Thống kê mô tả mẫu 2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 98)

STT Thông tin mẫu Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Cấp độ áp dụng PMS Cấp độ công ty 18 10 Cấp độ phòng ban 51 28 Cấp độ cá nhân 116 63 Tổng 185 100 2 Tần suất đánh giá PMS Hằng ngày 4 2 Hằng tháng 80 43 Hằng quý 20 11 Hằng tuần 67 36 Hằng 6 tháng 8 4 Hằng năm 6 3 Tổng 185 100

STT Thông tin mẫu Số ý kiến Tỷ lệ %

3 Hệ thống CNTT

Phần mềm quản lý tổng thể DN (ví dụ như hệ thống hoạch định nguồn lực DN - ERP...)

56 30 Các phần mềm riêng lẻ (ví dụ phần mềm kế tốn, phần mềm quản lý nhân sự...) 115 62 Các ứng dụng CNTT tự xây dựng. 14 8 Tổng 185 100

4 Khó khăn, trở ngại khi áp dụng PMS

Có quá nhiều KPI 47 21

Cơng ty khơng có chiến lược rõ ràng 42 19

Các cấp quản lý không coi việc triển khai PMS là công việc ưu tiên

27 12

Cơng ty khơng có văn hóa đo lường 26 12

Cơng ty khơng nhận thấy lợi ích khi áp dụng PMS 19 9 Công ty quá coi trọng kết quả áp dụng PMS mà không

quan tâm đến quá trình thay đổi trong tổ chức

14 6

Thiếu sự cam kết từ lãnh đạo 15 7

PMS khơng được duy trì sau khi tổ chức có sự thay đổi 12 5

Phong cách quản lý khơng phù hợp 9 4

Có sự phản đối từ CBNV trong tổ chức khi áp dụng PMS 8 4

Tổng 219 100

3.2. Kiểm định các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các doanh

nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Để kiểm định các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN, tác giả thực hiện kiểm định giá trị của biến nhằm rút trích các biến quan sát tương ứng với từng yếu tố và kiểm định độ tin cậy của thang đo để kiểm tra xem thang đo có phù hợp với các biến độc lập hoặc biến phụ thuộc hay không.

3.2.1. Kết quả kiểm định giá trị của biến

Phần này sẽ kiểm định giá trị của biến, tức là kiểm định sự hội tụ của các thang đo của các nhân tố. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng. Giá trị factor of loading (hệ số tải nhân tố) thể hiện mức độ tương quan giữa các nhân tố chính được rút trích với từng biến quan sát, nên giá trị factor of loading của từng biến quan sát đối với từng nhân tố được rút trích cần lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm bảo mức tương quan giữa các biến quan sát với nhân tố được rút trích, những biến quan sát nào có giá trị factor of loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi phân tích để đảm bảo ý nghĩa giải thích của các nhân tố.

Kết quả trong bảng 3.5 cho thấy với 31 tiêu chí đánh giá các thang đo về PMS có thể rút trích được 6 nhân tố chính.

Các giá trị factor of loading của 31 tiêu chí đưa vào phân tích EFA nằm trong khoảng từ 0,629 đến 0,971 (đều lớn hơn 0,5), thỏa mãn điều kiện để thực hiện các kiểm định tiếp theo. Bảng 3.5: Ma trận nhân tố xoay Nhân tố Thành phần 1 2 3 4 5 6 DCTC3 0,971 DCQT3 0,892 DCTC2 0,874 DCHP4 0,873 DCQT4 0,872 DCHP2 0,853 DCQT2 0,829 DCKH1 0,802 DCHP1 0,799 DCKH3 0,783 DCQT1 0,728 DCTC1 0,712 DCKH2 0,706

Nhân tố Thành phần 1 2 3 4 5 6 DCHP3 0,633 DCKH4 0,629 TD3 0,909 TD2 0,856 TD4 0,823 TD1 0,717 LI2 0,909 LI1 0,909 LI3 0,858 DT3 0,926 DT1 0,915 DT2 0,761 NV2 0,859 NV3 0,828 NV1 0,823 LD2 0,850 LD1 0,684 LD3 0,616

3.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được tác giả đánh giá cho từng nhóm biến quan sát của từng yếu tố khác nhau.

Giá trị Cronbach’s Alpha của biến tổng thể lớn hơn 0,6 được đánh giá là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang thực hiện đo lường là mới, hoặc là mới với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu mới, khi giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên thì thang đo lường đó là tốt, từ 0,7 – 0,8 là sử dụng được.

Các bảng dưới đây cho thấy các giá trị Cronbach’s Alpha đều lớn hơn giá trị yêu cầu là 0,6. Thêm vào đó hầu hết các giá trị về Cronbach’s Alpha if items deleted đều

thấp hơn giá trị Cronbach’s Alpha và Corrected Item – Total Correlation đều lớn hơn 0,3. Do đó, thang đo trong nghiên cứu này có độ tin cậy cao.

a. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường”

Với thang đo của biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường”, giá trị Cronbach’s Alpha là 0,962 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,711 đến 0,844, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,962, vì vậy, không cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo của biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường” sẽ bao gồm 15 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số

đo lường”

Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường Cronbach's Alpha: 0,962 Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Doanh thu 0,783 0,959

Lợi nhuận 0,818 0,959

Lợi nhuận trên vốn đầu tư 0,844 0,958

Tỉ lệ giao hàng thành công 0,777 0,959

Số KH mới 0,752 0,960

Số khiếu nại của KH 0,778 0,959

Mức độ hài lòng của KH 0,711 0,961

Tỉ lệ hao hụt 0,767 0,960

Tỉ lệ sản phẩm đạt chất lượng 0,715 0,961

Tỉ lệ khai thác công suất 0,831 0,958

Năng suất lao động 0,798 0,959

Số sản phẩm mới được tung 0,750 0,960

Số sáng kiến cải tiến được áp dụng 0,813 0,959

Mức độ hài lòng của nhân viên 0,710 0,961

b. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Quyết tâm của lãnh đạo”

Với thang đo của biến “Quyết tâm của lãnh đạo”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,693 lớn hơn 0,6. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,488 đến 0,514, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,693, vì vậy, khơng cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo cho biến “Quyết tâm của lãnh đạo” sẽ bao gồm 3 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Quyết tâm của lãnh đạo” Quyết tâm của lãnh đạo

Cronbach's Alpha: 0,693 Corrected Item- Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Lãnh đạo cấp cao cung cấp nguồn lực

phù hợp để hỗ trợ PMS 0,514 0,592

Lãnh đạo cấp cao truyền thông hiệu quả

về những ủng hộ của họ đối với PMS 0,521 0,583 Lãnh đạo cấp cao thực hiện những

quyền hạn của họ để hỗ trợ PMS 0,488 0,626

c. Đánh giá độ tin cậy của biến “Đào tạo về PMS”

Với thang đo của biến “Đào tạo về PMS”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,854 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,666 đến 0,859, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,854, vì vậy, khơng cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Thang đo của biến “Đào tạo về PMS” sẽ gồm 3 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Đào tạo về PMS”

Đào tạo về PMS

Cronbach's Alpha: 0,854 Corrected Item- Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Các chương trình đào tạo được thực hiện đủ để người lao động hiểu được hệ thống đo lường kết quả hoạt động

0,666 0,850

Các chương trình đào tạo được thực hiện để phát triển hệ thống đo lường kết quả hoạt động

0,672 0,856

Các chương trình đào tạo được thực hiện để thực thi hệ thống đo lường kết quả hoạt động

0,859 0,667

d. Đánh giá độ tin cậy của biến “Sự tham gia của nhân viên”

Với thang đo của biến “Sự tham gia của nhân viên”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,852 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,683 đến 0,746, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,852, vì vậy, không cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo cho biến “Sự tham gia của nhân viên” sẽ bao gồm 3 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Sự tham gia của nhân viên” Sự tham gia của nhân viên

Cronbach's Alpha: 0,852 Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Nhân viên được tham gia thiết kế hệ

thống đo lường kết quả hoạt động 0,683 0,830

Nhân viên được tham gia lựa chọn các

thước đo 0,746 0,770

Nhân viên được tham gia thảo luận,

e. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích”

Với thang đo của biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,894 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,740 đến 0,891, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,894, vì vậy, khơng cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo cho biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích” sẽ bao gồm 3 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Sự gắn kết thành tích với lợi ích” Sự gắn kết thành tích với lợi ích

Cronbach's Alpha: 0,894 Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Thành tích được gắn với lợi ích tài

chính (lương, thưởng...) 0,891 0,762

Thành tích được gắn với lợi ích phi

tài chính (khen ngợi, biểu dương...) 0,740 0,896 Thành tích được gắn với sự phát

triển nghề nghiệp trong tương lai 0,750 0,882

f. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Thái độ của người lao động với PMS”

Với thang đo của biến “Thái độ của người lao động với PMS”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,865 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,649 đến 0,833, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,865, vì vậy, khơng cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo của biến “Thái độ của người lao động với PMS” sẽ bao gồm 4 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Thái độ của người lao động với PMS Thái độ của người lao động với PMS

Cronbach's Alpha: 0,865 Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Tôi thấy PMS là tốt 0,649 0,856

Tôi thấy PMS là tuyệt vời 0,680 0,842

Tôi thấy PMS là hữu dụng 0,833 0,776

Tôi thấy PMS là giá trị 0,706 0,831

g. Đánh giá độ tin cậy của thang đo cho biến “Việc áp dụng PMS”

Với thang đo của biến “Việc áp dụng PMS”, khi chạy SPSS, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha là 0,878 lớn hơn 0,7. Như vậy, có thể nói rằng thang đo là phù hợp để đo lường. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoảng từ 0,457 đến 0,695, lớn hơn 0,3, nên các biến quan sát có thể được giữ lại để đo lường. Hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0,878, vì vậy, không cần loại bỏ biến nào để thang đo đo lường tốt hơn. Như vậy, thang đo của biến “Việc áp dụng PMS” sẽ bao gồm 10 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12: Độ tin cậy của thang đo cho biến “Việc áp dụng PMS” Việc áp dụng PMS

Cronbach's Alpha: 0,878 Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Thực thi chiến lược 0,558 0,870

Đạt được mục tiêu 0,621 0,866

Phát triển văn hóa hướng đến kết quả 0,646 0,864

Đánh giá chính xác DN 0,558 0,870

Cung cấp thông tin phản hồi hữu ích về KQHĐ

cho người lao động 0,695 0,859

Gắn kết kết quả của cá nhân với kết quả của tổ chức 0,623 0,865 Đảm bảo nhân viên cam kết với mục tiêu của tổ chức 0,457 0,877 Phát triển kỹ năng và kiến thức của cá nhân 0,609 0,866 Đề cập đến những mối quan tâm của nhân viên 0,622 0,865

3.3. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với việc áp dụng PMS và kết quả kiểm định giả thuyết và kết quả kiểm định giả thuyết

Kiểm định hệ số tương quan được thực hiện để xem xét mối tương quan giữa các biến trong mơ hình, lượng hóa mức độ chặt chẽ mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong mơ hình cũng như phát hiện các bất thường để thực hiện kiểm định các bước tiếp theo. Theo kết quả trong bảng 3.13 dưới đây thì giá trị hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0 đến 0,8, do đó mối quan hệ giữa các biến có ý nghĩa và hầu như khơng có dấu hiệu bất thường, có thể tiếp tục sử dụng những thống kê khác để kiểm định mối quan hệ này

Bảng 3.13: Ma trận hệ số tương quan Correlationsa DC LD DT NV LI TD AD DC Pearson Correlation 1 ,474** ,272** ,211** ,444** ,130 ,476** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,002 ,000 ,054 ,000 LD Pearson Correlation ,474** 1 ,321** ,344** ,324** ,171* ,512** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,011 ,000 DT Pearson Correlation ,272** ,321** 1 ,291** ,064 ,206** ,534** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,344 ,002 ,000 NV Pearson Correlation ,211** ,344** ,291** 1 ,097 ,440** ,481** Sig. (2-tailed) ,002 ,000 ,000 ,151 ,000 ,000 LI Pearson Correlation ,444** ,324** ,064 ,097 1 ,176** ,413** Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,344 ,151 ,009 ,000 TD Pearson Correlation ,130 ,171* ,206** ,440** ,176** 1 ,446** Sig. (2-tailed) ,054 ,011 ,002 ,000 ,009 ,000 AD Pearson Correlation ,476** ,512** ,534** ,481** ,413** ,446** 1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). a. Listwise N=219

3.4. Phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS

Để phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN, tác giả thực hiện: (1) phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ nhân quả giữa 6 biến độc lập và biến phụ thuộc; (2) kiểm định các giả thuyết nghiên

cứu; (3) kiểm tra xem có hay khơng sự khác biệt về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc giữa các nhóm nghiên cứu khác nhau.

Kết quả phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy được sử dụng để xác định mối quan hệ nhân quả giữa 06 biến độc lập và biến phụ thuộc “Việc áp dụng PMS” tại các DNSX. Mơ hình hồi quy sẽ chỉ ra những biến độc lập nào tác đông tới biến phụ thuộc và những biến độc lập nào không

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)