- Đặc điểm nhĩ lượng sau PT
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.2.4. Đặc điểm thính lực, nhĩ lượng của bệnh lý thượng nhĩ có tổn thương tường thượng nhĩ
có hiện tượng ăn mòn tường thượng nhĩ trong mổ. Như vậy là có sự nhất quán và tương ứng giữa hình ảnh nội soi và trong phẫu thuật, thăm khám lâm sàng có thể đánh giá được mức độ ăn mòn tường thượng nhĩ. Tuy nhiên lại không có sự tương xứng giữa việc đánh giá tổn thương xương con trên thăm khám lâm sàng và trong phẫu thuật. Trên thăm khám lâm sàng chỉ phát hiện được 2/42 (4,76%) trường hợp có gián đoạn xương con, trong khi đó trong mổ tỷ lệ này là 28/42 (66,67%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4.2.4. Đặc điểm thính lực, nhĩ lượng của bệnh lý thượng nhĩ có tổn thươngtường thượng nhĩ tường thượng nhĩ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thính lực đồ dạng nghe kém dẫn truyền chiếm tỷ lệ 30/42 (71,4%). Nghe kém hỗn hợp thiên về dẫn truyền lại chỉ chiếm 12/42 (28,6%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đinh Ngọc Tuấn [18] là 52,78% và 30,56% nhưng lại phù hợp kết quả của Đào Trung Dũng [16], Zheng [44].
ABG của Viêm tai dính khu trú thượng nhĩ là 21,27 ± 9,89 dB, Viêm tai có tổn thương lan rộng (tổn thương cả màng căng và xương con ) là 31,65 ± 6,45 dB. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,02 ( < 0,05). Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi, chức năng nghe của tai giữa ở mức xấp xỉ 30 dB, là mức nghe trung bình. Khi màng nhĩ xẹp dính vào cửa sổ tròn, vai trò bảo vệ của màng nhĩ và khoảng khí tai giữa tới rung động cửa sổ tròn mất, ABG có thể cao hơn, lên tới 40 – 50 dB.
Qua nghiên cứu 42 bệnh nhân, thu thập được 30 nhĩ đồ chúng tôi thấy hình thái nhĩ đồ nhọn, lệch âm chiếm 4/30 (13,3%), hình thái nhĩ đồ cánh trái - lệch âm chiếm phổ biến 18/30 (60%) và dạng phẳng song song với trục hoành là 8/30 (26,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,006. Kết
69
quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phong [15], Lương Hồng Châu [45] và Zheng Y [44]. Trong đó chủ yếu là hình thái nhĩ đồ lệch âm.
Độ thông thuận và áp lực đỉnh của nhĩ đồ tương ứng trong viêm tai tổn thương khu trú thượng nhĩ là 0,597 ± 0,449 ml và -91,25 ± 77,15dB. Nhóm tổn thương lan rộng bao gồm cả màng căng và xương con thì độ thông thuận và áp lực đỉnh là 0,387 ± 0,279 ml và -133,45 ± 85,57 dB. Theo Nguyễn Tấn Phong [15], nhĩ đồ có đỉnh lệch về bên âm chứng tỏ có hiện tượng tắc vòi, đỉnh tù chứng tỏ có dịch keo trong hòm nhĩ, đỉnh hạ thấp (giảm độ thông thuận) chứng tỏ có cố định chuỗi xương con. Nhĩ đồ dạng phẳng dẹt là có hiện tượng dính mằng nhĩ vào hòm tai, giảm sự di động của màng nhĩ.
Các dạng nhĩ đồ phổ biến trên đều thể hiện đầy đủ bản chất của bệnh lý thượng nhĩ, khi áp lực âm do hiện tượng tắc vòi tai đóng vai trò chính làm màng nhĩ xẹp và dính vào hòm nhĩ, dính vào chỏm xương búa, khớp búa đe, khớp đe đạp, ụ nhô, làm cố định hệ thống màng nhĩ xương con