I.KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Tác giả:

Một phần của tài liệu GIÁO án ôn THI văn 12 (Trang 85 - 88)

- Ý nghĩ tiêu cực và sự đan xen giữa thực tại đầy cay đắng với khát vọng sống mãnh liệt

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN 1.Tác giả:

1.Tác giả:

- Kim Lân là cây bút chuyên về đề tài nông thôn.

86

- Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ.

2.Tác phẩm: a. Xuất xứ

Truyện Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hồ bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện Vợ nhặt. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).

b.Tóm tắt

Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Tràng – một thanh niên nghèo, lại là dân ngụ cư, trong một lần đẩy hàng đã tình cờ có được vợ. Cơ vợ nhặt đã tình nguyện theo Tràng chỉ sau một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Tràng đưa “thị” về giữa cảnh đói khát đang tràn đến xóm ngụ cư. Bà cụ Tứ thấy con có vợ thì vừa mừng vừa tủi cho thân phận nghèo khó của mình và thương con, thương nàng dâu đói khổ. Họ sống với nhau trong cảnh đói nghèo nhưng hạnh phúc và tin rằng: Việt Minh về làng, họ sẽ đi phá kho thóc Nhật, lấy lại thóc gạo để cứu sống mình.

c. Ý nghĩa nhan đề

– Nhan đề gợi tình huống éo le, kích thích trí tị mị người đọc. Thơng thường, người ta có thể nhặt thứ này, thứ khác, chứ khơng ai “nhặt” “vợ”. Bởi dựng vợ gả chồng là việc lớn, thiêng liêng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, không thể qua quýt, coi như trò đùa. – “Vợ nhặt” là điều trái khốy, ối ăm, bất thường, vơ lí. Song thực ra nó lại rất có lí. Vì đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ thật. Chỉ một vài câu bơng đùa của Tràng mà có người đã theo về làm vợ. Điều này đã thực sự khiến một việc nghiêm túc, thiêng liêng trở thành trò đùa và ngược lại, điều tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực. Từ đây, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự rẻ rúng của giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nơng dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

3.Tình huống truyện

– Tình huống truyện : Anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư thế mà lấy được vợ ngay giữa lúc đói khát, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh.

– Tình huống lạ, độc đáo : người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo ! Thời buổi đói khát này, người như Tràng nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ ! Chẳng phải thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả mọi người trong xóm ngụ cư, với bà cụ Tứ, thậm chí đã có những thời điểm chính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều đó.

– Tình huống truyện khơng chỉ tạo ra một hồn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện mà cịn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn đồng thời gợi mở các khía cạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của

87

II.LUYỆN ĐỀ

Đề 1: phân tích nhân vật Tràng

Mở bài:

Kim Lân (1920-2007) là gương mặt tiêu biểu trong nền văn học hiện đại Việt Nam.Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh nông thôn và người nơng dân Việt Nam. Ở đó thăm thẳm tình thương và niềm cảm thơng mà ơng dành cho những người thấp cổ bé họng. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cánh nghệ thuật cũng như những tình cảm ấy của ông. Khám phá tác phẩm người đọc không thể quên nhân vật trung tâm - một anh Tràng dở hơi thô kệch lại lấy vợ giữa lúc cái đói cái chết cận kề. Thế nhưng đằng sau hành động ấy là biết bao thâm tình khiến người đọc yêu mến anh.

TB:

1. Khái quát tác phẩm 2. Phân tích

* Sự xuất hiện:

Mở đầu tác phẩm Vợ nhặt là bức tranh ngày đói. Chỉ vài nét phác thảo, Kim Lân đã vẽ nên

bức tranh ngày đói thật hãi hùng. Xóm ngụ cư chìm trong bóng đêm chết chóc, tăm tối, ảm đạm. Ở đây thiếu vắng sự sống hoặc sự sống le lói như ngọn đèn trước gió. Hai lần nhà văn so sánh người với ma. Người sống thì "lũ lượt dắt díu, bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma" . Người chết thì “như ngả rạ”, khơng một sáng nào đi làm đồng hoặc đi chợ người ta lại không thấy ba bốn cái thây người nằm còng queo ở bên vệ đường. Mùi tử khí nồng nặc. Tác giả cịn tơ đậm bức tranh hơn nữa bởi hình ảnh của bầy quạ đen chờ chực để rỉa xác người chết. Cõi âm và cõi dương nhạt nhòa. Tất cả đang đứng bên bờ vực của cái chết. Trên cái nền chết chóc ấy, một buổi chiều người ta thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Đó là vợ Tràng. Điều không thể tin lại phải tin trong tác phẩm của Kim Lân. Và cũng chính sự xuất hiện của Tràng làm cho câu chuyện về anh trở nên hấp dẫn người đọc.

*Ngoại hình, lai lịch và số phận.

Tràng là một lao động nghèo, là một kẻ ngụ cư, làm nghề kéo xe bị th, ni mẹ già. Dân ngụ cư là những người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân ngụ cư khơng có ruộng đất, chỉ đi làm thuê làm mướn. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Gia đình Tràng cũng khơng ngoại lệ. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là "nhà" thì ln "vắng teo, đứng

rúm ró trên một mảnh vườn mọc lốn nhốn những búi cỏ dại". Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị

coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về.

Tràng có ngoại hình xấu xí, thơ kệch: cái đầu trọc nhẵn, hai con mắt nhỏ tí, gà gà, quai hàm bạnh ra, cái lưng to rộng như lưng gấu, đi thì cứ chúi đầu về phía trước lại hay nói lầm bầm trong miệng, thi thoảng ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Tràng hiện lên “như một sự đẽo gọt sơ sài của tạo

88

hóa”. Chỉ cần từng ấy yếu tố đã đủ đẩy Tràng đến trước nguy cơ ế vợ. Ấy vậy mà Tràng lại bỗng

nhiên có vợ, "nhặt được vợ" đúng cái nạn đói khủng khiếp. Nhưng cũng chính tình huống ấy đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp ở Tràng.

*Phẩm chất:

a)Trƣớc hết Tràng là một ngƣời lao động chăm chỉ, vui vẻ, lạc quan

- Giữa lúc cả làng đói khát, khơng kiếm được cơng ăn việc làm thì anh Tràng vẫn tìm được cho mình một cơng việc, dù nó có vất vả.

- Mỗi chiều đi làm về anh thường đùa vui với lũ trẻ trong xóm ngụ cư.

- Cơng việc kéo xe bị th vơ cùng vất vả nhưng anh vẫn hò hát một cách vui vẻ. Đây cũng là cái duyên để Tràng gặp gỡ người “vợ nhặt”

Một phần của tài liệu GIÁO án ôn THI văn 12 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)