Xử trí một số tác dụng không mong muốn chủ yếu của các thuốc

Một phần của tài liệu phân tích tác dụng không mong muốn của phác đồ tdf+ 3tc+ nvpefv tại phòng khám ngoại trú bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 27 - 30)

trong các phác đồ TDF+ 3TC+ NVP/EFV [4]

a) Xử trí tác dụng phụ chung các thuốc trong các phác đồ TDF+ 3TC+ NVP/EFV

Bảng 1.4. Xử trí tác dụng phụ chung các thuốc trong các phác đồ TDF+ 3TC+ NVP/EFV

Các triệu chứng Xử trí

Buồn nôn Nên uống thuốc cùng với thức ăn

Tiêu chảy Bù nước và điện giải. Có thể sử dụng loperamid

Đau đầu Dùng paracetamol. Nếu liên tục trong 2 tuần cần khám lại

Mệt mỏi Thường chỉ kéo dài 4-6 tuần, nếu lâu hơn cần thăm khám lại

Khó chịu ở bụng Nếu xuất hiện liên tục cần khám lại

Nổi mẩn nhẹ Điều trị bằng thuốc kháng histamine. Nếu nặng xem xét khả

năng có phản ứng quá mẫn với thuốc

Buồn ngủ Uống thuốc trước khi đi ngủ

Ác mộng, chóng mặt

Thường xảy ra khi uống EFV và kéo dài không quá 3 tuần

b) Xử trí tác dụng phụ thường gặp của các thuốc trong các phác đồ TDF+ 3TC+ NVP/EFV

Tác dụng phụ thường gặp của TDF, EFV

Bảng 1.5. Xử trí tác dụng phụ thường gặp

của các thuốc trong các phác đồ TDF+ 3TC+ NVP/EFV

ARV mong muốn hay gặp

TDF Độc tính với thận - Giảm liều khi có suy thận. Thay

TDF bằng AZT hoặc ABC hoặc d4T. Ảnh hưởng lên sự phát

triển xương

- Tránh sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em

EFV

Rối loạn hệ thần kinh trung ương (mất ngủ, ác mộng, chóng mặt…)

- Có thể dùng thuốc hỗ trợ. Nếu người bệnh mất ngủ nhiều do EFV, có thể chuyển EFV sang uống buổi sáng nhưng không nên sử dụng máy móc hoặc lái xe.

- Thay EFV bằng NVP hoặc TDF hoặc LPV/r.

Có thể gặp hội chứng vú to ở nam

- Thay EFV bằng NVP hoặc TDF hoặc LPV/r.

Phát ban, ngộ độc gan - Điều trị triệu chứng, sử dụng thuốc

kháng histamin hoặc corticoid tùy mức độ nghiêm trọng, theo dõi chặt chẽ diễn biễn lâm sàng và xét nghiệm ASAT, ALAT

- Mức độ 3, 4:

thay EFV bằng TDF hoặc LPV/r

Tác dụng phụ thường gặp của NVP.

Phát ban do NVP

- Thường xảy ra trong 2-8 tuần đầu điều trị.

- Theo dõi người bệnh chặt chẽ và đánh giá mức độ phát ban. Tư vấn cho

người bệnh đến tái khám ngay khi phát ban nặng lên, hoặc phát ban kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi,...

- Điều trị triệu chứng, sử dụng thuốc kháng histamin hoặc corticoid tùy mức độ nghiêm trọng, theo dõi chặt chẽ diễn biễn lâm sàng và xét nghiệm ASAT, ALAT.

- Xử trí về điều trị ARV theo mức độ phát ban như sau:

Bảng 1.6. Xử trí tác dụng không mong muốn phát ban của thuốc NVP

Mức độ Xử trí

Mức độ 1,2 Tiếp tục NVP, có thể trì hoãn việc tăng liều NVP thêm vài ngày đến khi tình trạng phát ban được cải thiện (chú ý không nên sử dụng NVP 200mg/ngày quá 3 tuần).

Mức độ 3 Ngừng ngay NVP. Tiếp tục uống 2 thuốc còn lại trong 7 ngày

sau đó thay NVP bằng EFV nếu phát ban đã cải thiện hoặc Nếu sau 7 ngày phát ban chưa cải thiện

hoàn toàn, nên ngừng tiếp 2 thuốc còn lai. Khi người bệnh hồi phục, thay NVP bằng EFV và tiếp tục dùng hai thuốc còn lại. .

Mức độ 4 Ngừng toàn bộ các thuốc, nhập viện hoặc chuyển tuyến.

Chỉ điều trị ARV lại khi người bệnh hoàn toàn hồi phục. Thay NVP bằng EFV hoặc TDF hoặc LPV/r .

Tổn thương gan do NVP

- Xét nghiệm ALAT trước khi điều trị. Xét nghiệm HBsAg và antiHCV nếu có điều kiện.

- Các biểu hiện: ALAT tăng cao, có thể kèm hoặc không kèm theo các triệu chứng lâm sàng như phát ban, sốt, khó chịu, nôn, buồn nôn, hoàng đản, đau bụng. Hay gặp nhất sau khi điều trị ARV được vài tuần đến vài tháng,

- Nguy cơ tổn thương gan cao ở phụ nữ có thai mà CD4 >250 TB/mm3, người bệnh có tăng ALAT trước điều trị, người bệnh đồng nhiễm HIV và viêm gan B hoặc C và người bệnh lao đang điều trị bằng phác đồ có rifampicin.

- Theo dõi chặt chẽ chức năng gan đối với người bệnh sử dụng NVP, đặc biệt là đối với người bệnh có yếu tố nguy cơ nói trên.

- Tuỳ theo mức độ tăng ALAT mà xử trí điều trị ARV từng trường hợp cụ thể như sau.:

Bảng 1.7. Xử trí tác dụng không mong muốn tổn thương gan do NVP

Mức độ Xử trí

Mức độ 1,2 Tiếp tục sử dụng NVP.

Theo dõi chặt chẽ ALAT 2 tuần/lần

Mức độ 3 Ngừng ngay NVP. Tiếp tục uống 2 thuốc còn lại trong 7 ngày sau đó thay NVP bằng EFV trong trường hợp có cải thiện ALAT đã cải thiện hoặc nếu như ALAT vẫn chưa cải thiện thì ngừng tiếp 2 thuốc còn lại. Chỉ điều trị lại ARV và thay NVP bằng EFV Mức độ 4 Kết hợp chặt chẽ giữa ALAT và lâm sàng để có quyết định

phù hợp. Có thể ngừng toàn bộ các thuốc, nhập viện hoặc chuyển tuyến. Tuỳ từng trường hợp có thể bắt đầu điều trị lại ARV và thay NVP bằng EFV, hoặc TDF hoặc LPV/r

Một phần của tài liệu phân tích tác dụng không mong muốn của phác đồ tdf+ 3tc+ nvpefv tại phòng khám ngoại trú bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w