Thiết kế nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 52)

3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng

Sau khi đã điều chỉnh thang đo sơ bộ từ nghiên cứu định tính, thang đo này sẽ được sử dụng chính thức trong nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được dùng để kiểm định thang đo, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng và mức độ quan trọng của từng yếu tố.

3.2.2 Mẫu nghiên cứu định lượng:3.2.2.1 Kích thước mẫu 3.2.2.1 Kích thước mẫu

Theo nhiều nghiên cứu, kích thước mẫu phụ thuộc vào các phương pháp phân tích. Trong nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA cũng như phân tích hồi quy, đối với mỗi phương pháp thì u cầu kích thước mẫu khác nhau, cụ thể như sau:

+ Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước mẫu tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và phải bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ này phải bằng 4 hay 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố. Trong nghiên cứu này có tất cả 26 biến quan sát cần phân tích, vì vậy số lượng mẫu cần thiết là 26x5=130

+ Đối với phân tích hồi quy, theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước mẫu cho phân tích hồi quy là n ≥ 50 + 8p, trong đó n: kích thước mẫu nghiên cứu, p là số lượng biến độc lập trong mơ hình. Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất có 7 biến độc lập trong mơ hình phân tích hồi quy, do đó kích thước mẫu cần thiết là n ≥ 50 + 8*7 = 106.

Căn cứ vào kích thước mẫu yêu cầu đối với phương pháp EFA và phương pháp phân tích hồi quy, tác giả sử dụng kích thước mẫu tối thiểu là 130 quan sát.

3.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu:

Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, với đối tượng khảo sát là đại diện các doanh nghiệp đang giao dịch tín dụng tại các Ngân hàng Quân đội, Á Châu, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Vietinbank, Vietocmbank trên địa bàn Tp.HCM.

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu:

Bảng khảo sát được gửi đến người được phỏng vấn qua email, bản cứng, đồng thời tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại. Ngoài ra, tác giả xây dựng bảng khảo sát trên website của Google để người khảo sát có thể trực tiếp truy cập và trả lời khảo sát online. Chi tiết bảng khảo sát theo phụ lục 2B đính kèm Người đại diện doanh nghiệp tham gia phỏng vấn thay đổi theo từng doanh nghiệp cụ thể. Đối với các doanh nghiệp nhỏ mà Giám đốc, Phó Giám đốc trực tiếp giao dịch với Ngân hàng thì người trả lời cũng chính là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc của Doanh nghiệp. Một số trường hợp khác là Giám đốc Tài chính, Kế tốn trưởng, những người được giao toàn quyền trong vấn đề giao dịch ngân hàng tại cơng ty. Ngồi ra tại một số ít cơng ty, nhân viên kế tốn ngân hàng phụ trách toàn bộ hoạt động giao dịch của công ty với Ngân hàng, có tiếng nói quan trọng trong vấn đề giao dịch ngân hàng của doanh nghiệp thì vẫn được mời tham gia khảo sát.

Tuy người trả lời thay đổi theo từng trường hợp thực tế doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được người trả lời là những đối tượng có thời gian giao dịch ngân hàng lâu

năm, đặc biệt là hoạt động giao dịch tín dụng, có đủ thong tin và cơ sơ để cung cấp cho nghiên cứu.

3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Dữ liệu thu thập được phân tích bởi phần mềm SPSS 18 với các cơng cụ phân tích:

3.2.4.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Alpha

Sau khi đã có thang đo sơ bộ ban đầu từ nghiên cứu định tính, chúng ta cần đánh giá cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của nó. Cần phải kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các thang đo để loại bỏ các biến quan sát khơng phù hợp trong thang đo vì hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau.

Trên cơ sở đó, các biến có hệ số tương quan với tổng (item-total correlation) thấp hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là khi nó đảm bảo độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein,1994 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Do đây là nghiên cứu mới, chưa có các thang đo chuẩn mực đã thực hiện trước đó nên tác giả đề xuất chỉ chọn các biến có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nào đó phải lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo có biến đó.

3.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory FactorAnalysic) Analysic)

Phương pháp phân tích EFA được sử dụng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Việc phân tích nhân tố EFA trong đề tài này được thực hiện bằng phương pháp trích Principal Component Analysic với phép xoay vng góc Varimax để có thể trích được nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất (Hair&ctg, 2006 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ 2011).

Điều kiện để phân tích EFA được thực hiện qua 2 kiểm định: kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu phép kiểm định Bartlett có p < 5% nghĩa là chúng ta từ chối giả thuyết Ho, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau; thứ hai là kiểm định KMO (Kaise – Meyer – Olkin), để sử dụng được EFA, KMO phải lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Tiêu chí chọn số lượng nhân tố: dựa trên tiêu chí Eigenvalue: với tiêu chí này,

số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố (dừng ở nhân tố) có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 và tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained) được phải bằng hoặc lớn hơn 50%.

Tiêu chí chọn biến: Trong ma trận xoay nhân tố các biến quan sát nào có trọng

số nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại vì biến này đã khơng đo lường được khái niệm chúng ta cần đo lường.

3.2.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính:

Trước tiên là phân tích tương quan. Phân tích tương quan giúp tính tốn mức độ tuyến tính giữa 2 biến. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp.

Tiếp theo, phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc cũng như kiểm định các giả thuyết mơ hình.

Phương pháp thống kê sử dụng mức ý nghĩa alpha chọn trong đề tài này là 5% (alpha = 0,05). Trình tự phân tích hồi quy tuyến tính như sau:

• Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào cùng 1 luợt (phương pháp Enter).

• Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy đối với tập dữ liệu bằng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square).

• Kiểm định F được dùng để xem xét mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

• Kiểm định t để xem xét giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0, nhằm mục đích xác định các biến độc lập nào thực sự có tác động đến biến phụ thuộc.

• Đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số Bêta.

• Cuối cùng, để đảm bảo mơ hình hồi quy tuyến tính là phù hợp, tin cậy cần thực hiện dị tìm các vi phạm giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính như giả định liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Quy trình nghiên cứu bao gồm 2 bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Chi tiết thiết kế nghiên cứu, kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu và kết quả nghiên cứu của từng bước nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cũng được đề cập chi tiết trong chương này.

Trong nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng thang đo cho từng nhân tố căn cứ từ các nghiên cứu có liên quan trước đây trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như từ kết quả phỏng vấn sâu với các chuyên gia. Thang đo cuối cùng trong kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng.

Trong nghiên cứu định lượng, căn cứ kích thước mẫu tối thiểu theo yêu cầu của các phương pháp phân tích, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách gửi các bảng khảo sát đến đại diện các doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích dữ liệu định lượng như kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính cũng được nêu rõ trong chương này.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 3, nghiên cứu đã trình bày chi tiết các nội dung về nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: xây dựng thang đo, đánh giá thang đo, các phương pháp phân tích dữ liệu định lượng. Chương 4 này sẽ trình bày kết quả của nghiên cứu thơng qua việc xử lý phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương này bao gồm: thống kê mơ tả về mẫu khảo sát, kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến.

4.1 Mơ tả mẫu:

Để đạt được kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu như đã trình bày trong chương 3 là 130 quan sát, tác giả đã gửi bảng khảo sát đến tất cả tổng cộng có 190 doanh nghiệp. Sau thời gian hơn 1 tháng thu lại được 156 bảng trả lời đạt tỷ lệ 82%, tuy nhiên loại bỏ 26 bảng trả lời do thiếu nhiều thông tin trả lời (chủ yếu là các bảng khảo sát online) không thể liên hệ lại người khảo sát để thực hiện phỏng vấn trực tiếp lại, người trả lời khơng phụ trách chính việc giao dịch ngân hàng như nhân viên hành chính, nhân sự, nhân viên kế tốn tổng hợp, trưởng phịng kinh doanh, kỹ thuật,… Kích thước mẫu nghiên cứu cịn lại là 130 quan sát, đạt u cầu kích thước mẫu tối thiểu đề ra.

Trong 130 người được khảo sát thì Nam chiếm 51%, Nữ chiếm 49%. Cơ cấu tỷ lệ nam/nữ tham gia khảo sát cân đối. Trong đó có 50 người được khảo sát là Kế tốn trưởng chiếm 45%, Giám đốc là 34 người chiếm 26%. Các chức danh Giám đốc Tài chính, Phó Giám đốc, Phó Phịng Kế tốn chiếm 21%, còn lại là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Kế toán ngân hàng chiếm 8%. Như vậy về đối tượng khảo sát đã đạt yêu cầu đề ra là các đối tượng chính trong việc giao dịch ngân hàng đồng thời có quyền quyết định đến việc lựa chọn ngân hàng giao dịch của doanh nghiệp chiếm 94%, do đó thơng tin người khảo sát cung cấp trong đề tài là có ý nghĩa.

Về thời gian cơng tác tại doanh nghiệp của người được khảo sát, 64% là tỷ lệ người có thời gian cơng tác tại doanh nghiệp từ 3 năm đến dưới 10 năm, 16% có thời gian cơng tác trên 10 năm, đồng thời 72% người được phỏng vấn có thời gian cơng tại

tại vị trí hiện tại (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế tốn trưởng,…) trên 3 năm. Như vậy đa số người được phỏng vấn có thời gian cơng tác tại doanh nghiệp cũng như vị trí hiện tại lâu năm, với thời gian này đủ để họ am hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiểu rõ việc giao dịch ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này càng được củng cố hơn nữa khi 72% doanh nghiệp được khảo sát có thời gian giao dịch tín dụng ngân hàng trên 3 năm. Như vậy việc doanh nghiệp và đối tượng trực tiếp tham gia khảo sát giao dịch tín dụng với ngân hàng trong một thời gian dài sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như người được khảo sát hiểu rõ nhu cầu và khả năng đáp ứng của ngân hàng, từ đó giúp câu trả lời đáng tin cậy hơn.

Về đặc điểm doanh nghiệp được khảo sát thì có đến 86% doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ đồng/năm, trong đó chiếm 35% là có doanh thu dưới 20 tỷ đồng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý cho kết quả bài nghiên cứu vì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thời điểm này đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời các ngân hàng trên thị trường hiện nay đều hướng tới phân khúc bán lẻ trong đó khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng tâm hướng đến.

Dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp chủ yếu là dưới 10 tỷ đồng chiếm 70% mẫu nghiên cứu với các hình thức chủ yếu là vay vốn (114 doanh nghiệp), bảo lãnh ngân hàng (72 doanh nghiệp), thư tín dụng L/C (50 doanh nghiệp). Trong đó giao dịch nhiều nhất là tại MB có 57 doanh nghiệp, ACB là 47 doanh nghiệp, còn lại các ngân hàng Techcombank, Sacombank, Eximbank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV dao động ở mức 20 – 30 doanh nghiệp có giao dịch. Các ngân hàng khác bao gồm ngân hàng Agribank, An Bình, Tiên phong chiếm một tỷ lệ nhỏ. Với các đặc điểm nêu trên cho thấy mẫu nghiên cứu đã phân bố tương đối đều tại tất cả các ngân hàng lớn trên thị trường (kể cả ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Nước và ngân hàng thương mại tư nhân) với các hình thức giao dịch tín dụng ngân hàng phổ biến chủ yếu là Vay vốn, Bảo lãnh, Thư tín dụng L/C.

Ở một khía cạnh khác, trên 70% doanh nghiệp có giao dịch từ 2 ngân hàng trở lên. Việc các doanh nghiệp giao dịch tại các ngân hàng khác nhau sẽ giúp họ so sánh một cách khách quan sự khác biệt giữa các ngân hàng và có sự bổ sung cho nhau trong hoạt động giao dịch tín dụng vì chính sách mỗi ngân hàng mặc dù có những điểm tương đồng chung nhưng cũng có những khác nhau trên cơ sở khẩu vị và cách nhìn nhận rủi ro.

Chi tiết phân tích thống kê mơ tả được trình bày chi tiết ở phần phụ lục 3.

4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

Do đây là nghiên cứu mới, chưa có các thang đo chuẩn mực đã thực hiện trước đó nên tác giả đề xuất chỉ chọn các biến có hệ số tương quan tổng lớn hơn 0.3 và tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nào đó phải lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo có biến đó.

4.2.1 Thang đo “Giá cả cạnh tranh”

Bảng 4.1 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo “Giá cả cạnh tranh”

Cronbach's Alpha

Mã biến

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Hệ số tương quan biến – tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến 0.602 GC1 7.91 2.069 .418 .504 GC2 8.36 1.566 .418 .503 GC3 8.19 1.831 .412 .499

(Nguồn :Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Giá cả” là 0.602 > 0.6 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0.3, đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến nào đó đều bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo ban đầu nên thang đo “Giá cả” đạt độ tin cậy và khơng có biến nào bị loại.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch tín dụng của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w