Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 51 - 65)

năm 2013 và KQNC nhất quán với KQNC của Amy Tung và cộng sự (2011).

Bảng 1.3: Tổng hợp các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS Yếu tố Yếu tố Amy Tung và cộng sự (2011) Violeta Domanovic (2013) Rahat Munir và cộng sự (2012) Heather R. Keathley (2013) Heather R. Keathley (2016) Mức độ đa chiều của

bộ chỉ số đo lường x x x x x

Quyết tâm của

lãnh đạo x x x x

Sự tham gia của

nhân viên x x x x

Đào tạo về PMS x x x x

Sự gắn kết thành tích

với lợi ích x x x x

Thái độ của người

lao động đối với PMS x x

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tóm lại, mặc dù được thực hiện và tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau, nhưng

các nghiên cứu được đề cập ở trên có một số điểm chung khi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS, đây là những yếu tố thuộc về bối cảnh bên trong của tổ chức dưới góc nhìn của lý thuyết quản trị theo tình huống.

- Yếu tố liên quan đến cấu trúc của bộ các chỉ số đo lường: Bộ các chỉ số đo lường phải phản ánh đầy đủ mọi mặt hoạt động của DN, liên quan đến chiến lược và mục tiêu của tổ chức

- Yếu tố liên quan đến lãnh đạo: Quyết tâm của lãnh đạo đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai PMS

PMS, thái độ đối với PMS, động lực thực thi PMS

Mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố này tới việc áp dụng PMS chưa được nghiên cứu ở VN, một đất nước đang phát triển và mới tiếp cận với kiến thức quản trị hiện đại. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như đề cập trong phần tiếp theo dưới đây

1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu tại VN về PMS

Theo tìm hiểu của tác giả, nghiên cứu về PMS tại VN còn rất hạn chế. Các cơng trình nghiên cứu ít ỏi này chủ yếu tập trung vào việc thiết kế xây dựng PMS trong những tình huống cụ thể. Những nghiên cứu này có thể chia thành 2 nhóm: (1) Nhóm nghiên

cứu về việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh (HQKD) trong các DNVN; (2) Nhóm nghiên cứu về việc áp dụng BSC - Balanced Scorecard và KPI trong các DNVN

Nhóm nghiên cứu về việc hồn thiện hệ thống đánh giá kết quả kinh doanh trong các DNVN:

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải (2013): Trong nghiên

cứu“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các DN xây dựng

cơng trình giao thơng thuộc bộ giao thông vận tải”, Nguyễn Thị Thanh Hải đã tiếp cận

hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD theo BSC. Tác giả đã xây dựng BSC cho các cơng ty cơng trình giao thơng gồm các chỉ tiêu sau, các chỉ tiêu này có mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại với nhau:

- Các chỉ tiêu tài chính: ROA, ROS, ROE, ROI, Doanh thu tăng ( + ); Chi phí giảm ( - ).

- Các chỉ tiêu về KH: Số lượng hợp đồng tăng ( + ); KH hài lòng về thời gian thi cơng (+); KH hài lịng về chất lượng cơng trình (+); KH hài lịng về thái độ phục vụ (+).

- Các chỉ tiêu về quy trình nội bộ: Thời gian thi công được rút ngắn (-); Thời gian bàn giao cơng trình rút ngắn (-); Tỷ lệ sai sót kỹ thuật trong cơng trình giảm (- ); Số lượng khiếu nại về thái độ phục vụ giảm (-); Số sáng kiến cải tiến trong thi công tăng (+).

- Các chỉ tiêu về đào tạo và phát triển: Số lượng công nhân thi công được huấn luyện kỹ năng tay nghề (+); Số lượng nhân viên ký hợp đồng, quyết tốn cơng trình được giáo dục văn hóa kinh doanh (+); Tiền lương người lao động cao (+).

Từ các chỉ tiêu chính của cơng ty, tác giả đã hồn thiện được bộ chỉ tiêu cho một số phòng ban chủ chốt gồm các phòng ban và các đơn vị thi công tùy theo chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận.

Kết quả của nghiên cứu này là rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn giúp bổ sung các chỉ tiêu phi tài chính thành một bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hoàn chỉnh, cân đối thể hiện được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giúp cho các DN xây dựng cơng trình giao thơng tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế ở số lượng DN khảo sát. Tác giả chỉ thực hiện phỏng vấn sâu được 7 người trong đó bao gồm 2 giám đốc, 3 trưởng phịng và 2 kế tốn trưởng, chỉ thu được 84 phiếu khảo sát từ 41 DN thuộc 7 tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng trên tổng số 150 phiếu gửi đi. Như vậy, việc ứng dụng và nhân rộng KQNC cho toàn bộ các DN cơng trình giao thơng nói riêng và các DN xây dựng khác nói chung cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Bên cạnh nghiên cứu này, cịn có các nghiên cứu cấp độ luận án tiến sĩ của các tác giả Nguyễn Mai Hương (2008) về phân tích HQKD trong các DN khai thác khoáng sản tại VN, nghiên cứu “Hồn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các DN chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ” của tác giả Đỗ Huyền Trang (2012). Cả hai nghiên cứu này đều tập trung vào hiệu quả kinh doanh trong một lĩnh vực rất vụ thể với các chỉ tiêu tài chính ngắn hạn mà chưa chú trọng đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh dài hạn.

Nhóm nghiên cứu về việc áp dụng mơ hình BSC và KPI trong các DNVN Luận án tiến sĩ của Trần Quốc Việt (2012) với đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến

mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN”. Tác giả thực hiện

nghiên cứu trong bối cảnh BSC – Balanced Scorecard cịn rất mới ở VN, chỉ có 7% các DN đã và đang áp dụng, 36% có ý định áp dụng.

Nghiên cứu này được thực hiện trên 259 DN tại VN. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được kết hợp sử dụng. KQNC đã khẳng định được sáu yếu tố tác động đến mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN gồm “mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao”; “mức độ tập trung hóa”; “quyền lực của bộ phận tài chính”; “sự chuẩn hóa”; “truyền thông nội bộ và sự năng động của thị trường - sản phẩm”. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phát triển được bộ thang đo mới gồm 3 biến quan sát cho biến phụ thuộc “ Mức độ chấp nhận BSC trong quản trị chiến lược tại các DNVN”. Từ KQNC của mình, tác giả đã rút ra được rằng “(1) Lãnh đạo cấp cao trong

cơng ty đóng vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới nói chung và chấp nhận mơ hình BSC nói riêng; (2) Sự cân bằng về mức độ hệ thống hóa cũng như tập trung hóa quyền lực trong cơng ty tạo động lực thúc đẩy quá trình chấp nhận BSC;

(3) Truyền thông nội bộ và mức độ ảnh hưởng của bộ phận tài chính thúc đẩy q trình đổi mới, chấp nhận một mơ hình quản trị mới như BSC;(4) Khả năng ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường sẽ thúc đẩy mức độ chấp nhận ứng dụng mơ hình BSC cũng như sự đổi mới nói chung.”

Đây là một luận án có giá trị thực tiễn cao, là tài liệu tham khảo quý giá cho các DN tham khảo khi quyết định áp dụng BSC. Tuy nhiên, mặc dù BSC có ba chức năng chính, đó là đo lường KQHĐ, triển khai chiến lược và truyền thông nhưng trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Quốc Việt chỉ tập trung nghiên cứu sâu về BSC ở chức năng triển khai chiến lược. Hơn nữa, nghiên cứu này thực hiện trên tất cả các loại hình DN nên chưa chỉ ra được những yếu tố tác động cũng như khả năng áp dụng BSC như một hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong DN thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tại VN.

Nghiên cứu của Luu Trong Tuan (2012): Tác giả đã nghiên cứu về các yếu tố

gồm “văn hóa tổ chức”, “phong cách lãnh đạo”, “niềm tin” tác động đến việc áp dụng các chỉ số đo lường hoạt động theo BSC trong các bệnh viện VN. Tác giả đã thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống, quan sát và phỏng vấn sâu 38 CBNV trong bệnh viện về việc áp dụng mơ hình BSC trong 21 tháng và phát hiện ra rằng những đặc điểm liên quan đến sự thay đổi trong tổ chức về “văn hóa tổ chức”, “phong cách lãnh đạo”, “niềm tin” có tác động đến thành cơng đến việc áp dụng BSC, cụ thể như sau:

- Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đối với việc thực hiện BSC: Phong cách

lãnh đạo mà thúc đẩy việc thực hiện BSC sẽ hình thành văn hố tổ chức theo hướng đổi mới (loại hình văn hóa thị trường trong bệnh viện), cùng với mơ hình tổ chức mới để tăng cường quá trình thực hiện BSC. Phong cách lãnh đạo chuyển đổi đã biến các nhà lãnh đạo giao dịch thành những nhà lãnh đạo chuyển đổi, đặc biệt là thơng qua việc kết hợp với văn hố tổ chức mới do chính nhà lãnh đạo

- Sự ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đối việc áp dụng BSC: Văn hóa tổ chức kết

hợp với phong cách lãnh đạo chuyển đổi sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc áp dụng PMS trong tổ chức.

- Tầm quan trọng của niềm tin vào việc thực hiện BSC: Tương tự như văn hoá tổ

chức, niềm tin do lãnh đạo chuyển đổi tạo ra sẽ đẩy mạnh việc áp dụng các chỉ số đo lường hoạt động theo BSC.

Nghiên cứu này đã phát hiện ra hiệu quả tổng hợp của các yếu tố văn hoá tổ chức, lãnh đạo, và lòng tin đối với việc áp dụng BSC trong bối cảnh các bệnh viện tại VN.

Nếu BSC được áp dụng thành công, kết hợp với phong cách lãnh đạo và văn hóa đổi mới, sẽ tạo ra những lãnh đạo đổi mới. Tuy nhiên, để áp dụng được BSC thành công, bệnh viện cần phát triển văn hóa đổi mới và dịch chuyển từ văn hóa cũ sang văn hóa đổi mới này. Một khám phá rất quan trọng của nghiên cứu này là phong cách lãnh đạo của các lãnh đạo không tự thay đổi mà là do sự tác động của cả các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

Đây là một trong ít các nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng BSC trong lĩnh vực bệnh viện tại VN và được đăng tải trên tạp chí quốc tế. Nghiên cứu đã chỉ ra được ba yếu tố là phong cách lãnh đạo, văn hóa tổ chức và niềm tin vào kết quả đã ảnh hưởng đến việc áp dụng BSC thành công. Mặc dù đã đạt được những kết quả mang tính khám phá, nghiên cứu này cần được tiếp tục thực hiện trên quy mô lớn hơn để có thể nhân rộng, ứng dụng kết quả trong các bệnh viện thuộc các vùng miền khác nhau tại VN.

Tóm lại, các nghiên cứu về PMS tại VN mặc dù còn hạn chế về số lượng nhưng

đã góp phần làm phong phú thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc lựa chọn áp dụng công cụ, xây dựng và phát triển các thước đo và ứng dụng những mơ hình cụ thể của PMS như BSC, KPI vào trong bối cảnh các DN tại VN. Cho đến nay, theo hiểu biết của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào tổng hợp các yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong DNVN và mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào.

1.4.3. Khoảng trống nghiên cứu về PMS

Các nghiên cứu về PMS trên thế giới rất phong phú và đa dạng trong các tổ chức phi lợi nhuận, lợi nhuận, trong những DNSX và phi SX. Các nghiên cứu này đã khám phá PMS dưới nhiều góc độ khác nhau như thiết kế phát triển bộ chỉ số đo lường, các mơ hình PMS được triển khai áp dụng, tác động của PMS tới KQHĐ của tổ chức và yếu tố tác động tới việc áp dụng PMS. Kết quả từ các nghiên cứu này đã làm phong phú thêm lý thuyết về PMS cũng như có những đóng góp thiết thực về mặt thực tiễn để các nhà quản trị tham khảo. Tuy nhiên, còn một số khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu:

- Bộ thang đo cho hai yếu tố là “Sự tham gia của nhân viên” và “Sự gắn kết thành tích với lợi ích” chỉ có 2 mục, chưa đủ điều kiện để kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp Cronbach’s alpha

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS và mức độ tác động của các yếu tố này chưa được nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh các DNSX tại VN

- Các giải pháp trong việc áp dụng PMS được đưa ra chủ yếu là từ kinh nghiệm áp dụng của DN hoặc kinh nghiệm từ các công ty tư vấn, chưa dựa trên kết quả từ các nghiêu cứu khoa học.

PMS, công cụ quản trị hiện đại, đã được triển khai áp dụng tại các nước phát triển. Các nghiên cứu về PMS cũng được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển như Mỹ, Úc, các nước Châu Âu và có một số rất ít các nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như VN. Một trong những hướng nghiên cứu về PMS trên thế giới là nghiên cứu ứng dụng PMS theo đặc thù của từng quốc gia với đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong DN nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về các yếu tố này trong điều kiện và hoàn cảnh của các DNSX ở VN.

Tại VN, một số yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS cũng như các khó khăn trong quá trình áp dụng đã được các nhà nghiên cứu và các cơng ty tư vấn nêu ra mang tính “liệt kê”, nhằm để rút kinh nghiệm chứ chưa nghiên cứu mức độ tác động của từng yếu tố đến việc áp dụng PMS, giúp cho các nhà quản trị cân nhắc, xem xét để quá trình triển khai áp dụng được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Vì vậy, nghiên cứu yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong điều kiện đặc thù của các DNSX tại VN giúp lấp đầy khoảng trống nghiên cứu nêu trên, khơng những có ý nghĩa về mặt thực tiễn mà cịn đóng góp về mặt lý luận nhằm bổ sung và hồn thiện lý thuyết về PMS.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

PMS là một công cụ quản trị DN hiệu quả, đã ra đời từ rất sớm nhưng được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong hai thập kỷ gần đây khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các DN muốn tồn tại và phát triển được thì phải quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và phát triển hệ thống quản trị của mình.

Các nghiên cứu trên thế giới đã khám phá PMS dưới nhiều góc độ và trong nhiều bối cảnh khác nhau: trong các tổ chức công, tổ chức phi lợi nhuận và trong DN. PMS trong tổ chức công và tổ chức phi lợi nhuận có khác biệt so với PMS trong DN vì mục tiêu tối cao của tổ chức không phải là lợi nhuận mà là đưa các dịch vụ theo sứ mệnh của tổ chức tới cộng đồng. PMS trong DNSX cũng có những điểm khác biệt so với các DN phi SX do sản phẩm và cách thức tạo ra sản phẩm của hai loại hình DN này là khác nhau.

Những nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS cũng đã được thực hiện nhưng chủ yếu trong bối cảnh của các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada...Tại VN, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong DN nói chung và trong các DNSX nói riêng để giúp các nhà quản lý phát triển những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của PMS trong DN của mình. Khoảng trống về mặt lý luận mà đề tài này nhắm đến để bổ sung, hoàn thiện là nghiên cứu về yếu tố tác động đến việc áp dụng PMS trong điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của các DNSX tại VN. Theo tìm hiểu của tác giả thì nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)