- Đặc điểm nhĩ lượng sau PT
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3.3. Đối chiếu tổn thương trong mổ và CLVT, trên nội so
Trên nội soi phát hiện được 40/42 (95,23%) trường hợp mòn tường thượng nhĩ một phần hay toàn bộ. Chỉ có 2/42 (4,77%) là không phát hiện được, có thể do người khám bệnh nhân lúc vào thăm khám nội soi tai không kĩ, bỏ qua hình ảnh tổn thương ở tường thượng nhĩ. Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp hai trường hợp, đều là những bệnh nhân có tổn thương phối hợp cả màng chùng và màng căng. Một trường hợp là bệnh nhân có Viêm tai khu trú màng chùng, kết hợp lỗ thủng phần màng căng. Và hai là một bệnh nhân viêm tai dính toàn bộ. Tuy nhiên trong lúc phẫu thuật, kết hợp hình ảnh CLVT cả hai bệnh nhân đều có tổn thương tường thượng nhĩ và được tái tạo tường thượng nhĩ.
Trên cắt lớp vi tính phát hiện được 42/42 (100%) trường hợp viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ và 28/28 (100%) trường hợp có tổn thương xương con so với trong lúc phẫu thuật. Không có sự khác biệt giữa CT scan với tổn thương trong mổ. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn
Quang Tú [47] sự ăn mòn tường thượng nhĩ trên CT scan là 81,8% và ăn mòn xương con là 89,4%. Có thể do cỡ mẫu của chúng tôi bé hơn, nghiên cứu chưa bao trùm được hết mặt tổn thương. Như vậy qua hình ảnh CT scan, phẫu thuật viên có thể hình dung được bệnh tích lúc phẫu thuật như thế nào để có kế hoạch cho cuộc mổ.
4.4. KẾT QUẢ TẠO HÌNH TƯỜNG THƯỢNG NHĨ4.4.1. Triệu chứng cơ năng 4.4.1. Triệu chứng cơ năng
Sau phẫu thuật, tỷ lệ ù tai từ 83,3% giảm xuống còn 4,8%. Tỷ lệ đau tai từ 23,8% giảm xuống còn 2,4%. Điều này có thể giải thích do tạo hình tường thượng nhĩ nên đã tạo được khoảng thông khí cần thiết cho thượng nhĩ, áp lực thượng nhĩ cân bằng với áp lực phần màng căng. Hệ thống xương con rung động bình thường, không bị cản trở. Triệu chứng chảy mủ tai cũng giảm sau phẫu thuật, từ 38,08% xuống còn 2,4%, do lớp biểu bì bong ra không bị tích tụ như trước. Chỉ có một trường hợp duy nhất là chảy mủ tai tái phát, lỗ thủng góc trước trên do trong phẫu thuật, phẫu thuật viên chưa tính hết được kích thước tường thượng nhĩ và màng chùng bị tổn thương, mảnh vá không che kín được màng chùng. Sự khác biệt vẫn có ý nghĩa thống kê với p = 0,000
Tỷ lệ nghe kém giảm từ 88,09% xuống còn 59,5%. Như vậy sức nghe trước và sau phẫu thuật có sự thay đổi nhưng không có ý nghĩa thống kê với p = 0,217 (> 0,05)