Sổ kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 2 (Trang 52 - 54)

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Là phương pháp áp dụng khi ch

5.3.2.3. Sổ kế toán

Để phản ánh chi phí sản xuất dịch vụ, kế tốn tùy thuộc vào hình

thức kế tốn đơn vị áp dụng mà sử dụng các sổ kế toán bao gồm:

- Nếu áp dụng hình thức nhật ký chung, kế toán sử dụng các sổ sau: + Sổ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi phí dịch vụ phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

+ Sổ Nhật ký chi tiền: Là Nhật ký đặc biệt, dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của doanh nghiệp. Sổ được mở riêng cho chi tiền mặt, chi qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi chi tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B...). Sổ Nhật ký chi tiền được ghi hàng ngày căn cứ vào Phiếu chi (đối với Nhật ký chi tiền mặt), các chứng từ ngân hàng (đối với Nhật ký chi qua Ngân hàng). Nếu nghiệp vụ đã được

ghi vào Nhật ký chi tiền sẽ không được ghi vào Nhật ký chung. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chi tiền được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.

+ Sổ Cái các tài khoản 621, 622, 627, 154…: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ

kế tốn theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ Cái để ghi chép trong một niên độ kế toán.

Căn cứ ghi Sổ Cái hoặc là Nhật ký chung, (nếu nghiệp vụ phát sinh hàng ngày được phản ánh trên Nhật ký chung, hoặc là các Nhật ký đặc biệt (nếu nghiệp vụ phát sinh hàng ngày đã được phản ánh trên các Nhật ký đặc biệt).

+ Sổ chi tiết bao gồm:

Sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất dịch vụ chi tiết theo từng loại hình dịch vụ, từng quy trình thực hiện cung ứng dịch vụ.

Sổ chi tiết thanh toán người bán: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình cơng nợ và thanh tốn cơng nợ phải trả ở người bán. Nó được mở cho

từng khách hàng và theo dõi từng khoản nợ phải thu từ khi phát sinh cho

đến khi người mua thanh toán hết các khoản nợ.

- Nếu áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng các sổ sau:

NKCT số 7 dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 621, 622, 627. Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

NKCT số 7 gồm có các cột số thứ tự, số hiệu tài khoản ghi Nợ và các cột phản ánh số phát sinh bên Có của các TK 152, 153, 154, 214, 334, 335, 352, 611, 621, 622, 627, 631. Các dòng ngang phản ánh số phát sinh bên Nợ của các tài khoản liên quan với các tài khoản ghi Có ở các cột dọc. Cơ sở và phương pháp ghi NKCT số 7:

Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng để tổng

hợp số phát sinh bên Nợ của TK 621. Bảng kê số 4 được lập trên cơ sở số liệu của "Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ".

Cuối tháng hoặc cuối quý khoá sổ NKCT số 7 xác định tổng số phát sinh bên Có của các TK 621, 622, 627 đối ứng Nợ các tài khoản liên

quan và lấy số tổng cộng của NKCT số 7 để ghi Sổ Cái.

Các bảng kê: Bảng kê số 4 (phản ánh Nợ tài khoản 154), bảng kê số 6 (phản ánh Nợ tài khoản 335, 352) được ghi hàng ngày, căn cứ vào chứng

từ gốc. Bảng kê số 11 (phản ánh Nợ tài khoản 131) được ghi một lần vào cuối tháng trên cơ sở số liệu từ sổ chi tiết thanh toán với người mua

Sổ chi tiết: Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154, 631

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán hoạt động thương mại và dịch vụ: Phần 2 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)