Nhận xét và khe hổng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 26 - 39)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu

Nghiên cứu về hệ thống thông tin, phần mềm quản lý ngân sách của các đơn vị công lập và của Kho bạc Nhà nước được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm thực hiện, qua nghiên cứu, các đề tài này góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin, phần mềm quản lý ngân sách của các đơn vị công lập và của Kho bạc Nhà nước, các nhân tố và thang đo đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hệ phần mềm quản lý ngân sách của các đơn vị công lập và của Kho bạc Nhà nước cũng như thực trạng áp dụng hệ thống thông tin, phần mềm quản lý ngân sách của các đơn vị công lập và của Kho bạc Nhà nước ở một số đơn vị.

Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp các nghiên cứu trước trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài như sau:

Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả

NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1 Vickland, S., & Nieuwenhuijs, I. (2005)

Critical success factors for modernising public financial management information systems in Bosnia and Herzegovina

Xác định yếu tố góp phần thực hiện thành công hệ thống thông tin quản lý tài chính cơng

Nghiên cứu định

tính

Thực hiện các giải pháp tích hợp, cách tiếp cận “Big Bang”; quản lý dự án chặt chẽ, mở rộng đào tạo, sử dụng những nhân viên ưu tú, quản lý cấp cao am hiểu hệ thống mới, áp dụng chiến lược từ trên xuống.

2 Hashim, A., & Allan, B. (2007)

Information Systems for Government Fiscal Management Xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin trong việc quản lý

Nghiên cứu định

tính

Các nhân tố bao gồm: Cam kết của chính phủ và hỗ trợ của nhà quản lý; Các kỹ năng và năng lực của tổ chức, đội dự án, nhà tư vấn; Sự hợp tác của các cơ quan;

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả tài chính của chính phủ Quản trị hệ thống và dữ liệu; Kế hoạch dự án tiêu chuẩn; Hỗ trợ công nghệ; Chính sách quản lý sự thay đổi.

3 Kimwele, J. M. (2011).

Factors affecting effective implementation of intergrated financial management information systems (IFMIS) in government ministries in Kenya Xác định các yếu tố cản trở việc triển khai hiệu quả Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính Tích hợp trong khu vực công Kenya Nghiên cứu định tính và định lượng

Việc sử dụng hiệu quả hệ thống bị ảnh hưởng bởi: sự kháng cự của nhân viên, sự hỗ trợ quản lý còn thiếu và ban lãnh đạo cao nhất không truyền cảm hứng cho người dùng. Năng lực và kiến thức kỹ thuật thấp do không được đào tạo và triển khai hệ thống một cách vội vã.

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả Owusu Kwateng, K., & Oppong, C. (2014) accounting practices in Ghanaian public institutions xét ảnh hưởng của ICT đối với hoạt động kế toán trong các cơ sở cơng lập ở Ghana. cứu định tính về CNTT, chi phí của phần mềm kế tốn và bảo mật dữ liệu là một thách thức lớn đối với việc áp dụng ICT. Bên cạnh đó, các đơn vị cơng lập cần được hỗ trợ trong việc đào tạo nhân viên liên tục và nâng cấp phần mềm thường xuyên 5 Michael, O., Oyewale, F., & Oladosu, B. (2017) Effects Of Integrated Financial Management Information System on Performance of Public Sector In Nigeria

Phân tích hiệu quả của IFMIS đối với hoạt động của khu vực công ở Nigeria.

Đây là một hệ thống ngân sách và kế toán dựa trên CNTT được thiết kế để hỗ trợ các cơ quan chính phủ về cách lập kế hoạch các yêu cầu ngân sách, chi tiêu ngân sách, quản lý và báo cáo về

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả

các hoạt động tài chính của họ và cung cấp các dịch vụ cho công chúng một cách hiệu quả, hiệu quả và tiết kiệm hơn.

6 Yaokumah, W., & Biney, E. (2020) Integrated financial management information system project implementation in Ghana government ministries. Xác định các yếu tố cản trở việc triển khai thành công dự án IFMIS ở Ghana Nghiên cứu định tính và định lượng

Việc thiếu năng lực CNTT và hỗ trợ của nhà quản lý hàng đầu là những yếu tố chính cần thiết để triển khai thành công IFMIS.

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1 Trần Thị Hồng Thi (2010)

Nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế tốn tại Phương pháp nghiên cứu định tính Mơ tả thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chất lượng sử dụng phần mềm kế toán tại đơn vị này.

2 Nguyễn Văn Hóa (2012)

Hồn thiện cơng tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng trong điều kiện sử dụng phần mềm TABMIS Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn tại KBNN Đà Nẵng trong điều kiện sử dụng phần mềm TABMIS Phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả đã phân tích thực trạng cơng tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng khi đã thực hiện triển khai ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin quản lý TABMIS. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về hệ thống TABMIS, các phân hệ chính, các quy trình trên TABMIS. Đồng thời tác giả cũng đã nghiên cứu về kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại KBNN Đà Nẵng, đã

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả đưa ra các bằng chứng về số liệu thu, chi NSNN để nội dung phân tích được rõ hơn. Thông qua thực trạng đó tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức cơng tác kế tốn tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng.

3 Phạm Thị Ngọc Ly (2016)

Hiệu quả ứng dụng phần mềm kế toán trong điều kiện tin học hóa

Đánh giá hiệu quả ứng dụng phần mềm kế toán trong điều kiện tin học hóa

Phương pháp nghiên cứu

định tính

Phân tích những ưu điểm, hạn chế của các loại phần mềm trên thị trường hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện đối với đơn vị cung cấp phần mềm, nhà tư vấn, tổ chức ứng dụng phần mềm

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả 4 Nguyễn Phương Huyền (2017) Hệ thống TABMIS: Công cụ quản lý ngân sách nhà nước hữu hiệu

Nghiên cứu về hệ thống TABMIS Phương pháp nghiên cứu định tính

Trình bày những lợi ích từ triển khai hệ thống TABMIS, đề xuất các hướng hoàn thiện TABMIS hơn nữa trong thời gian tới. 5 Phạm Thị Hồng

Nhung (2017)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến tính hữu hiệu của TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và thực hiện kiểm định hồi quy bội, kết quả nghiên cứu xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả Chí Minh gồm: Tầm nhìn cam kết, sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo; Năng lực và hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai và đội dự án; Sự huấn luyện và sự tham gia của đội ngũ nhân viên; Chất lượng dữ liệu, thiết bị và cơ sở hạ tầng; Quy trình xử lý, chất lượng phần mềm TABMIS; Chính sách quản lý hệ thống TABMIS; Môi trường kiểm tra, giám sát.

6 Phan Thanh

Huyền, Nguyễn

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả

Phương pháp

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố, gồm: Chất lượng

STT Tác giả Tên nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả Thị Mỹ Ân (2020)

toán tại các doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh sử dụng phần mềm kế toán nghiên cứu định tính và định lượng

thơng tin; Năng lực quản lý; Chất lượng phần mềm và Chất lượng phần cứng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế tốn tại các doanh nghiệp. Từ đó, các tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi sử dụng phần mềm kế toán và cung cấp thông tin kịp thời, tin cậy cho người sử dụng.

Đối với các nghiên cứu nước ngoài, với mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để giải quyết mục tiêu nghiên cứu như phương pháp định tính, phương pháp định lượng. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, một số nghiên cứu đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý tài chính cơng nói chung và đối với quản lý NSNN nói riêng.

Đối với các nghiên cứu trong nước, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, một số nghiên cứu đã hệ thống cơ sở lý thuyết về phần mềm TABMIS, phân tích thực trạng, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng phần mềm tại các đơn vị; Tiếp đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, một số nghiên cứu cũng đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán tại các đơn vị.

Kết quả của các nghiên cứu trong nước và nước ngoài là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất mơ hình và thang đo nghiên cứu, tuy nhiên, về lý thuyết, Otley (1980) cho rằng trong các trường hợp khác nhau, thì phải áp dụng các giải pháp khác nhau trong giải quyết vấn đề, điều này được giải thích là do phụ thuộc vào các yếu tố ngữ cảnh hoặc hoàn cảnh của từng đơn vị cụ thể (Scott, 1987), do vậy, việc áp dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả đã khảo lược mà không tiến hành kiểm định lại trong điều kiện đặc thù của đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này - các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là khơng phù hợp. Thông qua việc tìm hiểu và tổng hợp các nghiên cứu trong nước và các nghiên cứu nước ngoài, tác giả xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận dự kiến gồm: Sự hỗ trợ của nhà quản lý; Sự hỗ trợ của nhà tư vấn; Quy trình xử lý hệ thống; Chính sách quản lý hệ thống; Chất lượng dữ liệu; Công tác đào tạo huấn luyện. Tuy nhiên mỗi quốc gia, địa phương, đơn vị khác nhau có đặc điểm khác nhau nên mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước cũng có thể khác nhau. Vì vậy khi sử dụng các nhân tố kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu đã nêu để đánh giá tác động cần xem xét và vận dụng các nhân tố phù hợp với

từng đơn vị nghiên cứu. Từ thực tiễn, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là một vấn đề cần thiết và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy tác giả chọn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận làm đề tài nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, tác giả đã trình bày tổng quát các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phần mềm trên thế giới và Việt Nam nói chung và đặc biệt là đối với phần mềm TABMIS ở các đơn vị Kho bạc nói riêng, qua đó, có thể thấy trên thế giới nhiều nhà nghiên cứu đã làm về đề tài rất nhiều nhưng vẫn ít có đề tài nghiên cứu cho các đơn vị Kho bạc Nhà nước. Ở Việt Nam số lượng các nghiên cứu về vấn đề này rất ít và ít có nghiên cứu tập trung vào các đơn vị Kho bạc Nhà nước. Qua các nhận xét về các nghiên cứu trước tác giả xác định khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu cho các chương sau.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)