Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết được thể hiện trong bảng 3.16 sau:
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết Giả Giả
thuyết Nội dung Giá trị Sig Kết quả
H1 Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam
,007 Chấp nhận
H2 Quyết tâm của lãnh đạo có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam
,002 Chấp nhận
H3 Đào tạo về PMS có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam
,000 Chấp nhận H4 Sự tham gia của nhân viên có tác động thuận
chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam
,000 Chấp nhận
H5 Sự gắn kết thành tích với lợi ích có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam
,000 Chấp nhận
H6 Thái độ của người lao động đối với PMS có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại Việt Nam
,000 Chấp nhận
Giả thuyết H1 phát biểu là “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường có tác động
thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN”. KQNC cho thấy mối quan
hệ giữa mức độ đa chiều của các chỉ số đo lường và việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN có giá trị Beta là 0,144 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,007 (<0,05). Với kết quả này thì giả thuyết được chấp nhận. Mối quan hệ này là rất chặt chẽ thể hiện qua giá trị của Beta.
KQNC chỉ ra mức độ tác động của yếu tố “Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường” tác động thuận chiều với biến độc lập “Việc áp dụng PMS” với giá trị Beta là
0,144 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,007. Kết quả này nhất quán với kết quả từ các nghiên cứu trước đây.
Giả thuyết H2 phát biểu là “Quyết tâm của lãnh đạo có tác động thuận chiều đến
việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN”. KQNC cho thấy mối quan hệ giữa quyết
tâm của lãnh đạo và việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN có giá trị Beta là 0,168 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,002 (<0,005). Với kết quả này thì giả thuyết được chấp nhận. Mối quan hệ này là rất chặt chẽ thể hiện qua giá trị của Beta.
Giả thuyết H3 phát biểu là “Đào tạo về PMS có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN”. KQNC cho thấy mối quan hệ giữa mức
độ đào tạo của người lao động về PMS và việc áp dụng PMS có giá trị Beta là 0,331 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000. Với kết quả này thì giả thuyết được chấp nhận. Khi nhân viên được đào tạo để hiểu và có nhận thức về tính hữu dụng cũng như cách thức sử dụng thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho quá trình áp dụng PMS trong thực tế DN.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS thì yếu tố “Đào tạo về PMS” có tác động lớn nhất với giá trị Beta là 0,331. Điều này phần nào cho thấy đối với các DNSX tại VN thì PMS là một khái niệm mới và công tác đào tạo để trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng PMS cho người lao động có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc triển khai áp dụng thành công.
Giả thuyết H4 phát biểu là “Sự tham gia của nhân viên có tác động thuận chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN”. KQNC cho thấy mối quan
hệ giữa sự tham gia của nhân viên và việc áp dụng PMS có giá trị Beta là 0,182 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000 (<0,05). Với kết quả này thì giả thuyết được chấp nhận. Trong DN, khi nhân viên được tham gia vào việc thiết kế và lựa chọn các thước đo cho mình, đồng thời được tham gia giải thích KQHĐ thì mức độ cam kết của họ trong việc thực hiện sẽ cao hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với KQNC của tác giả tuy mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau do điều kiện, mơi trường nghiên cứu có thể khác nhau.
Giả thuyết H5 phát biểu là “Sự gắn kết thành tích với lợi ích có tác động thuận
chiều đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN”. Kết quả phân tích cho thấy mối
là 0,218 với mức ý nghĩa thống kê là Sig = 0,000. Với kết quả này thì giả thuyết được chấp nhận
Giả thuyết H6 phát biểu là “Thái độ của người lao động có tác động thuận chiều
đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN”. Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ
giữa thái độ của người lao động đối với việc áp dụng PMS có giá trị Beta là 0,212 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0,000. Với kết quả này thì giả thuyết được chấp nhận. Khi nhân viên có thái độ tích cực với PMS thể hiện ở chỗ khi nhân viên thấy PMS là tốt, là hữu dụng, là khả thi thì việc áp dụng PMS đối với họ sẽ hiệu quả. Mối liên hệ giữa yếu tố thái độ của người lao động với việc áp dụng PMS trong nghiên cứu này nhất quán với các nghiên cứu trước đây, một lần nữa khẳng định vai trò của người lao động trong việc áp dụng các cơng cụ quản trị nói chung và PMS nói riêng.
Kết quả kiểm định ANOVA
Kiểm định ANOVA được thực hiện với mục đích là kiểm tra xem có hay khơng sự khác biệt về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc giữa các nhóm nghiên cứu. Q trình này được thực hiện theo hai bước là kiểm định Lavene phương sai đồng nhất và kiểm định ANOVA phương sai một yếu tố.
Việc phân loại các nhóm nghiên cứu để đưa vào kiểm định ANOVA dựa trên các nghiên cứu trước đây và nghiên cứu định tính của tác giả, cụ thể là quy mô DN về lao động, quy mô DN về vốn, hình thức sở hữu và ngành SX.
Phân tích ANOVA một yếu tố được thực hiện cho từng nhóm nghiên cứu, kết quả phân tích thể hiện trong các bảng dưới đây.
a.Kiểm định mối quan hệ giữa “Quy mô lao động” và biến “Việc áp dụng PMS”
Kết quả kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm quy mơ lao động khác nhau cho kết quả sig = 0,390 > 0,05. Như vậy, có thể khẳng định rằng phương sai giữa các biến Việc áp dụng PMS theo các nhóm quy mơ lao động là khơng khác nhau.
Theo kết quả kiểm định ANOVA, sig. = 0,310 > 0,05, như vậy, có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê của việc áp dụng PMS trong DNSX theo các nhóm quy mơ lao động.
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định ANOVA khi phân nhóm DNSX theo quy mơ lao động
Kiểm định Levene phương sai đồng nhất
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1,049 5 213 ,390
Kiểm định ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 1,313 5 ,263 1,201 ,310
Within Groups 46,598 213 ,219
Total 47,912 218
b.Kiểm định mối quan hệ giữa “Quy mô vốn” và biến “Việc áp dụng PMS”
Kết quả kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm quy mơ vốn khác nhau cho kết quả sig = 0,486 > 0,05. Như vậy, có thể khẳng định rằng phương sai giữa các biến Việc áp dụng PMS theo các nhóm quy mơ vốn là không khác nhau.
Theo kết quả kiểm định ANOVA, sig. = 0,548 > 0,05, có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê của việc áp dụng PMS trong DNSX theo các nhóm quy mơ vốn của DN.
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định ANOVA khi phân nhóm DNSX theo quy mô vốn
Kiểm định Levene phương sai đồng nhất
Levene Statistic df1 df2 Sig.
,724 2 214 ,486
Kiểm định ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups ,267 2 ,133 ,604 ,548
Within Groups 47,291 214 ,221
c. Kiểm định mối quan hệ giữa “Ngành SX” và biến “Việc áp dụng PMS”
Kết quả kiểm định Levene phương sai đồng nhất cho các nhóm ngành SX khác nhau cho kết quả sig = 0,754> 0,05, từ đó có thể khẳng định rằng phương sai giữa các biến “Việc áp dụng PMS” theo các nhóm ngành SX là khơng khác nhau.
Theo kết quả kiểm định ANOVA, sig. = 0,606 > 0,05, từ đó có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê của việc áp dụng PMS trong DNSX theo các nhóm ngành SX của DN