Sự điều chỉnh của pháp Luật kinh tế quốc tế đối với sự hợp tác kinh tế trong các khu vực

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia luật quốc tế (Trang 85 - 92)

I. khái niệm, nguồn và các nguyên tắc Luật kinh tế quốc tế

2. Sự điều chỉnh của pháp Luật kinh tế quốc tế đối với sự hợp tác kinh tế trong các khu vực

kinh tế trong các khu vực

a. Sự hợp tác kinh tế trong phạm vi của Liên Hợp Quốc

ở mức độ khu vực, sự hợp tác đó đ−ợc tiến hành d−ới sự chỉ đạo của Uỷ ban kinh tế do Hội đồng kinh tế-xã hội thành lập. Đó là các Uỷ ban:

- Uỷ ban kinh tế châu Âu của Liên Hợp Quốc (bao gồm các quốc gia châu Âu thành viên của Liên Hợp Quốc, Mỹ và Canada, Uỷ ban đóng trụ sở tại Giơneve);

- Uỷ ban kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc về châu á-Thái Bình D−ơng (bao gồm các quốc gia châu á trừ một số n−ớc ả Rập thuộc Tây á, các quốc gia quần đảo, ngồi ra cịn gồm Anh, Mỹ, Pháp; trụ sở tại Băng Cốc);

- Uỷ ban kinh tế Liên Hợp Quốc về châu Phi (bao gồm các quốc gia châu Phi; trụ sở tại Ađres Abada của Ê-ti-ô-pi);

- Uỷ ban kinh tế Liên Hợp Quốc về Tây á (các n−ớc ả Rập, Ai Cập, Tổ chức giải phóng Palectin; trụ sở tại Baghdad của I-rắc);

Uỷ ban kinh tế Liên Hợp Quốc về châu Mỹ La Tinh (bao gồm các quốc gia châu Mỹ La Tinh, ngồi ra cịn gồm Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ca-na-da, Mỹ, Pháp; trụ sở tại Santuago của Chi-lê).

Trong đó các quốc gia ngồi khu vực th−ờng tham gia với tính chất là quan sát viên hoặc t− vấn... Các tổ chức đều giống nhau về các mục đích nh− sau: 1. thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia khu vực; 2. nâng cao mức sống của nhân dân; 3. thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia khác trên thế giới.

b. Sự hợp tác kinh tế đ−ợc tiến hành do thoả thuận của các quốc gia khu vực Trong quá trình hợp tác kinh tế quốc tế các quốc gia tiến hành các quan hệ kinh tế với nhau trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc hoặc là trong phạm vi của các nhóm quốc gia.

Sự hợp tác trong tr−ờng hợp thứ hai đ−ợc tiến hành trên cơ sở sáng kiến của các quốc gia đó và đ−ợc thể hiện d−ới nhiều hình thức khác nhau (thông th−ờng là trong khuôn khổ của các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc các tổ chức kinh tế-chính trị). ở đây chúng ta xem xét một số loại cơ bản trong các hình thức hợp tác đó.

b.1 - Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ở châu Âu

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ở châu Âu là tổ chức về sự hợp tác kinh tế của các quốc gia châu Âu đ−ợc hình thành trên cơ sở thoả thuận đa ph−ơng trong bối cảnh khó khăn về kinh tế và xã hội ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích của việc thành lập tổ chức này là khôi phục lại nền kinh tế thị tr−ờng ở các quốc gia thành viên và trên phạm vi toàn thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, Mỹ đề xuất kế hoạch Marcal với mục đích khơi phục nền kinh tế bị tàn phá của châu Âu bằng nguồn vốn đầu t− của Mỹ nhằm ổn định trật tự xã hội theo h−ớng nền kinh tế thị tr−ờng. Để thực hiện kế hoạch này vào năm 1948 ở Mỹ thành lập Trung tâm hành chính chuyên trách về sự hợp tác kinh tế và ở châu Âu thành lập Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu.

Sau khi hồn thành nhiệm vụ của mình vào năm 1960 (nhiệm vụ khôi phục kinh tế), Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu cải tổ thành Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ở châu Âu. Tổ chức này đặt ra các mục đích mới sau:

- Thống nhất về chính sách kinh tế và th−ơng mại;

- Phối hợp chung về chính sách trong việc giúp đỡ các quốc gia đang phát triển;

Thúc đẩy sự hợp tác kinh tế quốc tế ở phạm vi toàn cầu trên cơ sở không phân biệt đối xử.

b.2 - Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu là một tổ chức đ−ợc hình thành d−ới hình thức pháp lý mới của sự hợp tác kinh tế quốc tế. Tổ chức bao gồm ba tổ chức độc lập nh−ng có sự phụ thuộc lẫn nhau: Liên minh châu Âu về thép và than năm 1951, Liên minh châu Âu về năng l−ợng nguyên tử và Cộng đồng kinh tế châu Âu năm 1957. Liên minh châu Âu vừa có đặc điểm của tổ chức quốc tế, vừa có đặc điểm của quốc gia liên bang. Thành viên của Liên minh tới năm 2000 bao gồm: Bỉ, Anh, Hy Lạp, Đan Mạch, Ailen, Tây Ban Nha, Italia, Lúc Xăm Bua, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Phần Lan, Thuỵ Điển và áo. Liên minh đặt ra mục đích là phát triển từng b−ớc quốc tế hố để hình thành một liên minh về hải quan, kinh tế và chính trị. Để đạt đ−ợc mục đích này các quốc gia thành viên đã thực hiện việc xố bỏ hồn tồn việc cấp giấy phép trong th−ơng mại, thiết lập một biểu thuế hải quan thống nhất, xoá bỏ hạn chế về số l−ợng hàng hoá trong th−ơng mại với nhau và với đa số các quốc gia phát triển (trừ một số

loại sản phẩm trong nông nghiệp), tự do l−u thơng sức lao động, hàng hố và vốn qua biên giới.

Các cơ quan chính của là Hội đồng, Uỷ ban, Nghị viện và Toà án.

Hội đồng là cơ quan hành pháp cao nhất của Liên minh. Các cuộc họp của Hội đồng đ−ợc tiến hành trên cơ sở tính chất của các vấn đề sẽ đ−a ra thảo luận, ở cấp độ nguyên thủ quốc gia, nguyên thủ chính phủ hoặc ở cấp bộ tr−ởng. Các văn bản của Hội đồng đ−ợc thơng qua trên cơ sở nhất trí hồn tồn (đối với các vấn đề quan trọng) hoặc theo số đông (căn cứ vào số phiếu bầu đ−ợc phân bổ cho các thành viên).

Hội đồng thành lập ra Ban đại diện th−ờng trực bao gồm các đại sứ quán để làm các công việc t− vấn và chuẩn bị cho các cuộc họp.

Uỷ ban của Liên minh là cơ quan hành pháp th−ờng trực, uỷ ban có quyền đ−a ra các quyết định mang tính chất bắt buộc. Uỷ ban bao gồm các đại diện của các quốc gia thành viên (mỗi quốc gia lớn có hai đại diện, mỗi quốc gia cịn lại có 1 đại diện). Uỷ ban đ−ợc coi là cơ quan độc lập với các quốc gia thành viên. Uỷ ban có 23 ban quản trị và một hệ thống các cơ quan giúp việc. Số l−ợng nhân viên của Uỷ ban trên 23 ngàn ng−ời. Trụ sở của Uỷ ban đóng tại Brucxen.

Trong phạm vi quyền hạn của mình, Hội đồng và Uỷ ban thông qua các loại văn bản sau đây:

- Các thơng t− có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên và đồng thời với cả các cá nhân và pháp nhân của các quốc gia đó (có giá trị trực tiếp).

- Các chỉ thị có giá trị pháp lý chỉ đối với các thành viên (hình thức và biện pháp thực hiện chúng thuộc thẩm quyền của các quốc gia);

- Các quyết định có giá trị pháp lý với những ai mà chúng đề cập và mang tính chất trực tiếp (khơng cần sự chuyển hố qua pháp Luật quốc gia);

- Các khuyến nghị và kết luận khơng có giá trị pháp lý mà chỉ mang tính chất chính trị (khuyến nghị những ai mà nó đề cập).

Quốc hội châu Âu là cơ quan lập pháp của Liên minh đ−ợc hình thành theo cách thức bỏ phiếu trực tiếp của các công dân. Các nghị sĩ đ−ợc bầu theo đảng phái chứ khơng phải theo các quốc gia (tất cả có 518 nghị sĩ). Quốc hội thực hiện chức năng chất vấn, giám sát và phân bổ ngân sách. Quốc hội có quyền phủ quyết đối với quyết định của Hội đồng trên cơ sở quá bán tối đa tuyệt đối.

Toà án châu Âu gồm các thẩm phán đ−ợc chỉ định từ các chính phủ của các quốc gia thành viên. Các thẩm phán đ−ợc bầu với nhiệm kỳ 6 năm. Nhiệm vụ của Toà án là đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan của Liên minh và các quốc gia thành viên đ−ợc tiến hành hợp pháp.

Toà án là cơ quan t− pháp của Liên minh. Tồ có thể ra các quyết định cụ thể về các vấn đề đ−ợc đ−a ra do sáng kiến của các cơ quan của tổ chức hoặc các quốc gia thành viên. Quyết định của Toà án là chung thẩm. Toà án thực hiện chức năng của tồ quốc tế, tồ hiến pháp và tồ hành chính. Thực tiễn xét xử của Tồ án tạo ra một bộ phận pháp luật đặc biệt của Liên minh.

Ngồi các cơ quan chính, Liên minh cịn có một loạt các cơ quan khác giúp việc và các quỹ khác nhau. Liên minh tiến hành hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác, tham gia vào nhiều công −ớc quốc tế phổ biến. Hiện nay Liên minh đã ký trên 200 điều −ớc quốc tế (chủ yếu với các quốc gia đang phát triển).

b.3 - Hiệp hội các n−ớc Đông Nam á (ASEAN)

Hiệp hội đ−ợc thành lập năm 1967 với năm quốc gia thành viên ban đầu là: Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Philipin và Inđônexia. Đến năm 1985 thêm Brunây và năm 1995 thêm Việt Nam, và hiện nay có 10 quốc gia thành viên.

Hiệp hội có các mục đích sau:

- Thúc đẩy sự tăng tr−ởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua những nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác lẫn nhau nhằm tăng c−ờng cơ sở cho Cộng đồng thịnh v−ợng và hồ bình của các quốc gia Đông Nam á;

- Tăng c−ờng hồ bình và ổn định khu vực bằng việc tơn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến ch−ơng Liên Hợp Quốc;

- Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề quan tâm trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học-kỹ thuật và hành chính;

- Giúp đỡ lẫn nhau d−ới các hình thức đào tạo, cung cấp ph−ơng tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp kỹ thuật và hành chính;

- Hợp tác có hiệu quả để sử dụng tốt hơn trong nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch, kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về trao đổi hàng hoá quốc tế, cải tiến các ph−ơng tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân;

- Tăng c−ờng nghiên cứu về Đông Nam á;

- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế phổ biến và khu vực có cùng mục đích với ASEAN và thăm dị mọi con đ−ờng để tăng c−ờng hợp tác giữa các thành viên với nhau.

Tháng 12 - 1987 Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ ba đã tuyên bố về đẩy mạnh sự hợp tác giữa các n−ớc thành viên. Trong lĩnh vực kinh tế, các quốc gia thành viên cam kết cải thiện Hiệp định buôn bán −u đãi, tìm ra biện pháp nhằm mở rộng quan hệ mậu dịch trong nội bộ ASEAN, lập kế hoạch phát triển công

nghiệp và thúc đẩy kế hoạch liên doanh đạt hiệu quả hơn. Các n−ớc thành viên cam kết sẽ ký một hiệp định bảo đảm đầu t− giữa các n−ớc, tiếp tục trao đổi thông tin về chính sách và kế hoạch phát triển cơng nghiệp, khuyến khích đ−a cơng nghiệp và đầu t− n−ớc ngồi vào khu vực. Hiệp hội tán thành việc lập một công ty tái bảo hiểm vào năm 1988, đề ra những biện pháp tránh đánh thuế trùng lặp, tự do hoá việc sử dụng đồng tiền trong khối, tăng c−ờng đào tạo bồi d−ỡng đội ngũ cán bộ quản lý hải quan và thuế. Các n−ớc thành viên cam kết tăng c−ờng hợp tác các ch−ơng trình nghiên cứu, phát triển và khuyến khích thành lập các nhà sản xuất, hội mậu dịch khu vực, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực dịch vụ.

Ngồi ra Hội nghị nhất trí tăng c−ờng quan hệ và phát triển hợp tác trong các ngành du lịch, năng l−ợng, thông tin, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo, thăm dò và khai thác năng l−ợng, giao thông vận tải, hợp tác về l−ơng thực, nông nghiệp và rừng.

Tại Hội nghị cấp cao tháng 1 - 1992 các quốc gia thành viên đã nhất trí thơng qua ch−ơng trình hợp tác mới trong các lĩnh vực.

Trong lĩnh vực kinh tế, các n−ớc thành viên cam kết, đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác kinh tế trên cơ sở các biện pháp mới, thiết lập khu vực tự do th−ơng mại trong khối với hệ thống thuế −u đãi trong vòng 15 năm kể từ ngày 1 - 1 - 1993 (mức thuế từ 0 - 5%) cho 15 mặt hàng khác nhau. Các n−ớc cam kết tăng c−ờng đầu t−, liên kết công nghiệp, củng cố và hợp tác về thị tr−ờng vốn, tạo điều kiện dễ dàng cho chu chuyển tự do về vốn và các nguồn tài chính khác, mở rộng sự hợp tác và đổi mới mạng l−ới kết cấu hạ tầng nh− giao thơng, hệ thống viễn thơng, b−u chính, thúc đẩy việc th−ơng l−ợng buôn bán sản phẩm nông nghiệp, phối hợp phát triển ngành du lịch, chuyển giao công nghệ…

Hội nghị ngoại tr−ởng tháng 7 - 1994 tại Băng cốc đã giải quyết nhiều vấn đề trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên, trong đó có vấn đề kinh tế. Hội nghị bàn về triển khai ch−ơng trình mậu dịch tự do (AFTA). Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN là trung tâm chiến l−ợc kinh tế của khối nhằm khái thác lực l−ợng lao động, hàng hố và nguồn tài ngun thiên nhiên giàu có trong khu vực. Các Hiệp định thành lập quỹ ASEAN ở mức vốn ban đầu là 6 triệu đô la Mỹ để thực hiện các ch−ơng trình hợp tác về chiến l−ợc kinh tế của khối, tích cực tham gia vào diễn đàn kinh tế châu á - Thái Bình D−ơng, Tổ chức Th−ơng mại thế giới. Hội nghị cho rằng cần mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học-kỹ thuật với Trung Quốc, thực hiện kinh tế, h−ớng ngoại đa dạng hoá thị tr−ờng.

Hội nghị tháng 12-1998 tại Hà Nội với chủ đề "Đồn kết và hợp tác vì một ASEAN, ổn định và phát triển đồng đều". Hội nghị bàn và ký kết một số Hiệp định: Hiệp định thành lập khu vực đầu t− ASEAN (AIA); Hiệp định vận tải đa ph−ơng thức; Hiệp định công nhận các tiêu chuẩn lẫn nhau; Hiệp định vận tải hàng hoá quá cảnh...

Câu hỏi h−ớng dẫn học tập

1. Hãy nêu khái niệm Luật kinh tế quốc tế?

2. Hãy cho biết các loại điều −ớc quốc tế về kinh tế?.

3. Hãy phân tích khái quát các nguyên tắc của Luật kinh tế quốc tế?

4. Cho biết vai trò của Hội đồng kinh tế - xã hội trong sự hợp tác kinh tế quốc tế?

5. Hãy cho biết sự hợp tác kinh tế trong tổ chức Liên minh châu Âu? 6. Hãy cho biết sự hợp tác kinh tế trong tổ chức ASEAN?

Ch−ơng XI

Một phần của tài liệu lãnh thổ quốc gia luật quốc tế (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)