Trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 33 - 35)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.2. Trước phẫu thuật

- Các triệu chứng cơ năng + Nghe kém + Ù tai + Đau tai +Chảy mủ tai + Đau đầu - Triệu chứng thực thể

Nội soi tai đánh giá Viêm thượng nhĩ:

- Hình ảnh tường thượng nhĩ bị ăn mòn - Hình ảnh Cholesteatome túi

VTD khu trú thượng nhĩ:

- Độ 3: Màng nhĩ lõm dính vào cổ và chỏm xương búa, tiêu một phần tường thượng nhĩ

- Độ 4: Màng nhĩ lõm dính vào cổ và chỏm xương búa, khớp búa đe, tường thượng nhĩ mất phần lớn hoặc toàn bộ

VTD toàn bộ: Màng nhĩ dính vào hệ thống xương con ở cả màng chùng và màng căng

Khám phát hiện các bệnh lý mũi họng kèm theo: Viêm mũi xoang, dị hình vách ngăn, trào ngược họng thanh quản,…..

 Cận lâm sàng Thính lực đồ:

- Ngưỡng nghe ĐX và ĐK ở các tần số: 500, 1000, 2000, 4000 Hz, đơn vị dB - ABG: là khoảng cách giữa đường khí và đường xương. ABG càng lớn thì khả năng nghe càng giảm. ABG trung bình là hiệu số của trung bình đường khí (PTA) với trung bình đường xương ở 4 tần số tương ứng là 500 Hz, 1000 Hz, 2000 Hz và 4000 Hz trong một lần đo, đơn vị dB của trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 3 tháng.

- Phân loại nghe kém trên thính lực đồ theo 3 dạng:

o Thính lực đồ của nghe kém dẫn truyền: đường xương bình thường, đường khí bị giảm dưới 20 dB.

o Thính lực đồ nghe kém tiếp nhận: đường xương và đường khí trên thính lực đồ giảm dưới 20 dB, khoảng cách đường khí và đường xương ≤ 10 dB.

o Thính lực đồ nghe kém hỗn hợp: đường xương giảm dưới 20 dB, khoảng cách đường khí và đường xương ≥ 15 dB.

- Phân loại mức độ giảm sức nghe trên thính lực đồ theo bảng tính Fowler – Sabin:

o Ngưỡng nghe bình thường: 10 – 15 dB

o Nghe kém nhẹ: 16 – 40 dB

o Nghe kém trung bình: 40 – 55 dB

o Nghe kém nặng: 56 – 70 dB

35

Nhĩ lượng đồ

Hình thái nhĩ đồ tại 1 thời điểm với phân loại của Nguyễn Tấn Phong [19] + Tung đồ nhĩ lượng: Nhóm nhĩ đồ biến thiên theo trục đứng, hoặc lên cao bất thường hoặc hạ thấp bất thường, phản ánh sự hoạt động của màng nhĩ – xương con.

+ Hoành đồ nhĩ lượng: Nhóm nhĩ đồ biến thiên theo trục hoành, phản ánh tình trạng tắc vòi và sự có mặt của dịch keo trong hòm nhĩ.

+ Hình thái tổn thương phối hợp trong nhĩ đồ: Nhĩ đồ sơ cấp: Đỉnh thấp, giảm độ thông thuận

Nhĩ đồ thứ cấp: Đỉnh tù phản ánh dịch keo hòm nhĩ, lệch âm phản ánh hiện tượng tắc vòi.

Nhĩ đồ tam cấp: Chỉ ra 3 loại tổn thương phối hợp trong nhĩ đồ. Nhĩ đồ lệch âm có hiện tượng tắc vòi, đỉnh tù có dịch keo trong hòm nhĩ, đỉnh thấp giảm độ thông thuận chứng tỏ cố định chuỗi xương con

- Chỉ số về độ thông thuận: là độ cao nhĩ đồ trên trục tung, đơn vị là ml SC < 0,5ml: Độ thông thuận thấp

0,5 ml ≤ SC ≤ 1,5 ml: Độ thông thuận bình thường SC > 1,5 ml: Độ thông thuận cao

- Áp lực đỉnh nhĩ đồ: là vị trí nhĩ đồ trên trục hoành, đơn vị là daPa MEP > 50 daPa: Áp lực đỉnh dương

-50 daPa ≤ MEP ≤ 50 daPa: Áp lực đỉnh bình thường MEP < -50 daPa: Áp lực đỉnh âm

Phim cắt lớp vi tính:

- Tường thượng nhĩ: bị ăn mòn một phần hay toàn bộ

- Tổn thương xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Gián đoạn khớp

- Khối mờ ở thượng nhĩ, ở sào bào

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả tạo hình thượng nhĩ trên bệnh nhân viêm tai có tổn thương tường thượng nhĩ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w