- Về văn hóa: khi khẳng định “Đất Nước của Nhân dân”, tác giả đã trở về với ngọn nguồn
BÀI LÀM CHI TIẾT:
Mở bài (cách 2):
Quê hương đất nước là nguồn cảm hứng bất tận đối với nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca. Khám phá mảng đề tài này ta không thể quên những thi phẩm nổi tiếng như Quê Hương của Đỗ Trung Quân, Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh, Quê hương của Giang Nam, hay, Đất Nước của Nguyễn Đình Thi…Trong số đó đoạn trích Đất Nước (trích chương 5 Trường Ca Mặt Đường Khát Vọng) của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận mới mẻ, độc đáo của thi nhân về Đất Nước trên 3 phương diện : lịch sử, địa lý, văn hóa. Những cảm nhận mới mẻ ấy được thể hiện ngay trong 9 dòng thơ mở đầu:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
……
Đất nước có từ ngày đó.”
Thân bài: 1.Khái quát:
– “Đất Nước” được trích từ chương V, trường ca Mặt đường khát vọng, sáng tác trong thời kỳ chiến trường Miền Nam vô cùng ác liệt. “Đất Nước” ra đời với mục đích khơi gợi tình u nước thẳm sâu, kêu gọi giới trẻ miền Nam hịa mình
với cuộc chiến của dân tộc. 2. Phân tích:
a.Dịng thơ đầu:
Chín dịng thơ mở đầu được coi là sự khám phá độc đáo về lịch sử đất nước. Dòng thơ mở đầu là một lời khẳng định:“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi . “Ta” ở đây có thể là chính nhà thơ
44
Nguyễn Khoa Điềm, cũng có thể hiểu là bất kì người con Việt Nam nào. Dịng thơ đã khẳng định lịch sử lâu đời của Đất Nước. Khi mỗi người con Việt Nam được sinh ra thì Đất Nước đã được hình thành và phát triển. Đất Nước là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó với mỗi con người, ở trong mỗi con người từ khi phôi thai.
b.7 dòng tiếp:
Khác với cách định nghĩa của một nhà lịch sử hay một nhà khảo cổ học, Nguyễn Khoa Điềm đã đi tìm lịch sử từ một góc nhìn mới mẻ. Trong cảm nhận của ông, Đất Nước được hình thành trong những câu chuyện cổ mẹ thường hay kể. “Ngày xửa ngày xưa” là cụm từ thường mở đầu cho những câu chuyện cổ tích, nó gợi ra một khơng gian xa xơi huyền thoại. Ở đó, Đất Nước gắn liền với ước mơ “Ở hiền , gặp lành”, gắn liền với những người nông dân chân chất, thật thà, lương thiện .
Đất nước cịn được hình thành từ tục ăn trầu mời trầu của người Việt: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Câu thơ gợi ta nhớ đến sự tích “Trầu cau” rất xúc động, lắng sâu tình nghĩa . Ca dao Việt Nam có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “miếng trầu nên dâu nhà người”, hay, “yêu nhau cau sáu bổ ba , ghét nhau cau sáu bổ ra thành mười”. Miếng trầu, quả cau đã trở thành biểu tượng của tình nghĩa thủy chung, biểu tượng cho sự gắn kết của người với người. Không chỉ gắn liền với phong tục ăn trầu mời trầu , đất nước còn gắn liền với phong tục “Tóc mẹ thì bới sau
đầu”. Hình ảnh mái tóc dài của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành nét đẹp văn hóa. Khi có gia
đình, mái tóc ấy đã được bối sau gáy có lẽ để gọn gàng, thuận tiện cho cơng việc chăm sóc thu vén cho gia đình. Hình ảnh “tóc mẹ bới sau đầu” trở nên rất thân quen, để thương để nhớ cho những người con xa xứ.
Dưới cái nhìn của một người con yêu nước, Nguyễn Khoa Điềm cịn phát hiện ra sự hình thành của đất nước cịn gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta . Quá trình ấy được cơ đọng trong hình ảnh cây tre: “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh
giặc”. Cây tre, lũy tre khơng chỉ gắn liền với hình ảnh những ngơi làng Việt cổ mà còn gắn liền với
truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ai là người Việt Nam hẳn cịn nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, người đã vươn mình lớn dậy trước lời kêu gọi chống giặc Ân. Vũ khí trong tay người khơng gì khác chính là những cây tre gầy guộc mà sức mạnh phi thường . Trong bài thơ Tre Việt
Nam nhà thơ Nguyễn Duy cũng đã từng ca ngợi : “Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi…”
“Tre già măng mọc” cũng là truyền thông tốt đẹp của người Việt . Các thế hệ người dân Việt
Nam lần lượt tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước quý báu của cha ông. Cây tre cũng đã trở thành biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng, bất khuất, trung hậu của những người con đất Việt.
45
Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm Đất Nước còn gắn liền với truyền thống yêu thương tình nghĩa của con người : “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Ca dao Việt Nam có câu :
“Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Gừng và muối vốn là những gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Gừng có tính nóng ấm, muối có vị mặn đằm. Những gia vị ấy đã trở thành biểu tượng cho tình cảm tốt đẹp giữa vợ với chồng, giữa người với người trong xã hội: đó là sự thủy chung, mặn mà, ấm áp, yêu thương. Tình cảm ấy làm nên nét đẹp riêng của dân tộc ta , nhân dân ta, những con người trọng tình trọng nghĩa“Bán anh em xa mua láng giềng gần, một giọt máu đào hơn ao nước lã.”
Sự hình thành của Đất Nước còn gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn liền với hình ảnh những người nơng dân cần cù một nắng hai sương: “Hạt gạo phải 1 nắng 2 sương xay , giã , giần ,
sàng” . Câu thơ sử dụng đến 4 động từ diễn tả quá trình lao động làm lên hạt gạo. Việt Nam không
phải là nước duy nhất vươn lên từ nền nông nghiệp. Nhưng với xuất phát điểm thấp, nước ta cơ bản vẫn còn chậm phát triển hơn so với các nước khác trong khu vực. Phải nhiều thế kỷ người nơng dân Việt Nam gắn liền với hình ảnh “Con trâu đi trước cái cày theo sau”. Mặc dù thế người đọc vẫn cảm nhận được sự yêu thương trân trọng của tác giả dành cho nét đặc trưng văn hóa này của dân tộc. Khác với định nghĩa của các nhà lịch sử các nhà khảo cổ học , Nguyễn Khoa Điềm đã đi tìm lịch sử hình thành Đất Nước, cội nguồn Đất Nước từ trong tâm thức, từ trong những phong tục tốt đẹp của người Việt. Đất Nước trong cảm nhận của ơng là những gì bình dị gần gũi thân thiết gắn bó với đời sống hằng ngày của mỗi con người mỗi gia đình. Một Đất Nước được thêu dệt bằng chất liệu văn hóa dân gian, để rồi từ đó ơng đi đến một kết luận đầy xúc động: “Đất Nước có từ ngày đó”. Dấu ba chấm (…) cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi.
Kết bài: Với thể thơ tự do , hình ảnh, câu chữ mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho người đọc những cảm nhận vừa gần gũi vừa rất thiêng liêng về đất nước. Thời gian trơi đi có thể xóa nhịa nhiều thứ nhưng những gì thực sự có giá trị vẫn cịn sống mãi, đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là một ví dụ điển hình.
Đề 2: : Phân tích đoạn thơ: “Trong anh và em….làm nên ĐN muôn đời”
Quê hương, đất nước là nguồn cảm hứng dồi dào bắt tận đối với nghệ thuật đặc biệt là thơ ca. Khám phá kho tàn văn học Việt Nam. Người đọc không thể quên những thi phẩm đặc biệt thành câu và mảng đề tài này nhớ quê hương của Đỗ Trung Quân, quê hương của Giang Nam, đất nước của Nguyễn Đình Thi,... trong đó đoạn trích Đất Nước trích chương 5 trường ca đoạn đường khát vọng. Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước, từ đó thể hiện
46
những suy tư trăn trở về vai trị của thế hệ mình với đất nước. Nội dung ấy được thể hiện rõ trong đoạn thơ trên.
Trường ca mặt đường khát vọng nói chung, đoạn trích Đất Nước nói riêng được Nguyễn Khoa Điềm cho ra đời năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên. Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta bước vào giai đoạn ác liệt, quyết định đến sự thành bại. Trong thời điểm nhạy cảm ấy tinh thần đấu tranh của nhân dân đặc biệt của tầng lớp thanh niên vô cùng quan trọng. Nguyễn Khoa Điềm muốn thông qua những vần thơ để gửi tới thế hệ trẻ một thông điệp về đất nước, về tình yêu tổ quốc.
Đoạn thơ được mở đầu bằng hai dịng thơ mang tính khẳng định: “Trong anh và em hơm nay
Đều có một phần của Đất Nước”
“Anh và em” là những đại từ nhân xưng biểu tượng của thế hệ trẻ những năm chống Mĩ. Họ được coi là lẽ sống, là lực lượng quyết định thắng lợi kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. Nguyễn Khoa Điềm cũng là một trong số đó. Ơng nhận thức sâu sắc rằng trong mỗi con người Việt Nam lớn lên đều có một phần đất nước. Quay trở lại với những dòng thơ đầu tiên, người đọc muốn hiểu rằng một phần của đất nước đó chính là phong tục tập qn, những u thương nghĩa tình đậm sắc màu văn hóa Việt Nam, đó chính là lời ru à ơi của bà, của mẹ, đó là mái tóc mẹ bới sâu đầu, đó là hình ảnh là trầu, quả cau đằm thắm mặn mà... đất nước gản dị gần gũi mà thiêng liêng hiện hữu trong trái tim cho mỗi con người Việt. Để rồi khi đi xa, trong nỗi nhớ của mỗi con người con xa xứ, làng quê, những người thân luôn luôn hiện lên ấm ám
Không chỉ nhận thức được vai trò và sự hiện hữ của đất nước trong mỗi cá nhân mà nhà thơ còn nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước, giữa cá nhân với cộng đồng dân tộc:
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hịa nồng thắm”
Hình ảnh “câm tay” không chỉ thể hiện yêu thương ngọt ngào của những ngời yêu nhau, trong trường hợp này đó là thể hiện sứ gắn kết giữa cá nhân với cá nhân. Sự gắn kết ấy tạo nên sức mạnh của cộng đồng dâm tộc “Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm sức mạnh của đất nước còn là sự kết tinh, gắn kết hài hòa giữa cá nhân với cộng đồng. “Khi chúng ta cầm tay mọi người đất nước vẹn tròn to lớn”. Hai từ vẹn tròn to lớn thể hiện sự lớn mạnh phát triển của đất nước. Trong kháng chiến cũng như trong thời bình, mỗi lớp thang phát triển của đất nước đều ghi dấu những cống hiến của cá nhân cũng như sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Lịch sử đã chứng minh Việt Nam là dân tộc phát huy được sức mạnh ấy. Đất nước khơng chỉ là sự hịa khuệ giữa cá nhân với cộng đồng và còn là sứ tiếp nối trong mạch ngầm từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:
47
Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng
Nếu cha ông đã chiến đấu hi sinh để giữ gìn độc lập tự do cho dân tộc thì Nguyễn Khoa Điềm mong muốn thế hệ trẻ hiện đại sẽ phát huy được truyền thống ấy:
“Những ai đã khất .................................
Dặn dò con cái chuyện mai sau”
Với Nguyễn Khoa Điềm, nhiệm vụ của mỗi người con đất Việt khơng chỉ là gìn giữ bảo vệ mà phải xây dựng và phát triển đất nước. Khát vọng ấy được ông gửi gắm trong ước mơ về một ngày mai “ con ta lớn lên con sẽ mang đất nước đi xa”. Hình ảnh mang đất nước đi xa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng khẳng định sự vươn mình lớn dậy của đất nước trong thời kì đổi mới, đúng với di nguyện của Bác Hồ kính yêu. Hơn 40 năm sau ngày tắc phẩm ra đời, tròn 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, ước mơ của Nguyễn Khoa Điềm đã được thế hệ hơm nay hiện thực hóa. Việt Nam đã hội nhập thế giới là một trong những nước có mức độ tăng trưởng kinh tế và bình ổn xã hội tốt nhất trong khu vực.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò của đất nước trong cuộc đời mỗi con người, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã gửi tới thế hệ trẻ một thông điệp đồng ý nghĩa nhân văn:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình ........................................
............................... mn đời”
Đoạn thơ mở đầu bằng tiếng gọi tha thiết sâu nắng “ Em ơi em”. Tiếng gọi ấy đã làm cho đoạn thơ trở lên mềm mại chữ tình. Câu chuyện chính trị đã nhường chỗ cho câu chuyện tình yêu giữa anh và em. Chỉ có điều trong lời thủ thỉ tâm tình, anh vẫn nói với em câu chuyện đất nước: “Đất Nước là máu xương của mình”. Hình ảnh so sánh trong câu thơ đã khẳng định mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa cá nhân với tổ quốc dân tộc. Con người không thể sống thiếu “máu xương”, đất nước không thể không tồn tại trong trái tim mỗi người dân. Điệp ngữ phải biết được lặp lại hai lần, là lời yêu cầu, là lời hiệu triệu mà Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi tới những thanh niên yêu nước những năm kháng chiến chống Mĩ. Sau lời hiệu triệu là hàng loạt các động từ: “Gắn bó, san sẻ, hóa thân”. Các động từ được sắp xếp theo mức độ tăng dần. Đó là những hành động cụ thể thiết thực thể hiện lòng yêu nước. Với Nguyễn Khoa Điềm, u nước khơng chỉ thể hiện qua lời nói, trong tư tưởng mà cần phải cụ thể hóa bằng hành động. Hành động thiết thực nhất trong những năm 70 chính là xuống đường cấm súng bảo vệ tổ quốc.
Những dịng thơ của Nguyễn Khoa Điềm khơng đơn giản là lời nhắn gửi đến thế hệ những năm chống Mĩ, sâu sắc hơn, nó cịn là lời tâm sự, là lời tự dặn lịng của chính ơng. Hơn 40 năm đã
48
trôi qua nhưng ý nghĩa nhân văn trong thơng điệp của Nguyễn Khoa Điềm vẫn cịn ngun giá trị đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Bằng lối thơ tự do, với ngơn từ hình ảnh gần gũi, giản dị, Nguyễn Khoa Điềm đã chuyển thể thơng điệp chính trị thành thơng điệp tình u. Có lẽ đây cũng chính là lí do tạo nên sức sống lâu bền cho đoạn trích Đất Nước nói riêng, tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm nói chung trong lịng bao thế hệ bạn đọc.
Đề 3:Phân tích tƣ tƣởng “Đất nƣớc của nhân dân” trong chƣơng “Đất nƣớc” trích từ trƣờng ca “Mặt đƣờng khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.