Mơ hình UTAUT

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 45 - 66)

(Nguồn: Venkatesh và cộng sự, 2003)

Lý thuyết này được đưa vào nghiên cứu nhằm giải thích cho sự tác động của các điều kiện hỗ trợ như sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư vấn, công tác đào tạo huấn luyện nhân viên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của các đơn vị.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phầm mềm TABMIS tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước đơn vị Kho bạc Nhà nước

2.4.1 Sự hỗ trợ của nhà quản lý

Nhà quản lý là những người tham gia vào hoạt động quản lý trong một tổ chức, như thủ trưởng, trưởng các bộ phận, phòng ban. Vai trò của nhà quản trị đối

với HTTTKT đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu trước đây (Thong & ctg 1996; Thong, 2001). Theo Yap & ctg (1992) có hai lý do giải thích cho sự ảnh hưởng của yếu tố hỗ trợ của nhà quản lý đến việc thực hiện HTTTKT trong đó có việc sử dụng phần mềm kế toán. Đầu tiên, các nhà quản lý cấp cao là người hiểu nhất về hoạt động của đơn vị và hiểu việc cần thiết trong việc kết nối sử dụng phần mềm kế toán với chiến lược, mục tiêu hoạt động của đơn vị mình; thứ hai, sử dụng phần mềm kế tốn địi hỏi phải đầu tư phần mềm và các phần cứng tương ứng và có ảnh hưởng trên tồn đơn vị nên cần phải có sự xét duyệt, đồng ý và hỗ trợ của nhà quản lý trong thực hiện lựa chọn phần mềm, sử dụng phần mềm phù hợp với đặc thù, từ đó đảm bảo hiệu quả sử dụng phần mềm. Kết quả nghiên cứu của Komala (2012) cũng cho kết quả rằng sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao là một yếu tố quyết định thành công hay thất bại khi phát triển và thực hiện hệ thống thơng tin nói chung và phần mềm kế tốn nói riêng.

Ngồi ra, sự hỗ trợ của nhà quản lý cũng thể hiện ở thái độ tích cực của họ đối với chất lượng TTKT, thơng qua việc khuyến khích sự tham gia và phát triển thái độ tích cực của nhân viên đối với việc tổ chức và vận hành HTTTKT, cũng như sử dụng phần mềm kế toán phù hợp từ đó kết xuất các thơng tin, báo cáo kế toán đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin, cũng như đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện HTTTKT (Thong & ctg 1996).

Thêm vào đó, sự am hiểu của nhà quản lý cấp cao về kế tốn cũng đóng vai trị tích cực trong việc lựa chọn phầm mềm và sử dụng phần mềm hiệu quả (Ismail 2009, Komala 2012). Khi nhà quản lý nhận thức được tầm quan trọng của phần mềm kế tốn trong hệ thống thơng tin kế tốn nói chung cũng như chất lượng TTKT đầu ra cần được cung cấp nói riêng thì họ sẽ có cách thức để u cầu sử dụng phần mềm kế toán một cách hiệu quả hay áp dụng, trang bị thiết bị phần cứng tương thích với phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định của mình (Hussin & ctg 2002). Đồng thời nhà quản lý cũng sẽ là người trực tiếp tham gia vào việc ban hành các chính sách liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong HTTTKT như phân quyền truy cập, chỉnh sửa các nội dung theo các phần hành của

phần mềm kế toán nhằm đảm bảo TTKT đạt chất lượng, an tồn, bảo mật thơng tin, khi đó, nếu nhà quản lý có sự hiểu biết về kế tốn thì các chính sách ban hành sẽ hiệu quả hơn. Từ những phân tích trên cho thấy nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của các đơn vị.

Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Sự hỗ trợ của nhà quản lý có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu

quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2.4.2 Sự hỗ trợ của nhà tư vấn

Nhà tư vấn đóng vai trị quan trọng trong giai đoạn phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống. Họ cung cấp các bài giảng, tổ chức các lớp đào tạo người sử dụng hệ thống TABMIS trong giai đoạn chuyển đổi. Sau khi hệ thống TABMIS hoạt động, các nhà tư vấn vẫn tiếp tục đưa ra các chiến lược, đề án nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống TABMIS.

Một yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả của việc triển khai AIS là sự tham gia của các chuyên gia AIS bên ngoài bao gồm các nhà cung cấp và tư vấn (Igbaria et al., 1997; Thong, 1999; 2001; de Guinea et al., 2005). Nguyễn Bích Liên (2012) đã nghiên cứu thì nhà cung cấp, tư vấn triển khai là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập và duy trì hệ thống ERP chất lượng. Nhà tư vấn có năng lực giúp đơn vị tăng khả năng sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán, sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán đem lại thơng tin chất lượng, hữu ích. Ifinedo và Nahar (2006) cũng cho rằng người sử dụng sẽ được lợi nhiều hơn nếu phần mềm kế toán của họ được các chuyên gia có kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn và triển khai, tuy nhiên, tác giả này cũng cho rằng có 1 vài đơn vị xét đến yếu tố chi phí bỏ ra mà bỏ qua vấn đề về kinh nghiệm của nhà tư vấn dẫn đến việc triển khai phần mềm khơng đạt hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, việc xem xét yếu tố kinh nghiệm và chương trình triển khai của các nhà tư vấn nhiều năm kinh nghiệm cũng như am hiểu lĩnh vực hoạt động của đơn vị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của đơn vị.

Như vậy sự hỗ trợ của nhà tư vấn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của đơn vị.

Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H2: Sự hỗ trợ của nhà tư vấn có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu

quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2.4.3 Quy trình xử lý hệ thống

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2017) thì quy trình xử lý hệ thống TABMIS thể hiện ở các nội dung như phần mềm TABMIS cho phép tìm kiếm thời gian và phân hệ đã truy cập, sử dụng phần mềm TABMIS kiểm soát được quá trình nhập liệu (nhắc nhở kiểm soát nhập liệu, tạo một số nội dung tự động trong quá trình nhập liệu), phần mềm TABMIS có giao diện thuận tiện sử dụng, phần mềm TABMIS dễ dàng nâng cấp khi có sự thay đổi về chính sách quản lý NSNN hay phương pháp kế tốn, phần mềm TABMIS có sự ổn định khi sử dụng, phần mềm TABMIS tích hợp tốt với các chương trình ứng dụng khác như TTSP, TCS, LNH, LKB, AN-QP) ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS.

Theo Nguyễn Phương Huyền (2017) thì quá trình vận hành, khai thác hệ thống ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS, theo đó, trong q trình sử dụng TABMIS cần thực hiện quy định kết hợp tổ hợp tài khoản phục vụ việc nhập dự toán; cấp, quản lý và sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS và thực hiện các hoạt động thiết lập thông tin, dữ liệu để đảm bảo vận hành hệ thống theo phân quyền, cũng như phối hợp chặt chẽ với đơn vị thuộc KBNN và các đơn vị trên địa bàn có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống.

Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H3: Quy trình xử lý hệ thống có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu

quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2.4.4 Chính sách quản lý hệ thống

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của chính sách quản lý hệ thống đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2017) các chính sách quản lý hệ thống của TABMIS ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS thể hiện ở các nội dung như phân chia trách nhiệm đầy đủ, và có bảng mơ tả cơng việc rõ ràng cho từng cá nhân, vị trí cơng việc; Password để truy cập hệ thống TABMIS và truy cập dữ liệu, KBNN có chính sách và kế hoạch phản ứng kịp với thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN và có chính sách ứng phó với phản ứng xấu của nhân viên. Nguyễn Phương Huyền (2017) cho rằng việc tiếp tục nghiên cứu, xác định những thay đổi của Luật Kế tốn và Luật NSNN năm 2015, phân tích thực trạng chế độ kế tốn nhà nước áp dụng cho TABMIS (ưu điểm, hạn chế) là cần thiết thực hiện nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống TABMIS trong quản lý NSNN hiện nay.

Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H4: Chính sách quản lý hệ thống có ảnh hưởng cùng chiều đến

hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2.4.5 Chất lượng dữ liệu

Chất lượng dữ liệu là một khái niệm đa chiều vì dữ liệu là đa chiều có liên quan đến các cơng việc như quản lý dữ liệu, mơ hình hóa và phân tích, kiểm sốt chất lượng và đảm bảo, lưu trữ và trình bày (Chapman, 2005). Hiệu quả sử dụng phần mềm kế tốn được đo lường bởi quy trình tạo lập thơng tin dựa vào chất lượng dữ liệu đầu vào, chất lượng xử lý dữ liệu và chất lượng thông tin đầu ra (Sacer và công sự, 2006). Nếu dữ liệu đầu vào không đáp ứng được chất lượng ở mức có thể chấp nhận thì quá trình xử lý thông tin thông qua phần mềm kế toán cũng khơng góp phần mang lại hiệu quả do khơng thể tạo ra thơng tin kế tốn chất lượng.

Chất lượng dữ liệu đầu thể hiện ở chất lượng của chứng từ gốc, chứng từ gốc là đầu mối để cung cấp thông tin chi tiết cho hệ thống thông tin đầu vào ngay cả khi thực hiện công việc bằng thủ cơng hay kế tốn máy trong đó có sử dụng phần mềm

kế tốn, do đó, chất lượng dữ liệu quyết định hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán của đơn vị. Việc tổ chức ghi nhận dữ liệu đầu vào địi hỏi phải phân tích kỹ để tránh trường hợp ghi nhận thông tin quá thừa hoặc quá thiếu, giảm chất lượng dữ liệu, từ đó dẫn đến nguy cơ là cung cấp thơng tin đầu ra cho các đối tượng sử dụng khơng hữu ích, kém chất lượng. Do đó, chất liệu dữ liệu được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế tốn.

Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H5: Chất lượng dữ liệu có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả sử

dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

2.4.6 Công tác đào tạo huấn luyện

Tác giả Vickland, S., & Nieuwenhuijs, I. (2005) đối với các phần mềm phức tạp với hệ thống công nghệ và kỹ thuật hiện đại, các phần mềm này tích hợp rất nhiều phân hệ, sự tích hợp các phân hệ (model) này chính là vấn đề gây ra sự phức tạp của hệ thống. Vì vậy, cơng tác đào tạo huấn luyện là cần thiết được thực hiện, xem xét trước khi đưa phần mềm này vào sử dụng chính thức. Thử nghiệm là giai đoạn đầu của việc sử dụng số liệu thực trên phần mềm kế tốn, trong q trình này người sử dụng sẽ đề xuất các nội dung cần sửa chữa, thay đổi cho phù hợp, và giai đoạn kết thúc khi người dùng chấp nhận và phần mềm sẽ được đưa vào sử dụng chính thức. Nguyễn Bích Liên (2012) việc áp dụng phần mềm kế toán mới cần được đào tạo từ các chuyên gia, trong đó chú trọng xây dựng tài liệu đào tạo phù hợp với đặc thù của đơn vị.

Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H6: Cơng tác đào tạo huấn luyện có ảnh hưởng cùng chiều đến

hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương này tác giả trình bày về tổng quan cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. Cụ thể, trước hết tác giả trình bày lý thuyết về hệ thống thơng tin, hệ thống thơng tin quản lý, và vai trị của hệ thống thơng tin. Tiếp đó, nghiên cứu trình bày lý thuyết về phần mềm TABMIS, như khái niệm, đặc điểm, hiệu quả sử dụng, tiếp đó tác giả trình bày lý thuyết nền dùng cho nghiên cứu. Cuối cùng, nghiên cứu này trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm gồm sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư vấn; chất lượng dữ liệu; quy trình xử lý hệ thống; công tác đào tạo huấn luyện.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thể hiện như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu luận văn

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Xác định vấn đề cần nghiên cứu

“Tổng quan các nghiên cứu quốc tế và trong nước liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu định tính

“Xây dựng mơ hình nghiên cứu, thang đo chính thức, và bảng câu hỏi

Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu

Nhận xét về kết quả nghiên cứu từ đó đề ra các kiến nghị

Các bước nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài, từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.

Bước 2: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngồi nước từ đó xác định lỗ hổng nghiên cứu và hướng đi cho đề tài.

Bước 3: Tổng hợp các cơ sở lý thuyết và các lý thuyết nền có liên quan nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu nháp cho luận văn.

Bước 4: Tiến hành nghiên cứu định tính phỏng vấn các chuyên gia về mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và thang đo cho các biến nghiên cứu trong mơ hình này.

Bước 5: Dựa vào kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả xác định được mơ hình, thang đo nghiên cứu chính thức cho đề tài. Từ đó lập bảng câu hỏi khảo sát để phục vụ cho việc khảo sát thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho bước tiếp theo.

Bước 6: Sau khi bảng khảo sát đã hoàn chỉnh, tác giả tiến hành khảo sát và phân tích các dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS gồm các bước như thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy bội.

Bước 7: Từ kết quả phân tích được, tác giả sẽ tiến hành nhận xét, bàn luận và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

3.2 Mơ hình, giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Căn cứ vào kết quả của các nghiên cứu trước tác giả xác định Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dưới đây là bảng tổng hợp các nhân tố và mơ hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố

Nhân tố Nghiên cứu

Sự hỗ trợ của nhà quản lý Hashim, A., & Allan, B. (2007) Sự hỗ trợ của nhà tư vấn Hashim, A., & Allan, B. (2007) Quy trình xử lý hệ thống Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013)

Phạm Thị Hồng Nhung (2017) Chính sách quản lý hệ thống Phạm Thị Hồng Nhung (2017) Chất lượng dữ liệu Phạm Thị Hồng Nhung (2017)

Công tác đào tạo huấn luyện

Vickland, S., & Nieuwenhuijs, I. (2005) Kimwele, J. M. (2011)

Yeboah, E., Owusu Kwateng, K., & Oppong, C.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 45 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)