Hệ số factor loading đạt yêu cầu theo cỡ mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 88 - 92)

Cỡ mẫu Hệ số Factor loading Cỡ mẫu Hệ số Factor loading

50 0,75 120 0,50 60 0,70 150 0,45 70 0,65 200 0,40 85 0.60 250 0,35 100 0.55 350 0,30 Nguồn:J.F.Hair và cộng sự (1998) 2.4.4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Phương pháp này dùng để loại bỏ các câu không phù hợp và hạn chế các câu nhiễu. Hệ số Crobach alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, khi Crobach’s alpha quá lớn (> 0,95) cho thấy có nhiều câu trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau, Hiện tượng này được gọi là trùng lắp trong đo lường.

Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả cần đo.

Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới. Thơng thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt.

2.4.4.3. Phân tích mơ hình hồi quy đa biến

Mơ hình hồi quy đa biến MVR (Multi Variate Regression) là mơ hình có nhiều biến phụ thuộc định lượng và nhiều biến độc lập định tính hoặc định lượng. Mơ hình MVR giả định là các biến phụ thuộc khơng có quan hệ với nhau. Vì vậy, MVR thực chất là tập hợp các mơ hình hồi quy bội, là mơ hình dùng để kiểm định tác động của nhiều biến độc lập định lượng vào một biến phụ thuộc định lượng.

Sau quá trình kiểm định giá trị của biến (EFA), kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) bằng cách tính trung bình cộng của các biến quan sát thuộc yếu tố tương ứng. Các yếu tố được trích trong phân tích yếu tố được sử dụng trong phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giải thuyết kèm theo. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa 5% .

Phân tích tương quan

- Kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình: giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập và giữa biến độc lập với nhau. Đồ thị phân tán cũng như cung cấp thông tin trực quan về mối tương quan giữa hai biến. Sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai đại lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ.

- Trong mơ hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Đồng thời nghiên cứu cũng xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa công tuyến.

Phân tích hồi quy đa biến

- Sau khi kết luận là hai biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mơ hình hóa mối quan hệ nhân quả của hai biến này bằng hồi quy tuyến tính.

- Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.

- Phương trình hồi quy đa biến cho mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu như sau: Y = f(x) = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + ε

Trong đó:

Y là AD: Việc áp dụng PMS

X1 là DC: Mức độ đa chiều của bộ chỉ số đo lường X2 là LD: Quyết tâm của lãnh đạo

X3 là DT: Đào tạo về PMS

X4 là NV: Sự tham gia của nhân viên X5 là LI: Sự gắn kết thành tích với lợi ích

X6 là TD: Thái độ của người lao động đối với PMS β0 là hằng số

β1, β2, β3, β4, β5, β6 là hệ số hồi quy

ε là sai số ngẫu nhiên

Kiểm định giả thuyết sử dụng phần mềm SPSS 20: - Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đa biến: R2 - Kiểm định về độ phù hợp của mơ hình

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc sử dụng PMS. Yếu tố có hệ số β càng lớn thì có thể nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn những yếu tố khác trong mơ hình nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu bao gồm quy trình nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, KQNC tình huống để kiểm định lại mơ hình nghiên cứu trong bối cảnh các DNSX tại VN, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu.

Dựa trên phân tích lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu trong đó xác định 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng PMS trong các DNSX tại VN, tương ứng với 6 giả thuyết nghiên cứu. Mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm định trong các bước tiếp theo của nghiên cứu.

Nhằm đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu phát triển từ lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả đã thực hiện nghiên cứu tình huống tại cơng ty Kinh Đơ Miền Bắc và công ty Novaco. Từ KQNC này, tác giả đã phát hiện được hai biến quan sát để bổ sung hồn thiện bộ thang đo hiện có của hai biến độc lập là “ Sự tham gia của nhân viên” và “Gắn kết kết quả với lợi ích”. Tác giả đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của hai biến này với các biến quan sát bổ sung trước khi hoàn thiện bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát thử và khảo sát chính thức

Phần nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi trực tuyến và bản giấy với phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện, tập trung vào 1.115 DNSX tại miền Bắc VN mà tác giả có khả năng tiếp cận thơng qua email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp để tăng tỉ lệ phiếu trả lời. Phương pháp phân tích số liệu cũng đã được trình bày chi tiết trong phần này.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG PMS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

TẠI VIỆT NAM

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày KQNC trên cơ sở phân tích những dữ liệu đã thu thập được, gồm các nội dung: (1) Thống kê mô tả mẫu; (2) kiểm định các yếu tác động đến việc sử dụng PMS trong các DNSX; (3) phân tích mối quan hệ của các yếu tố; (4) phân tích mức độ tác động của từng yếu tố tới việc áp dụng PMS; (5) những vấn đề đặt ra đối với các DNSX trong việc áp dụng PMS.

3.1. Thống kê mơ tả mẫu

Q trình thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi được thực hiện theo như đã trình bày ở phần trên. Tổng số phiếu gửi đi qua đường email là 3.030, số phiếu gửi bản giấy là 315, tổng số phiếu thu về là 262 phiếu, trong đó có 231 phiếu trả lời trực tuyến với sự hỗ trợ của chương trình google biểu mẫu và 31 phiếu trả lời bảng giấy, chiếm tỉ lệ 8%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống đo lường kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)