Giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động của các KBNN tại tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 66 - 68)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1 Giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động của các KBNN tại tỉnh Bình Thuận

Thuận

4.1.1 Giới thiệu về KBNN tỉnh Bình Thuận

Cùng với sự ra đời của hệ thống Kho bạc Nhà nước, Chi cục Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thuận Hải được thành lập từ ngày 01/4/1990, đến khi chia tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thì Chi cục KBNN Bình Thuận chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1992. Trải qua 30 năm thành lập, đội ngũ công chức KBNN Bình Thuận đã hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của ngành tài chính và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

KBNN Bình Thuận đã nỗ lực, từng bước khẳng định vị trí, vai trị của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần xây dựng hệ thống KBNN ngày càng hiện đại, hoạt động hiệu quả. Sau nhiều lần sắp xếp tổ chức bộ máy, đến nay KBNN Bình Thuận gồm các phòng nghiệp vụ và 1 KBNN thành phố, 9 KBNN huyện, thị xã trực thuộc.

Hàng năm, KBNN Bình Thuận đều có kế hoạch đào tạo, cơng chức được cử đi học đều hồn thành tốt chương trình, qua đó nâng cao chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước Bình Thuận

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

4.1.2 Tình hình thực hiện kiểm sốt NSNN của các đơn vị trong thời gian gần đây

BAN GIÁM ĐỐC

Phịng Kế tốn

Nhà nước Phòng Kiểm sốt chi

Phịng Thanh tra - Kiểm tra

Phòng Tài vụ -

Cùng với cải cách về quản lý thu NSNN, KBNN Bình Thuận đã có nhiều đổi mới trong cơng tác quản lý, kiểm sốt chi NSNN; đổi mới cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên và chi đầu tư qua KBNN. Đồng thời, thực hiện cơ chế “một cửa” và cam kết chi của NSNN. Qua đó, góp phần rút ngắn thời gian kiểm soát chi NSNN, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật kỷ cương tài chính; đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch trong cơng tác kiểm sốt chi NSNN và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư và đơn vị sử dụng ngân sách.

Bảng 4.1: Cân đối thu, chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng chi cân đối

ngân sách 3.768.650 4.188.987 4.705.626 420.337 11 516.639 12,33 Tổng thu cân đối

ngân sách 5.344.200 5.524.590 5.752.053 180.390 3 227.463 4,12 Chênh lệch dự toán

thu/ chi NSNN 1.575.550 1.335.603 1.046.427 -239.947 -15 -289.176 -21,65

(Nguồn: tác giả tổng hợp theo cơng khai NSNN tại tỉnh Bình Thuận)

Như vậy, qua các năm ta thấy chi NSNN tại tỉnh luôn dưới mức thu ngân sách, do đó, đảm bảo cân đối ngân sách tại địa phương không xảy ra bội chi, thâm hụt ngân sách nhà nước.

4.2 Kết quả thống kê mô tả

Tác giả tiến hành khảo sát bằng cách gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng khảo sát được chọn. Số bảng khảo sát mà tác giả gửi đi là 270 bảng đến các lãnh đạo, các bộ nhân viên, chuyên viên làm việc tại các KBNN tại tỉnh Bình Thuận. Kết quả tác giả thu được khoảng 260 phản hồi. Sau quá trình nhập kết quả phản hồi vào Excel tác giả tiến hành sắp xếp, lọc và làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những bảng câu hỏi không hợp lệ như: có một hoặc nhiều câu hỏi trong bảng

khảo sát không được trả lời, chức vụ và công việc của người tham gia khảo sát không phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu, phát hiện có các dấu hiệu cho thấy các câu hỏi trả lời không trung thực hoặc không hợp lý. Sau khi làm sạch dữ liệu, tác giả đã loại 9 bảng câu hỏi khơng đạt u cầu và cịn lại 251 bảng trả lời đạt yêu cầu. Tác giả tiến hành chuyển dữ liệu vào phần mềm SPSS để tiến hàng phân tích. Bảng dưới là kết quả khảo sát.

Về thống kê mẫu nghiên cứu, kết quả thống kê cho thấy, trong tổng số 251 đối tượng khảo sát thì nhóm đối tượng là nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 71,71% tương ứng 180/251 đối tượng. Tiếp theo về thâm niên cơng tác thì nhóm đối tượng có thâm niên trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 51%, kế đến là nhóm đối tượng có thâm niên từ 2 năm đến 5 năm chiếm tỷ lệ 33,47% và cuối cùng là nhóm đối tượng có thâm niên dưới 2 năm chiếm tỷ lệ 15,53%.

Bảng 4.2: Kết quả thống kê mẫu khảo sát

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ

Thống kê bảng khảo sát hợp lệ

Số lượng bảng câu hỏi gửi đi 270 100%

Số lượng bảng câu hỏi nhận về 260 96,30%

Số lượng bảng câu hỏi hợp lệ 251 92,96%

Chức vụ

Quản lý cấp cao (Giám đốc, phó giám đốc) 27 10,76

Quản lý cấp trung (Trưởng, phó phịng ban chức năng) 44 17,53 Nhân viên (chuyên viên, giao dịch viên,…) 180 71,71

Thâm niên công tác

Dưới 2 năm 39 15,53

Từ 2 năm đến 5 năm 84 33,47

Trên 5 năm 128 51

(Nguồn: theo kết quả nghiên cứu của tác giả)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)