cịn có các quy phạm pháp luật của các quốc gia (Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật dân sự và luật hình sự). Các quy phạm pháp Luật quốc gia đó điều chỉnh các quan hệ giữa cá nhân và pháp nhân trong quá trình tiến hành các chuyến bay quốc tế và sự vận chuyển hành khách, hàng hố và th− tín.

Chính ở đây thể hiện đặc điểm của sự điều chỉnh pháp lý đối với các chuyến bay quốc tế. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ, các chuyến bay quốc tế đ−ợc tiến hành trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia nơi có bầu trời máy bay bay qua. Điều này có nghĩa là các máy bay dân sự n−ớc ngồi trong thời gian có mặt ở lãnh thổ một quốc gia phải tuân thủ pháp Luật quốc gia đó liên quan tới chế độ vùng trời và các chuyến bay quốc tế. Trong đó, các quy phạm của Luật hàng không quốc tế và các quy phạm của pháp Luật quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau theo tinh thần của mối quan hệ giữa Luật quốc tế và pháp Luật quốc gia. Khi tham gia vào q trình này, các quy phạm của Luật hàng khơng quốc tế luôn luôn điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia về vận chuyển hàng không và các chuyến bay quốc tế.

Ngoài các quy phạm trên, Luật hàng khơng quốc tế cịn chứa đựng các quy phạm điều chỉnh các quan hệ liên quan tới an ninh của hàng khơng dân dụng quốc tế. Đó là các quy phạm về kỹ thuật, nghiệp vụ và tình trạng khả phi của

máy bay dân dụng, chuyên mơn của phi hành đồn, các quy phạm phổ biến về các chuyến bay quốc tế và các quy phạm nhằm bảo vệ an toàn các máy bay.

Hiện nay, vấn đề tăng c−ờng cuộc đấu tranh chống tội khủng bố quốc tế trong lĩnh vực hàng không đang là mối quan tâm hàng đầu của ICAO.

Các quy phạm Luật quốc tế về bảo vệ hàng không dân dụng quốc tế tr−ớc nguy cơ khủng bố quốc tế, đảm bảo sự an tồn cho nó là một bộ phận cấu thành của Luật hàng không quốc tế.

2. Quá trình phát triển Luật hàng khơng quốc tế

Luật hàng không quốc tế ra đời vào đầu thế kỷ XX với một số nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh các chuyến bay quốc tế. Các quy phạm đó đ−ợc hình thành do kết quả của sự phát triển tiến bộ về khoa học-kỹ thuật và Luật quốc tế.

Sự ra đời các loại máy bay có khả năng bay qua lãnh thổ nhiều quốc gia là tiền đề dẫn tới sự cần thiết xây dựng một chế độ pháp lý về vùng trời và các chuyến bay qua vùng trời của các quốc gia. Theo Luật quốc tế, nguyên tắc chủ quyền quốc gia cho phép các quốc gia toàn quyền kiểm sốt đối với khơng phận thuộc lãnh thổ mình. Điều này khơng chỉ củng cố trong pháp luật các quốc gia mà còn trong một loạt các điều −ớc quốc tế mang tính chất phổ biến. Ví dụ, Công

−ớc Pari năm 1919 quy định rằng mỗi một quốc gia có chủ quyền hồn tồn và

tuyệt đối trong phạm vi khơng phận thuộc lãnh thổ của mình.

Trên cơ sở nguyên tắc này, nhiều quốc gia đã ban hành đạo luật về việc xác định chế độ pháp lý đối với vùng trời của họ vào thời kỳ tr−ớc đại chiến thứ hai.

Luật hàng không quốc tế ra đời đầu tiên bằng các quy phạm pháp luật ghi nhận trong các điều −ớc quốc tế mang tính chất song ph−ơng. Trong các điều −ớc quốc tế đó th−ờng ghi nhận các quy phạm pháp luật về các tuyến bay, các hãng hàng không đ−ợc quyền vận chuyển hành khách, hàng hố và th− tín, các quy định về tài liệu liên quan tới máy bay, trật tự khai thác các chuyến bay... Các điều −ớc quốc tế song ph−ơng đó đã đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển Luật hàng không quốc tế.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học về ngành hàng không và nhu cầu khai thác các tuyến đ−ờng bay quốc tế thúc đẩy các quốc gia soạn thảo các điều −ớc quốc tế nhiều bên để điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng quốc tế.

Công −ớc quốc tế đầu tiên mang tính chất nh− vậy là Cơng −ớc Vac-sa-va

năm 1929 về việc thống nhất hoá một số quy phạm liên quan tới hàng không quốc tế. Công −ớc này chủ yếu đề cập tới điều chỉnh các quan hệ liên quan tới tài liệu cần thiết cho sự vận chuyển và trách nhiệm của ng−ời vận chuyển.

Công −ớc này là một điều −ớc quốc tế rất quan trọng trong việc thống nhất hoá các quy định về vận chuyển hành khách, hàng hố trong hàng khơng dân dụng quốc tế. Nó đã ghi nhận các quy phạm bắt buộc đối với các quốc gia thành viên về vận tải hàng không quốc tế, tổng hợp các quy định liên quan tới tài liệu sử dụng trong vận chuyển nh− vé máy bay, vận đơn. Trong đó xác định rõ các nguyên tắc và ranh giới - trách nhiệm của ng−ời vận chuyển trong tr−ờng hợp gây thiệt hại cho hành khách và hàng hoá.

Việc thống nhất hoá các quy phạm pháp Luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ liên quan tới hàng không dân dụng quốc tế đ−ợc bổ sung tiếp tục bằng việc ký kết các điều −ớc quốc tế nhiều bên khác về các vấn đề khác nhau của hàng không dân dụng quốc tế. Đó là Cơng −ớc Rơm năm 1933 về việc thống nhất hoá một số quy định liên quan tới chống không tặc. Công −ớc Rôm năm 1933 về bồi th−ờng thiệt hại cho ng−ời thứ ba do máy bay gây ra...

Sau đó sự phát triển nh− vũ bão của ngành hàng không dân dụng trên thế giới đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc ký kết Công −ớc quốc tế Chicago năm 1944 và việc thành lập tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Nội dung cơ bản của Công −ớc Chicago và mục đích hoạt động của ICAO là thúc đẩy sự phát triển ngành hàng không dân dụng quốc tế một cách an tồn và kinh tế trên cơ sở cơng bằng và tin t−ởng.

Cho tới nay số l−ợng các quốc gia tham gia công −ớc Chicago đã gần 200 (Việt Nam tham gia từ năm 1980).

Mục đích của tổ chức ICAO là đảm bảo an tồn cho các chuyến bay quốc tế. Nhằm đạt mục đích đó ICAO đã soạn thảo các chuẩn mực và quy chế của ICAO.

Trong lĩnh vực pháp luật, ICAO đang soạn thảo một loạt các điều −ớc quốc tế mới mang tính chất đa ph−ơng. Theo sáng kiến của ICAO đã ký kết nhiều công

−ớc liên quan tới hàng khơng quốc tế trong đó có đề cập tới các vấn đề về chống

tội phạm đe doạ an toàn các chuyến bay (Công −ớc Tokyo năm 1963, Công −ớc La-hay năm 1970, Công −ớc Mông-ri-an năm 1971 và Biên bản bổ sung công −ớc này năm 1988).

3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật hàng không quốc tế

a. Nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với không phận quốc gia.

Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia.

Nội dung của nguyên tắc này thế hiện ở các điểm sau đây:

- Thứ nhất, quốc gia có quyền tự quy định chế độ vùng trời của mình;

- Thứ hai, các máy bay n−ớc ngoài chỉ sử dụng bầu trời của quốc gia khác khi đ−ợc phép.

Trên cơ sở chế độ pháp lý của không phận các quốc gia, các máy bay n−ớc ngoài tiến hành hoạt động theo giấy phép của các quốc gia t−ơng ứng. Trong thực tiễn hàng khơng quốc tế hiện nay có hai cơ sở thực hiện các chuyến bay quốc tế: 1- trên cơ sở điều −ớc quốc tế; 2 - trên cơ sở giấy phép riêng biệt đối với một số chuyến bay. Trong đó, điều −ớc quốc tế có thể mang tính chất đa ph−ơng hoặc song ph−ơng. Giấy phép do các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia cấp. Trên cơ sở hai loại điều −ớc quốc tế đó, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tr−ớc thời điểm máy bay tiến hành chuyến bay vào lãnh thổ của mình.

Trong các điều −ớc đa ph−ơng có các quy định liên quan tới việc thực hiện các tuyến bay quốc tế, trong đó xác định quyền của các quốc gia ký kết ấn định chuyến bay, sân bay, thu lệ phí và yêu cầu cung cấp dịch vụ th−ơng mại tối cần thiết. Ng−ợc lại, trong các thoả thuận song ph−ơng và giấy phép th−ờng có các quy định chi tiết liên quan tới sự tiến hành các chuyến bay.

Các bên ký kết th−ờng chọn hãng hàng không cụ thể để thực hiện các chuyến bay theo tuyến đã thoả thuận và thơng báo bằng văn bản cho phía đối tác. Trong một số tr−ờng hợp ngoại lệ, có sự thiết lập các chuyến bay tự do, khi có hãng hàng khơng bất kỳ của quốc gia ký kết sẽ có quyền sử dụng,

Trong các thoả thuận song ph−ơng th−ờng phải giải quyết các vấn đề nh− thời gian biểu, tuyến bay, nơi hạ cánh, biểu thuế... Trong tr−ờng hợp khơng có quy định nh− vậy trong điều −ớc, các bên có thể thoả thuận tr−ớc khi thực hiện chuyến bay.

b. Nguyên tắc tự do bay trên bầu trời của cộng đồng

Bầu trời cộng đồng hiện nay đ−ợc hiểu là bầu trời của biển cả, các vùng đặc quyền kinh tế, một số eo biển và châu Nam Cực.

Theo nguyên tắc này, các máy bay của các quốc gia trong thời gian thực hiện các chuyến bay trên bầu trời của cộng đồng chỉ tuân thủ quyền tài phán của các quốc gia mà máy bay đó có quốc tịch. Tuy nhiên tự do bay trên bầu trời của cộng đồng không cho phép các quốc gia và các hãng hàng khơng giải phóng khỏi các quy định cụ thể trong các điều −ớc và chuẩn mực của ICAO.

Theo công −ớc Chicago năm 1944, trong không phận của cộng đồng các chuyến bay cần thực hiện theo các quy định của công −ớc. Các quy định nh− vậy cũng đ−ợc áp dụng đối với bầu trời thuộc chủ quyền của các quốc gia. Tuy nhiên điểm khác nhau ở đây là ở chỗ, các quốc gia tuân thủ các quy định đó ở bầu trời cộng đồng một cách chặt chẽ khơng có ngoại lệ.

Trên cơ sở nguyên tắc tự do bay trên bầu trời của cộng đồng, các hãng hàng khơng, các phi hành đồn... khơng có nghĩa vụ phải tn thủ theo một chuyến bay nhất định. Tuy nhiên vì sự an tồn của các chuyến bay, các tuyến đ−ờng bay vẫn đ−ợc thiết lập trên cơ sở các thoả thuận khu vực d−ới sự hỗ trợ của ICAO. Thực tế vẫn có rất nhiều các tuyến bay nằm ngoài mạng l−ới chung. Trong tr−ờng hợp nh− vậy, các tuyến bay cụ thể cần đ−ợc thông báo cho cơ quan quản lý khu vực bay đó của ICAO.

Cơng −ớc Chicago và các chuẩn mực của ICAO không đ−ợc áp dụng đối với các chuyến bay phi dân sự. Tuy nhiên, Công −ớc cũng nêu rõ rằng khi thực hiện các chuyến bay nh− vậy các quốc gia cần phải đảm bảo an toàn cho các chuyến bay dân sự.

c. Ngun tắc đảm bảo an tồn cho hàng khơng dân dụng Nguyên tắc này bao gồm nội dung sau:

- Các quốc gia phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với máy bay, sân bay, dịch vụ, v.v...;

- Các quốc gia phải tiến hành cuộc đấu tranh chống tội phạm đe doạ an toàn các chuyến bay.

Sự phát triển của hàng không dân dụng không thể thiếu mối quan tâm của các quốc gia trong việc đảm bảo an tồn cho các chuyến bay. Chính vì vậy, bằng cách ký kết Cơng −ớc Chicago, thành lập ICAO, các quốc gia đã thoả thuận xây dựng các quy định thống nhất liên quan tới kỹ thuật an tồn của máy bay, trình độ phi hành đồn, tuyến bay. Các tiêu chuẩn đó khơng ngừng đ−ợc bổ sung hoàn thiện trên cơ sở sự phát triển của thành tựu khoa học-kỹ thuật. Công việc quan trọng này đ−ợc ICAO đảm nhiệm. Các quốc gia thành viên th−ờng xuyên soạn thảo các chuẩn mực quốc tế về tình trạng khả phi của máy bay, trình độ phi hành đồn, đăng ký máy bay, hệ thống thơng tin, dẫn đ−ờng, đánh giá sân bay, đ−ờng băng...

Nhìn chung, các khuyến nghị của ICAO đóng một vai trị quan trọng trong việc tăng c−ờng khả năng an toàn và khai thác một cách hiệu quả của hàng không dân dụng quốc tế.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia luật quốc tế (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)