Tổng kết mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lực chọn thực phẩm chay của khách hàng (Trang 64 - 117)

Chú thích:

: Các yếu tố có sự tương tác với nhau : Các yếu tố khơng có sự tương tác với nhau

Tóm tắt Chương 4

Thang đo FCQ và thang đo "Việc thực hiện" tuy cùng đo lường về việc lựa chọn thực phẩm nhưng mối liên hệ của chúng rất ít. Kết quả phân tích cho thấy chỉ có 2 nhân tố trong thang đo FCQ giải thích cho nhân tố "Sự rối loạn ăn uống" trong thang đo "Việc thực hiện". Tuy nhiên, kết quả từ việc phân tích t-test và ANOVA cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn với sự rối loạn ăn uống và có sự khác biệt trong việc cải thiện ngoại hình theo giới tính và theo các nhóm thu nhập. Đồng thời, phân tích thống kê cũng được thực hiện để xem xét thứ tự ưu tiên các yếu tố trong thang đo FCQ đối với việc lựa chọn thực phẩm chay theo các yếu tố cá nhân. Trong đó, 4 yếu tố được đánh giá cao nhất là: tôn giáo, tự nhiên, sự tiện lợi và cảm quan và tùy theo từng tiêu chí, các yếu tố này có thứ tự ưu tiên khác nhau.

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 5 sẽ tiếp tục thảo luận về các kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở Chương 4. Việc thảo luận sẽ giúp đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển kinh doanh thực phẩm chay. Những mặt hạn chế của đề tài này cũng được xem xét nhằm đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Thảo luận kết quả

5.1.1Yếu tố tơn giáo

Tơn giáo, tín ngưỡng đã hình thành ở Việt Nam từ rất lâu đời, do đó ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực, đặc biệt là văn hóa ẩm thực chay. Trong nghiên cứu này, tôn giáo (hay sự hướng dẫn tôn giáo) được cho là quan trọng nhất với những đối tượng là nam, đối tượng đang học trung học phổ thơng, người có thu nhập dưới 2 triệu hay những người lao động phổ thơng. Ngồi ra, nghiên cứu này cũng cho thấy những người có trình độ học vấn trung học phổ thông đánh giá yếu tố tôn giáo trong việc lựa chọn cao hơn những người có trình độ học vấn đại học. Việc lựa chọn thực phẩm chay do sự ảnh hưởng của tôn giáo sẽ mang lại giá trị về tinh thần. Vì vậy, việc phát triển thực phẩm chay cần chú ý đến các giá trị tinh thần kết hợp với nét đẹp tôn giáo.

5.1.2 Yếu tố sự tiện lợi

Sự tiện lợi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm chay. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi so sánh giữa các nhóm thu nhập, khi thu nhập càng tăng thì yếu tố sự tiện lợi càng được đánh giá cao trong việc lựa chọn. Điều này tương đồng với quan điểm của Furst và cộng sự (1996) khi cho rằng thời gian là nhân tố quan trọng cho sự tiện lợi. Kết quả phân tích cũng cho thấy nữ giới quan tâm đến yếu tố này khi lựa chọn thực phẩm chay hơn là nam giới.

5.1.3 Yếu tố tự nhiên

Thang đo yếu tố tự nhiên phản ánh sự quan tâm việc sử dụng các chất phụ gia, cũng như việc lựa chọn và sử dụng các thành phần tự nhiên. Trong nghiên cứu này, yếu tố tự nhiên còn bao gồm việc sản xuất sản phẩm theo phương thức thân thiện với môi trường. Yếu tố này cũng phản ánh sự nhận thức về giá trị dinh dưỡng, sức khỏe và vấn đề an toàn thực phẩm.

5.1.4 Yếu tố cảm quan

Yếu tố cảm quan liên quan đến mùi vị và hình dáng bên ngồi của thực phẩm. Đây là một trong ba yếu tố được đánh giá cao trong việc lựa chọn thực phẩm chay. Vì vậy, thực phẩm chay phải đảm bảo được hương vị, màu sắc để kích thích khẩu vị của thực khách.

5.1.5 Yếu tố sức khỏe

Yếu tố sức khỏe trong nghiên cứu này không được đánh giá cao bằng các yếu tố khác như tôn giáo, tự nhiên, sự tiện lợi và cảm quan. Tuy nhiên sự khác biệt trong thứ tự lựa chọn các yếu tố giữa nam giới và nữ giới cho thấy nữ giới quan tâm đến yếu tố này nhiều hơn nam giới. Phân tích thống kê cũng cho thấy khi học vấn càng cao, yếu tố sức khỏe được đánh giá ở vị trí hàng đầu trong sự lựa chọn.

5.1.6 Yếu tố tâm trạng

Yếu tố tâm trạng là một trong bốn yếu tố được đánh giá là ít quan trọng trong việc lựa chọn thực phẩm chay. Dù vậy, sự xuất hiện của yếu tố này cũng cho thấy tâm trạng và sự căng thẳng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm chay.

5.1.7 Yếu tố giá

Yếu tố giá không được nhận định là yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu này. Kết quả này giống với nghiên cứu về việc lựa chọn thực phẩm tại Malaysia

(Asma và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, kết quả này lại trái ngược với nghiên cứu của Steptoe và cộng sự (1995).

5.1.8 Yếu tố thân thuộc và sự quen thuộc

Yếu tố thân thuộc và yếu tố sự quen thuộc tuy là yếu tố kém quan trọng trong việc lựa chọn thực phẩm chay nhưng chúng có mối quan hệ với sự rối loạn ăn uống. Đây là một căn bệnh thường bắt gặp ở lứa tuổi thanh niên, biểu hiện bằng việc người bệnh tự ép buộc mình phải ăn hoặc từ chối ăn mà khơng căn cứ theo nhu cầu tự nhiên của cơ thể, dẫn đến những tác hại tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người có nghề nghiệp khác đánh giá cao yếu tố sự quen thuộc hơn các nhóm nghề nghiệp cịn lại.

5.2 Kiến nghị

Yếu tố tôn giáo, tự nhiên, sự tiện lợi và cảm quan được đánh giá quan trọng nhất trong việc lựa chọn thực phẩm chay. Vì thế, việc xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển và kinh doanh các sản phẩm chay cần chú ý đến việc kết hợp giữa các yếu tố. Ngoài ra, ẩm thực chay cũng cần chú ý đến sự rối loạn ăn uống và mong muốn cải thiện ngoại hình của khách hàng. Việc thay đổi thứ tự ưu tiên của các yếu tố trong các chiến lược kinh doanh có thể làm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của thực phẩm chay. Để phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp có thể tham khảo một số kiến nghị sau:

 Sự quen thuộc và thân thuộc là 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực

phẩm chay có sự rối loạn ăn uống, cho thấy việc ăn chay của khách hàng chủ yếu là do những loại thực phẩm quen thuộc đã dùng trong quá khứ tác động nhưng nếu không chú ý đến việc kết hợp các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với thể trạng của cơ thể thì sẽ dễ dẫn đến việc ăn chay không đúng cách, tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của người sử dụng. Vì thế, cơng tác tuyên truyền, tư vấn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và cách kết hợp các loại thực phẩm thường ngày sẽ thu hút được sự quan tâm

của khách hàng. Việc tổ chức các cuộc thi ẩm thực chay 3 miền, ẩm thực chay châu Á, ẩm thực chay các nước có thể thu hút sự quan tâm của nhiều người.

 Tơn giáo chân chính hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Trong đó, tơn

giáo cũng có nhiệm vụ hướng dẫn con người phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Việc ăn chay có yếu tố tôn giáo tác động sẽ gắn liền việc lựa chọn thực phẩm chay với đạo đức và đạo lý. Việc phát triển ẩm thực chay nên kết hợp với các dịp lễ hội lớn, các công tác từ thiện, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng gắn liền với thiên nhiên thì sẽ tạo được hiệu quả tích cực hơn.

 Ưu tiên phát triển thêm nhiều sản phẩm chay tiện lợi. Việc phát triển sản phẩm chay tiện lợi có thể bao gồm việc cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới. Sản phẩm chay tiện lợi có thể bao gồm các thực phẩm chế biến sẵn, trong đó bao gồm các món ăn chay thuần Việt, một số món theo phong cách ẩm thực châu Âu và châu Á. Ngồi ra, có thể phát triển thêm một số món tráng miệng và trái cây chế biến sẵn tiện lợi cho người sử dụng. Trên thị trường có nhiều sản phẩm chay giả mặn thu hút người sử dụng bởi mẫu mã, chủng loại và hương vị nhưng điều làm cho người tiêu dùng không an tâm nhất đó chính là việc sử dụng chất bảo quản, hương liệu, thành phần thực phẩm và nguồn gốc thực phẩm khơng rõ ràng. Do đó, sản phẩm chay tiện lợi cần phải có thơng tin rõ ràng, đảm bảo không sử dụng chất bảo quản và ghi rõ hạn sử dụng. Các sản phẩm chay này ngoài việc được bày bán ở chợ, siêu thị thì cũng nên được trưng bày tại các cửa hàng tiện lợi để tạo sự thuận tiện cho người sử dụng. Cùng lúc với việc phát triển các sản phẩm chay là việc cung cấp thêm nhiều thông tin và tuyên truyền về giá trị tự nhiên mà thực phẩm chay mang lại, qua đó thực phẩm chay sẽ được nhận định là tốt cho sức khỏe và rất thuận tiện cho việc chuẩn bị và nấu ăn.

 Đối với những đối tượng đánh giá cao sự tiện lợi trong việc lựa chọn thực phẩm chay thì ngồi sản phẩm chay tiện lợi, thực phẩm chay chế biến sẵn, thức ăn nhanh cũng là một phương án thu hút thực khách. Có thể nói bánh mì chay, các loại xơi khơng có thịt, gỏi cuốn chay, bánh xèo chay...là thức ăn chay nhanh của Việt Nam, vừa gần gũi, quen thuộc, vừa đậm đà hương vị nhưng cũng rất tiện lợi. Nếu thực khách thích thưởng thức các món ăn nhanh như hamburger, sandwich thì các món này cũng có thể được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người ăn chay.

 Chế biến thực phẩm chay đa dạng về màu sắc, mùi vị để kích thích khẩu vị

và sự thèm ăn của thực khách nhưng đồng thời cũng đề cao những giá trị tinh thần do thực phẩm chay mang lại. Xu hướng sử dụng thực phẩm sạch ngày nay đang được nhiều người ưa chuộng, việc chế biến thực phẩm chay bằng thực phẩm sạch sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng và giá trị tinh thần cho món ăn. Những giá trị tinh thần đó có thể là việc gìn giữ mơi trường, bảo vệ các lồi động vật và góp phần cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 Nữ giới thường quan tâm đến sức khỏe và cải thiện ngoại hình. Do đó, việc

tìm kiếm các phương thức làm đẹp, cải thiện sức khỏe bằng việc kết hợp nhiều thành phần tự nhiên trong chế biến các món ăn chay sẽ thu hút được khách hàng nữ. Ngoài việc chế biến các món ăn, chế biến các loại thức uống, các món tráng miệng từ rau, củ, quả và các lồi hoa có tác dụng làm đẹp da, giữ dáng, chống lão hóa sẽ tạo được sự ưa chuộng đối với nữ giới không chỉ hấp dẫn về mặt cảm quan mà cịn có tác dụng về mặt sức khỏe.

5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Hạn chế của đề tài này bao gồm mặt hạn chế về thời gian và chi phí. Dữ liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện chỉ đạt giá trị đại diện cho đề tài nghiên cứu. Đề tài chỉ sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu nên những so sánh, kiểm định cần thiết cho việc nghiên cứu chưa được thực hiện trọn vẹn.

Nghiên cứu chỉ thực hiện việc so sánh các tác động của các yếu tố đến quá trình lựa chọn thực phẩm chay. Vì vậy, đề tài cần thêm nhiều kỹ thuật phân tích và tìm hiểu thêm nhiều yếu tố, giá trị và các khía cạnh khác nhau ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại thực phẩm này. Ngoài ra, việc nhắm đến một phạm vi khảo sát lớn hơn hay nghiên cứu riêng về việc lựa chọn thực phẩm của học sinh, sinh viên hay những thanh niên có thu nhập cao sẽ giúp việc nghiên cứu có thêm nhiều kết quả mới. Đây cũng là hướng đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát triển ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người, đặc biệt là giới trẻ tại thành thị. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo có thể hướng theo sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đến việc lựa chọn thực phẩm chay ở khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong các yếu tố tác động đến việc lựa chọn thực phẩm chay của khách hàng tại Tp.HCM, yếu tố tôn giáo, tự nhiên, sự tiện lợi và cảm quan được đánh giá là cao nhất trong việc lựa chọn. Tuy nhiên yếu tố kiểm sốt cân nặng được cho là khơng ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm chay. Động cơ lựa chọn thực phẩm chay cũng phụ thuộc vào giới tính, trình độ học vấn và thu nhập.

Kết quả phân tích cũng cho thấy có xuất hiện của chứng rối loạn ăn uống và việc mong muốn cải thiện ngoại hình trong việc lựa chọn loại thực phẩm này mặc dù tần suất thực hiện cho việc lựa chọn này là rất ít. Việc này cũng đồng nghĩa với việc ăn chay theo thói quen, cảm tính mà không chú trọng đến thành phần dinh dưỡng của món ăn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt theo giới tính khi đánh giá yếu tố sức khỏe và sự tiện lợi, sự khác biệt khi đánh giá yếu tố tơn giáo theo trình độ học vấn và yếu tố sự quen thuộc theo nghề nghiệp. Đây cũng là những gợi ý cho các kiến nghị về việc phát triển sản phẩm chay tiện lợi, các sản phẩm chay dinh dưỡng và các hoạt động tuyên truyền nhằm thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của khách hàng trong việc tìm hiểu và thực hành ăn chay đúng cách.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Ăn chay. Truy cập tại:

<http://vi.wikipedia.org/wiki/Ăn_chay> [Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2013]

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

3. Hồng Thị Hải Yến. Khảo sát mối tương quan giữa phương pháp phân tích bằng thiết bị và phương pháp phân tích cảm quan trong phân tích độ cứng của sản phẩm bánh biscuit. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Bách Khoa. Truy cập tại: <http://giaoan.violet.vn/present/show?entry_id=6780119> [Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013]

4. Lê Thị Thanh Hà, 2012. Giá trị cảm nhận và chất lượng sống: Nghiên cứu sinh

viên đại học ngành kinh tế tại TPHCM. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

6. Trần Ngọc Thành, 2012. Ảnh hưởng sự thỏa mãn và sự tích cực trong cơng việc

đến kết quả làm việc cá nhân của người lao động tại KCX - CN Linh Trung III.

Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tiếng Anh

7. Arganini, C., Saba, A., Comitato, R., Virgili, F. & Turrini, A. 2012. Gender

Differences in Food Choice and Dietary Intake in Modern Western Societies.

Public Health - Social and Behavioral Health, Prof. Jay Maddock (Ed.), ISBN: 978-953-51-0620-3, InTech. [online] Available at:

<http://www.intechopen.com/books/public-health-social-and-behavioral- health/gender-differences-in-foodchoice-and-dietary-intake-in-modern-western- societies> [Accessed 29 June 2013]

8. Asma, A., Nawalyah, A.G., Rokiah, M.Y.& Mohd Nasir, M.T. 2010.

Comparison of Food Choice Motives between Malay Husbands and Wives in an Urban Community. Mal J Nutr 16(1): 69 - 81 [pdf] Available at:

<http://nutriweb.org.my/publications/mjn0016/Asmah(edSP)69-81.pdf> [Accessed 7 May 2013]

9. Beardsworth, A., Haslam, C., Keil, T., Goode, J. & Sherratt, E. 1999.

Contemporary Nutritional Attitudes and Practices: A Factor Analysis Approach.

Appetite, 32: 127–143 [pdf] Available at:

<http://www.researchgate.net/publication/13299388_Contemporary_nutritional _attitudes_and_practices_a_factor_analysis_approach/file/79e4150d0eee14f021. pdf> [Accessed 8 April 2013]

10. Bennett, P.D. 1995. Dictionary of Marketing Terms. Chicago: American Marketing Association.

11. Boyle, J.E. 2011. Becoming Vegetarian: The Eating Patterns and Accounts of

Newly Practicing Vegetarians. Food and Foodways, 19: 314-333

12. Clark , J.E. 1998. Taste and flavour: their importance in food choice and

acceptance. Proceedings of the Nutrition Society 57, 639–643 [pdf] Available

at:<http://blog.ub.ac.id/fawzy/files/2013/09/Taste_and_flavour_food_choice_ac

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lực chọn thực phẩm chay của khách hàng (Trang 64 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w