I. Khái niệm tổ chức quốc tế
6. Các cơ quan của tổ chức quốc tế
Cơ quan tổ chức quốc tế là bộ phận cấu thành của tổ chức đ−ợc hình thành trên cơ sở điều lệ hoặc các văn bản khác của tổ chức.
Các cơ quan của tổ chức quốc tế th−ờng có các đặc điểm sau: - Có thẩm quyền, quyền hạn và chức năng xác định;
- Có cơ cấu chặt chẽ gồm các thành viên (các cá nhân, các ban...); - Có trật tự thơng qua quyết định.
Các cơ quan của tổ chức quốc tế có thể phân thành các loại khác nhau căn cứ vào t− cách, số l−ợng các thành viên, tính chất cơ bản của cơ quan và thời gian hoạt động của chúng.
Căn cứ vào t− cách các thành viên, cơ quan của tổ chức quốc tế đ−ợc phân thành cơ quan mang tính chất giữa các chính phủ (ví dụ, Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc), cơ quan mang tính chất liên quốc gia (ví dụ, Quốc hội của Liên minh châu Âu) và cơ quan hành chính chun mơn (bao gồm các thành viên hoạt động với t− cách cá nhân. (Ví dụ, Ban th− ký cả Liên Hợp Quốc).
Theo số l−ợng thành viên, các cơ quan của tổ chức đ−ợc phân thành: cơ quan đại diện toàn thể (ví dụ, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc); cơ quan có số l−ợng hạn chế (ví dụ, Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc).
Căn cứ vào tính chất cơ quan, các cơ quan của tổ chức đ−ợc phân thành cơ quan chính (ví dụ, Tồ án quốc tế của Liên Hợp Quốc) và cơ quan phụ (ví dụ, Uỷ ban Luật quốc tế của Liên Hợp Quốc).
Theo dấu hiệu thời gian hoạt động, các cơ quan của tổ chức quốc tế đ−ợc phân thành cơ quan th−ờng trực (ví dụ, Ban th− ký của Liên Hợp Quốc) và cơ quan khơng th−ờng trực (ví dụ, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc).
Các cơ quan đó có vai trị và vị trí khác nhau.Ví dụ, cơ quan hoạt động d−ới hình thức hội nghị tồn thể th−ờng giải quyết các vấn đề mang tính chất chỉ đạo hoạt động của tổ chức nh−:
- Xác định đ−ờng lối chung của tổ chức;
- Thông qua các nguyên tắc hoạt động của tổ chức nói chung và của từng cơ quan nói riêng;
- Thơng qua dự thảo điều −ớc, ngân quỹ...;
- Sửa đổi điều lệ của tổ chức, bãi miễn và kết nạp thành viên, bầu các đại diện, quan chức của các cơ quan của tổ chức.
Đối với các cơ quan đại diện có số l−ợng hạn chế (cơ quan mang tính chất chính phủ nh−ng có số l−ợng hạn chế), vấn đề quan trọng nhất đặt ra trong việc thành lập cơ quan là thành phần của nó (gồm các thành viên nào trong số các thành viên của tổ chức). Vấn đề th−ờng đ−ợc giải quyết theo các cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào thẩm quyền, quyền hạn và chức năng mà tổ chức giao cho các cơ quan đó. Thành phần của các cơ quan này th−ờng đ−ợc phân bổ theo khu vực địa lý (ví dụ, các uỷ viên khơng th−ờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), theo lợi ích đặc biệt (ví dụ, các cơ quan của tổ chức quốc tế về biển), theo sự đóng góp tài chính (ví dụ các tổ chức tài chính thế giới) và theo đại diện chính trị và vai trị trong việc thực hiện mục đích của tổ chức (Ví dụ, các uỷ viên th−ờng trực của Hội đồng Bảo an).