Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 85 - 89)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.5 Phân tích hồi quy đa biến

4.5.8 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Với những kết quả thu được từ những phần trên, tác giả nhận thấy các biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa đều dương cho thấy tất cả các nhân tố: Sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư vấn, quy trình xử lý hệ thống, chính sách quản lý hệ thống, chất lượng dữ liệu, công tác đào tạo huấn luyện đều có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều này dẫn đến kết luận cả 6 giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận.

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Giả thiết Giả thiết Kết quả kiểm định H 1

“Sự hỗ trợ của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

2

“Sự hỗ trợ của nhà tư vấn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận

H 3

“Quy trình xử lý hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

4

“Chính sách quản lý hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

5

“Chất lượng dữ liệu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

6

“Cơng tác đào tạo huấn luyện có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận

“(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả)”

4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Sự hỗ trợ của nhà quản lý” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Hashim, A., & Allan, B. (2007). Thực tế thì để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế tốn thì lãnh đạo đơn vị phải hỗ trợ cung cấp hiệu quả tất cả các thiết bị cần thiết để triển khai phần mềm TABMIS như máy tính, kết nối internet,… đồng thời thiết lập các chính sách, thành viên tham gia sử dụng phần mềm, đồng thời có phương án để hoàn thiện và nâng cấp phần mềm cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và sự thay đổi của hệ thống pháp lý liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Sự hỗ trợ của nhà tư vấn” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Hashim, A., & Allan, B. (2007). Trên thực tế, sự hỗ trợ của các nhà tư vấn đóng vai trị quan trọng việc triển khai áp dụng TABMIS tại các đơn vị Kho bạc cấp tỉnh, cấp huyện nói chung và tại tỉnh Bình Thuận nói riêng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm này. Trong đó vai trị của nhà tư vấn thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm và am hiểu về phần mềm TABMIS, về lĩnh vực quản lý NSNN và hoạt động KBNN, cũng như thiết kế các chương trình tập huấn, huấn luyện phù hợp với người sử dụng phần mềm TABMIS tại các đơn vị Kho bạc tại tỉnh Bình Thuận.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Quy trình xử lý hệ thống” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013); Phạm Thị Hồng Nhung (2017). Trên thực tế, hiệu quả của phần mềm TABMIS trong quản lý NSNN thể hiện ở việc phần mềm có thể kiểm sốt được q trình nhập liệu, có giao diện thuận tiện sử dụng, đồng thời tích hợp tốt với các chương trình ứng dụng khác như: TTSP, TCS, LNH, LKB, AN-QP.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Chính sách quản lý hệ thống” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2017). Trên thực tế, để đảm bảo hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS thì đơn vị KBNN Bình Thuận cần đảm bảo thiết kế và áp dụng các chính sách quản lý HTTTKT tại Kho bạc nói chung và phần mềm kế tốn nói riêng như phân chia các phân hệ trên phần mềm cho các nhân viên theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, sử dụng Password để truy cập hệ thống TABMIS và truy cập dữ liệu, đồng thời có chính sách và kế hoạch phản ứng kịp với thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN, cũng như đối phó với các hành vi vi phạm chính sách quản lý hệ thống của nhân viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Chất lượng dữ liệu” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2017). Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi dữ liệu đảm bảo chất lượng qua q trình xử lý của phần mềm góp phần tạo nên chất lượng thơng tin kế tốn cung cấp, do đó, khi chất lượng dữ liệu kém, quá trình xử lý của phần mềm cũng cho ra thông tin kém chất lượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Cơng tác đào tạo huấn luyện” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên

cứu của Vickland, S., & Nieuwenhuijs, I. (2005); Kimwele, J. M. (2011); Yeboah, E., Owusu Kwateng, K., & Oppong, C. (2014). Con người là chủ thể sử dụng hệ thống, do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm cần xây dựng kế hoạch, nội dung, và thực hiện công tác đào tạo huấn luyện một cách bài bản, khoa học cho giao dịch viên, nhân viên kế toán tại các đơn vị KBNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

“Trong chương 4 này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị kiểm định. Thơng qua phân tích nhân tố khám phá cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện và các thang đo đảm bảo tính phân biệt và hội tụ. Kết quả về hệ số hồi quy được trình bày và mơ hình hồi quy chính thức cho đề tài cũng được hình thành. Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu: Sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư vấn, quy trình xử lý hệ thống, chính sách quản lý hệ thống, chất lượng dữ liệu, công tác đào tạo huấn luyện đều có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trong đó nhân tố có sự ảnh hưởng lớn nhất đó là nhân tố cơng tác đào tạo huấn luyện. Trong chương tiếp theo sẽ trình bày phần kết luận và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng như những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)