Phác đồ sử dụng trước nghiên cứu và phác đồ nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích tác dụng không mong muốn của phác đồ tdf+ 3tc+ nvpefv tại phòng khám ngoại trú bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 63 - 65)

a) Phác đồ trước khi chuyển đổi sang phác đồ nghiên cứu

Trong 385 bệnh nhân nghiên cứu, phác đồ trước khi chuyển sang phác đồ nghiên cứu được sử dụng nhiều nhất là phác đồ 1a (d4T/3TC/NVP) (18,7%), tiếp đến phác đồ 1b (d4T/3TC/EFV) là 16,4%, phác đồ 1d

(d4T/3TC/EFV) là 14,0%, phác đồ 1c (d4T/3TC/EFV) là 13,8%, một tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ 1e (TDP/3TC/NVP), 1f (TDP/3TC/EFV) ngay từ đầu là 35,8%. Bệnh nhân được theo dõi ADE của các phác đồ có chứa TDF được thực hiện sau quyết định 4139/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ban hành ngày 02/11/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” và hướng dẫn điều trị HIV/AIDS của tổ chức Y Tế thế giới (WHO) năm 2010 trong đó có nội dung chuyển đổi phác đồ bậc 1 sang các phác đồ khác không có d4T [3]. Do đó đặc điểm mẫu trong nghiên cứu này số bệnh nhân được chuyển đổi phác đồ chiếm tỷ lệ cao (64,2%).

b) Phác đồ nghiên cứu

Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ 1f (TDP/3TC/EFV) là 81,6%, phác đồ 1e (TDP/3TC/NVP) là 18,4%. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ 1f cao hơn nhiều so với phác đồ 1e. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đào Xuân Thức năm 2013 [6] tỷ lệ phác đồ 1f (50,5%), 1e (8,7%), tỷ lệ 1f/1e là 5,8.

4.1.7. Tỷ lệ bệnh nhân đổi phác đồ và lý do của các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. nghiên cứu.

Tỷ lệ bệnh nhân phải đổi phác đồ với tỷ lệ thấp 3,9%. Trong 15 bệnh nhân phải thay đổi phác đồ kể trên lý do có thể là: thất bại lâm sàng, thất bại miễn dịch, thất bại virus học…Một trong những lý do quan trọng buộc bệnh nhân phải thay đổi phác đồ đó là tác dụng không mong muốn của thuốc. Tỷ lệ đổi phác đồ này cao hơn trong nghiên cứu của Njuguna và cộng sự (2013) trên 5095 bệnh nhân bắt đầu sử dụng phác đồ điều trị ARV trong đó có 948 bệnh nhân sử dụng phác đồ điều trị ARV trong đó có TDF. Tỷ lệ chuyển phác đồ có TDF là 2,6% thấp nhất so với các phác đồ khác (phác đồ có d4T là 17,9%, phác đồ có AZT là 8,5%). Nguyên nhân tỷ lệ đổi phác đồ trong

nghiên cứu này cao hơn có lẽ do thời gian theo dõi dài hơn 18,1 tháng so với 12 tháng [38].

Số bệnh nhân phải đổi phác đồ do ADE là 8/385 bệnh nhân (2,08%) tuơng ứng với tỷ lệ 53,3%. Bệnh nhân phải đổi phác đồ do nguyên nhân khác với tỷ lệ thấp hơn thất bại lâm sàng (13,3%), thất bại virus (13,3%), thất bại miễn dịch (6,7%), do nguyên nhân khác 13,3%. Điều này có thể cho thấy, với việc sử dụng phác đồ có chứa TDF tỷ lệ bệnh nhân phải thay đổi hoặc tạm ngừng phác đồ điều trị do ADR đã giảm đi nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích tác dụng không mong muốn của phác đồ tdf+ 3tc+ nvpefv tại phòng khám ngoại trú bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 63 - 65)