Thời gian theo dõ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 64 - 66)

- Đặc điểm nhĩ lượng sau PT

4.1.3.Thời gian theo dõ

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.3.Thời gian theo dõ

Thời gian theo dõi trung bình là 10,2 tháng; ngắn nhất là 3,1 tháng và dài nhất là 27,1 tháng là những mốc thời gian đủ dài để đánh giá hiệu quả phẫu thuật. Kết quả tái tạo tường thượng nhĩ có tốt hay không, bị lõm hay dính vào xương con hay không và đặc biệt là có bị tái phát Cholesteatome hay không [17]

65

4.2. HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA BỆNH LÝ THƯỢNG NHĨ CÓ TỔNTHƯƠNG TƯỜNG THƯỢNG NHĨ THƯƠNG TƯỜNG THƯỢNG NHĨ

4.2.1. Số lượng tai viêm

Viêm 1 tai là 25/42, chiếm tỷ lệ 59.5%. Viêm 2 tai là 17/42, chiếm tỷ lệ 40,5%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,217 ( > 0,05 ). Tuy nhiên thì hình thái bệnh lý thượng nhĩ có viêm 2 tai chiếm tỷ lệ 40,5% không nhỏ, tương ứng với nghiên cứu của Đào Trung Dũng [16] là 30%. Điều này thể hiện trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý thượng nhĩ, trong đó tắc vòi hình thành áp lực âm của tai giữa là nguyên nhân chủ yếu được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập. Bệnh lý vùng vòi nhĩ thường ảnh hưởng tới hai tai vì vòi nhĩ là vùng đại phức hợp lỗ ngách, dẫn tới viêm tai tiết dịch và di chứng là màng tai xẹp, dính ở các mức độ. Tos [8] nghiên cứu thấy có 34% trẻ viêm tai tiết dịch tiến triển thành xẹp nhĩ ở các mức độ khác nhau trong 8 năm. Chính vì vậy khi thăm khám bệnh nhân có bệnh lý thượng nhĩ cần đánh giá tổn thương cả hai tai và bệnh lý vùng vòi nhĩ để chỉ định phẫu thuật và điều trị hợp lý.

4.2.2. Triệu chứng cơ năng

4.2.2.1. Ù tai

Trong nghiên cứu của chúng tôi ù tai chiếm tỷ lệ 35/42 (83,3%), ù tai thường không rõ ràng, có lúc thấy cảm giác đầy nặng trong tai như bị nước vào tai, có lúc thấy tiếng tạch trong tai. Có thể do rối loạn chức năng vòi nhĩ, tạo nên áp lực âm trong thượng nhĩ gây nên cảm giác đầy nặng trong tai [17]. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phong [15], Lương Hồng Châu [41], Cao Minh Thành [38] là 80,9%. Ù tai là một triệu chứng chủ quan của người bệnh, có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tâm lý, thể lực và bệnh nội khoa,....Tuy nhiên, nó lại gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học

tập nên khiến cho bệnh nhân khó chịu nhiều, là lý do đốc thúc bệnh nhân đi khám bệnh.

4.2.2.2. Nghe kém

Nghe kém chiếm tỷ lệ 37/42 (88,09%) các trường hợp với đặc điểm nghe kém liên tục, tăng dần, từ từ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương ứng với kết quả của Lương Hồng Châu [41] là 81,7%, của Đào Trung Dũng [16] là 93,3%, Yung [36] là 81% với xẹp nhĩ khu trú. Nghe kém là triệu chứng cơ năng phổ biến xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh (độ 3, độ 4 hoặc viêm tai dính toàn bộ). Tuy nhiên mức độ nghe kém ở từng bệnh nhân lại khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và cảm giác chủ quan của người bệnh. Khi màng chùng ăn sâu vào phía sau tường thượng nhĩ, dính vào chỏm xương búa hay khớp búa đe hoặc các thành phần khác của hòm tai như : ụ nhô, ngách mặt, ngách nhĩ,...thì tỷ lệ diện tích rung động hiệu quả của màng nhĩ so với cửa sổ bầu dục giảm đi rõ rệt, lúc này bệnh nhân nghe kém nhiều. Chính vì vậy khi bệnh nhân đến viện vì nghe kém cũng là lúc bệnh tích đã tương đối nặng.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 64 - 66)