- Đặc điểm nhĩ lượng sau PT
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3.2. Liên quan giữa nhĩ lượng với tổn thương xương con qua phẫu thuật
Nhĩ lượng đồ của Viêm tai tổn thương lan rộng chủ yếu có dạng cánh trái lệch âm chiếm 14/21 (66,7%), kế đến là dạng nhĩ đồ phẳng chiếm 6/21 (28,5%) và độ thông thuận thấp dưới 0,5ml. Độ thông thuận và áp lực đỉnh của viêm tai tổn thương khu trú là 0,597 ± 0,449 ml và -91,25 ± 77,15 daPa kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Khiếu Hữu Thanh [43] là 0,391± 0,3927 ml và -240,22± 61,65 daPa.
Trong viêm tai tổn thương khu trú tường thượng nhĩ thì dạng nhĩ đồ phẳng chiếm tỷ lệ 2/9 (22,3%) và nhĩ đồ cánh trái lệch âm chiếm 7/9 (44,4%). Theo Nguyễn Tấn Phong [15] nhĩ đồ dạng phẳng là đặc trưng của xẹp nhĩ giai đoạn cuối.
Độ thông thuận độ 4 giảm nhiều hơn độ 3 trong VTD khu trú thể hiện độ cứng của hệ màng nhĩ xương con lớn hơn. Điều này phù hợp với những tổn thương trong mổ là với viêm tai dính độ 4 và viêm tai dính toàn bộ, màng nhĩ dính vào các cấu trúc của thành trong hòm tai. Kết quả này cũng phù hợp với
71
nhận định của Lương Hồng Châu trong các bệnh lý viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín là độ thông thuận có ý nghĩa nhất để chẩn đoán và theo dõi bệnh [45].
Áp lực đỉnh âm là đặc trưng của hiện tượng xẹp nhĩ, viêm tai dính nhưng áp lực đỉnh thay đổi không có ý nghĩa thống kê qua các giai đoạn xẹp nhĩ. Áp lực đỉnh không thể hiện chính xác áp lực trong hòm tai mà nó còn phụ thuộc vào vị trí xẹp, dính của màng nhĩ và thể tích thông bào xương chũm.
Độ thông thuận và áp lực đỉnh không có sự khác biệt giữa viêm tai có tổn thương khu trú tường thượng nhĩ và viêm tai có tổn thương lan rộng (cả tường thượng nhĩ và xương con). Trong các trường hợp có gián đoạn xương, độ thông thuận thường cao do màng nhĩ lỏng lẻo, dễ di động. Có thể do áp lực âm của hòm nhĩ, màng nhĩ chạm hoặc dính vào hệ thống xương con nên độ cứng của màng nhĩ, xương con thay đổi không nhiều khi có tổn thương xương.