Thị phân tán phần dư chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 83 - 136)

“(Nguồn: theo kết quả nghiên cứu của tác giả)”

Tác giả sử dụng kết quả đồ thị phân tán điểm của phần dư chuẩn hóa nhằm xem xét mối quan hệ của phần dư và giá trị biến phụ thuộc. Nếu như biến phụ thuộc thay đổi mà giá trị của phần dư khơng thay đổi thì điều đó có nghĩa là khơng xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kết xuất từ SPSS cho thấy, giá trị của phần

dư chuẩn hóa phân tán ngẫu nhiên xung quanh tung độ 0, vì vậy có thể kết luận là khơng có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi (xem hình 4.2).

4.5.6 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình – ANOVA

Theo kết quả hồi quy đa biến cho giá trị Sig = 0.00 nhỏ hơn 0.01 điều này cho thấy mức độ tin cậy của mơ hình là 99%. Mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thực tế và các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

Bảng 4.19: Kết quả phân tích ANOVA Mơ Hình Tổng bình Mơ Hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. Hồi Quy 8.536 6 1.423 79.113 .000b Phần Dư 4.388 244 .018 Tổng 12.923 250

“(Nguồn: theo kết quả nghiên cứu của tác giả)”

4.5.7 Kết quả hồi quy

Từ kết quả của bảng 4.20 ta có mơ hình hồi quy chuẩn hóa như sau:

HQSDPM = 0.244NQL + 0.201NTV + 0.188XLHT + 0.119QLHT + 0.274CLDL + 0.468ĐTHL

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy nêu trên được giải thích như sau: Trong khi các nhân tố khác không đổi, nếu biến độc lập “NQL” tăng 1 đơn vị thì khi đó biến phụ thuộc “HQSDPM” sẽ tăng 0.244 đơn vị. Tương tự như các biến còn lại.

Khi biến độc lập “NTV” tăng 1 đơn vị thì khi đó biến phụ thuộc “HQSDPM” sẽ tăng 0.201 đơn vị.

Khi biến độc lập “XLHT” tăng 1 đơn vị thì khi đó biến phụ thuộc “HQSDPM” sẽ tăng 0.188 đơn vị.

Khi biến độc lập “QLHT” tăng 1 đơn vị thì khi đó biến phụ thuộc “HQSDPM” sẽ tăng 0.119 đơn vị.

Khi biến độc lập “CLDL” tăng 1 đơn vị thì khi đó biến phụ thuộc “HQSDPM” sẽ tăng 0.274 đơn vị.

Khi biến độc lâp “ĐTHL” tăng 1 đơn vị thì khi đó biến phụ thuộc “HQSDPM” sẽ tăng 0.468 đơn vị.

Dưới đây là bảng xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập

Bảng 4.20: Mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc

Nhân tố Hệ số hồi quy Mức độ tác động

ĐTHL Công tác đào tạo huấn luyện 0.468 31.33%

CLDL Chất lượng dữ liệu 0.274 18.34%

NQL Sự hỗ trợ của nhà quản lý 0.244 16.33%

NTV Sự hỗ trợ của nhà tư vấn 0.201 13.45%

XLHT Quy trình xử lý hệ thống 0.188 12.58%

QLHT Chính sách quản lý hệ thống 0.119 7.97%

“(Nguồn: theo kết quả nghiên cứu của tác giả)

4.5.8 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Với những kết quả thu được từ những phần trên, tác giả nhận thấy các biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa đều dương cho thấy tất cả các nhân tố: Sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư vấn, quy trình xử lý hệ thống, chính sách quản lý hệ thống, chất lượng dữ liệu, công tác đào tạo huấn luyện đều có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Điều này dẫn đến kết luận cả 6 giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận.

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu Giả thiết Giả thiết Kết quả kiểm định H 1

“Sự hỗ trợ của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

2

“Sự hỗ trợ của nhà tư vấn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận

H 3

“Quy trình xử lý hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

4

“Chính sách quản lý hệ thống có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

5

“Chất lượng dữ liệu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận H

6

“Cơng tác đào tạo huấn luyện có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Chấp Nhận

“(Nguồn: kết quả nghiên cứu của tác giả)”

4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Sự hỗ trợ của nhà quản lý” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Hashim, A., & Allan, B. (2007). Thực tế thì để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm kế tốn thì lãnh đạo đơn vị phải hỗ trợ cung cấp hiệu quả tất cả các thiết bị cần thiết để triển khai phần mềm TABMIS như máy tính, kết nối internet,… đồng thời thiết lập các chính sách, thành viên tham gia sử dụng phần mềm, đồng thời có phương án để hoàn thiện và nâng cấp phần mềm cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và sự thay đổi của hệ thống pháp lý liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Sự hỗ trợ của nhà tư vấn” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Hashim, A., & Allan, B. (2007). Trên thực tế, sự hỗ trợ của các nhà tư vấn đóng vai trị quan trọng việc triển khai áp dụng TABMIS tại các đơn vị Kho bạc cấp tỉnh, cấp huyện nói chung và tại tỉnh Bình Thuận nói riêng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm này. Trong đó vai trị của nhà tư vấn thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm và am hiểu về phần mềm TABMIS, về lĩnh vực quản lý NSNN và hoạt động KBNN, cũng như thiết kế các chương trình tập huấn, huấn luyện phù hợp với người sử dụng phần mềm TABMIS tại các đơn vị Kho bạc tại tỉnh Bình Thuận.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Quy trình xử lý hệ thống” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013); Phạm Thị Hồng Nhung (2017). Trên thực tế, hiệu quả của phần mềm TABMIS trong quản lý NSNN thể hiện ở việc phần mềm có thể kiểm sốt được q trình nhập liệu, có giao diện thuận tiện sử dụng, đồng thời tích hợp tốt với các chương trình ứng dụng khác như: TTSP, TCS, LNH, LKB, AN-QP.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Chính sách quản lý hệ thống” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2017). Trên thực tế, để đảm bảo hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS thì đơn vị KBNN Bình Thuận cần đảm bảo thiết kế và áp dụng các chính sách quản lý HTTTKT tại Kho bạc nói chung và phần mềm kế tốn nói riêng như phân chia các phân hệ trên phần mềm cho các nhân viên theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, sử dụng Password để truy cập hệ thống TABMIS và truy cập dữ liệu, đồng thời có chính sách và kế hoạch phản ứng kịp với thay đổi quy định Nhà nước về quản lý NSNN, cũng như đối phó với các hành vi vi phạm chính sách quản lý hệ thống của nhân viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Chất lượng dữ liệu” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung (2017). Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi dữ liệu đảm bảo chất lượng qua q trình xử lý của phần mềm góp phần tạo nên chất lượng thơng tin kế tốn cung cấp, do đó, khi chất lượng dữ liệu kém, quá trình xử lý của phần mềm cũng cho ra thông tin kém chất lượng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Cơng tác đào tạo huấn luyện” có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với nghiên

cứu của Vickland, S., & Nieuwenhuijs, I. (2005); Kimwele, J. M. (2011); Yeboah, E., Owusu Kwateng, K., & Oppong, C. (2014). Con người là chủ thể sử dụng hệ thống, do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm cần xây dựng kế hoạch, nội dung, và thực hiện công tác đào tạo huấn luyện một cách bài bản, khoa học cho giao dịch viên, nhân viên kế toán tại các đơn vị KBNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

“Trong chương 4 này tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị kiểm định. Thơng qua phân tích nhân tố khám phá cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện và các thang đo đảm bảo tính phân biệt và hội tụ. Kết quả về hệ số hồi quy được trình bày và mơ hình hồi quy chính thức cho đề tài cũng được hình thành. Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu: Sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà tư vấn, quy trình xử lý hệ thống, chính sách quản lý hệ thống, chất lượng dữ liệu, công tác đào tạo huấn luyện đều có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trong đó nhân tố có sự ảnh hưởng lớn nhất đó là nhân tố cơng tác đào tạo huấn luyện. Trong chương tiếp theo sẽ trình bày phần kết luận và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng như những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Kết quả tác giả đã xác định được 6 nhân tố có mức độ tác động từ cao đến

thấp như sau: công tác đào tạo huấn luyện; chất lượng dữ liệu; sự hỗ trợ của nhà quản lý; sự hỗ trợ của nhà tư vấn; quy trình xử lý hệ thống; chính sách quản lý hệ thống. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Bằng việc sử dụng phương pháp hỗn hợp tác giả tiến hành trình tự nghiên cứu qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu, tác giả dùng phương pháp định tính tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước và xem xét các lý thuyết nền có liên quan kết hợp với phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng phần mềm quản lý tại các đơn vị cơng lập nói chung và phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước nói riêng. Từ đó, hình thành nên mơ hình nghiên cứu nháp và thang đo nghiên cứu nháp cho đề tài.

Kết thúc giai đoạn này, tác giả đã hoàn thành được mục tiêu thứ nhất và câu hỏi đầu tiên đó là xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Đến giai đoạn thứ hai, khi đã có được mơ hình nghiên cứu thì tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các đối tượng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu định lượng, tiếp đó, dữ liệu được xử lý bởi phần mềm SPSS với các kỹ thuật như kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định mơ hình hồi quy bội. Kết quả nghiên cứu xác định được trong 6 nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thì nhân tố cơng tác đào tạo huấn luyện có mức tác động mạnh nhất và nhân tố chính sách quản lý hệ thống có mức tác động yếu nhất đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đồng thời mức độ giải thích của biến độc

lập đối với sự biến thiên của biến phụ thuộc hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 65,2%.

Kết thúc giai đoạn này, tác giả đã trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai và cũng như hoàn thành mục tiêu thứ hai đã đề ra về đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nội dung tóm tắt kết quả nghiên cứu về mức độ tác động của các nhân tố độc lập đến biến phụ thuộc được thể hiện ở bảng bên dưới:

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc

Nhân tố Hệ số hồi quy Mức độ tác động

Công tác đào tạo huấn luyện 0.468 31.33%

Chất lượng dữ liệu 0.274 18.34%

Sự hỗ trợ của nhà quản lý 0.244 16.33%

Sự hỗ trợ của nhà tư vấn 0.201 13.45%

Quy trình xử lý hệ thống 0.188 12.58%

Chính sách quản lý hệ thống 0.119 7.97%

(Nguồn: theo kết quả nghiên cứu của tác giả)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị đến từng nhân tố theo mức độ tác động giảm dần của chúng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Công tác đào tạo huấn luyện

Để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm TABMIS, tác giả đề xuất rằng, cần nâng cao công tác đào tạo huấn luyện về TABMIS, cụ thể như, cần trang bị kỹ năng tin học, nghiệp vụ trước khi tham gia các khóa đào tạo sử dụng hệ thống TABMIS. Tiếp đó, các đơn vị Kho bạc Bình Thuận có thể cử cán bộ chủ chốt, cán bộ là người sử dụng chính tham gia các tổ triển khai của trung ương để hỗ trợ và học hỏi bổ sung kinh nghiệm, kỹ năng và chuẩn bị cho triển khai, áp dụng TABMIS tại đơn vị mình, từ đó, kết hợp giữa kiến thức tập huấn và thực tế tại đơn vị KBNN đang công tác tiến hành xác định và định hướng xử lý các đặc điểm riêng của địa phương.

KBNN Việt Nam tăng cường tổ chức tập huấn về TABMIS, các đơn vị Kho bạc địa phương nói chung và KBNN tại tỉnh Bình Thuận nói riêng bố trí người tham dự tập huấn chuyên môn về các nội dung như thanh toán liên kho bạc trong điều kiện vận hành TABMIS, tập huấn cập nhật các thay đổi trong cơ chế, chính sách, quy trình liên quan đến cơng tác kiểm soát chi tại các đơn vị KBNN. Đây cũng là để các đơn vị Kho bạc địa phương có cơ hội để chia sẻ, trao đổi các vướng mắc và được các đơn vị chuyên môn của KBNN giải đáp về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ và các ứng dụng. Bố trí chuyên gia là các giảng viên của Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính và Phịng Hỗ trợ Cơng nghệ thông tin – Cục Công nghệ thông tin – Kho bạc Nhà nước đến hướng dẫn, tập huấn cập nhật sử dụng các chức năng quản trị hệ thống, quản lý mẫu báo cáo, quản lý hệ thống các danh mục của phần mềm báo cáo thống kê tài chính; nhập dữ liệu, tổng hợp và khai

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phần mềm tabmis tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 83 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)