Khái niệm và nguồn

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia luật quốc tế (Trang 92 - 94)

1. Khái niệm

Một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Bởi vậy trong quan hệ quốc tế ngày nay bất cứ việc sử dụng vũ lực nào trong quan hệ giữa quốc gia, trừ tr−ờng hợp, nhằm thực hiện quyền tự vệ chính đáng hoặc theo quyết định của Hội đồng Bảo an đều bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên sự điều chỉnh pháp Luật quốc tế về các vấn đề liên quan tới xung đột vũ trang vẫn là cần thiết vì các lý do sau:

- Các cuộc xung đột vũ trang (trong đó có cả các cuộc xung đột hợp pháp từ phía ng−ời khởi x−ớng) vẫn có thể xảy ra;

- Sự điều chỉnh của pháp Luật quốc tế tiến bộ sẽ làm giảm bớt mức tàn khốc của các cuộc xung đột vũ trang.

Luật quốc tế về xung đột vũ trang là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế trong thời kỳ tiến hành hoạt động vũ trang, cấm hoặc hạn chế các ph−ơng tiện tiến hành chiến tranh, nhân đạo hóa các biện pháp tiến hành chiến tranh với mục đích bảo vệ các nạn nhân chiến tranh.

Đối t−ợng điều chỉnh của Luật quốc tế về xung đột vũ trang tr−ớc hết là các quan hệ liên quan tới xung đột mang tính chất quốc tế, ngồi ra cịn có một số quan hệ liên quan tới các cuộc xung đột vũ trang khơng mang tính chất quốc tế.

Các quy phạm của Luật quốc tế thuộc lĩnh vực này bao gồm:

- Các quy phạm xác định phạm vi thời gian của xung đột vũ trang và trật tự đình chỉ chiến tranh (về bắt đầu và kết thúc chiến tranh, đình chiến, đầu hàng và hiệp định hồ bình);

- Các quy phạm về phạm vi không gian của cuộc xung đột vũ trang (về chiến tr−ờng, trung lập, các khu vực trung lập và phi quân sự hoá, các vùng chiếm đóng);

- Các quy phạm về quy chế của các loại ng−ời (th−ơng bệnh binh, tù binh, dân th−ờng, ng−ời n−ớc ngoài);

- Các quy phạm về cấm hoặc hạn chế áp dụng vũ khí mang tính chất tàn khốc;

- Các quy phạm về trách nhiệm do sự vi phạm các quy định về chiến tranh, về trừng trị các tội phạm chiến tranh.

2. Nguồn của Luật quốc tế về chiến tranh

Văn bản pháp lý đầu tiên về chiến tranh là Tuyên ngôn Pêtecbua 1868 về áp dụng vũ khí trong chiến tranh, các Công −ớc La Haye năm 1899 và 1907 về việc không áp dụng một số loại súng và lựu đạn, về luật và tập quán chiến tranh trên bộ và trên biển. Hạn chế của Công −ớc La Haye tr−ớc hết là ở chỗ nó chỉ có giá trị khi các bên tham chiến là các quốc gia ký kết.

Văn bản pháp lý có ý nghĩa quan trọng nhất hiện nay mang tính chất phổ biến về chiến tranh đó là Cơng −ớc Giơnevơ năm 1949 về bảo vệ các nạn nhân chiến tranh (Việt Nam đã tham gia Công −ớc này) và hai Nghị định th− bổ sung năm 1977. Công −ớc Giơnevơ điều chỉnh các vấn đề về bảo vệ th−ơng binh, tù binh và dân th−ờng trong chiến tranh.

So với các văn bản pháp lý tr−ớc đó Cơng −ớc có một số −u điểm nhất định: - Công −ớc đề cập tới các hành vi tiến hành chiến tranh đ−ợc áp dụng đối với các cuộc xung đột mang tính chất quốc tế nói chung;

- Cơng −ớc thừa nhận du kích có quy chế chiến binh;

- Cơng −ớc cấm làm thiệt hại tới tài sản t− nhân, các tổ chức nhà n−ớc và xã hội;

- Công −ớc quy định về việc bảo vệ dân th−ờng tốt hơn tr−ớc.

Tuy nhiên Công −ớc Giơnevơ vẫn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Đó là việc quy định về hành vi quân sự của công −ớc không phù hợp với thực tế phát triển của khoa học kỹ thuật và Công −ớc không đề cập tới các cuộc chiến tranh chống thuộc địa, chống phân biệt chủng tộc và các cuộc nội chiến.

Để khắc phục hạn chế này, các quốc gia đã ký hai biên bản bổ sung vào năm 1977:

- Biên bản thứ nhất quy định về việc bảo vệ các nạn nhân chiến tranh đối với các cuộc chiến tranh chống chế độ thuộc địa và phân biệt chủng tộc;

- Biên bản thứ hai quy định bảo vệ các nạn nhân chiến tranh đối với cả các cuộc xung đột vũ trang khơng mang tính chất quốc tế.

Ngồi các văn bản pháp lý kể trên, trong lĩnh vực này cịn có Biên bản Giơnevơ năm 1925 về cấm áp dụng các loại vũ khí nh− hơi ngạt, độc hại và cơn

trùng, Cơng −ớc về bảo vệ di tích văn hố trong thời kỳ chiến tranh năm 1954, Công −ớc về cấm sản xuất và dự trữ vũ khí nhiệt hạch và huỷ bỏ nó năm 1972, Cơng −ớc về cấm chế tạo, sản xuất, tàng trữ và cấm hoặc hạn chế áp dụng một số loại vũ khí thơng th−ờng năm 1981.

Các quy định trong các điều −ớc quốc tế cần đ−ợc tuân thủ trong bất kỳ cuộc xung đột nào (mang tính chất quốc tế hoặc là khơng mang tính chất nh− vậy). Nó có giá trị cả trong tr−ờng hợp Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức khu vực áp dụng sức mạnh trên cơ sở phù hợp với Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc.

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia luật quốc tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)