Khái quát: (Nhƣ đề 4)

Một phần của tài liệu GIÁO án ôn THI văn 12 (Trang 75 - 81)

II- Phân tích tƣ tƣởng “Đất nước của nhân dân” thể hiện trong đoạn trích

1. Khái quát: (Nhƣ đề 4)

“Vợ chồng A Phủ” in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. Tác phẩm ra đời là kết quả của chuyến đi thực tế dài 8 tháng của nhà văn cùng với bộ đội giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đó là thời gian nhà văn cùng ăn ở, cùng chiến đấu và sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông. Mảnh đất và con người nơi đây đã mang đến cho ông những trải nghiệm thú vị về văn hố, tập qn và con người. Món nợ ân tình với vùng cao đã thơi thúc nhà văn Tơ Hồi cho ra đời tập truyện này. Trong đó, “Vợ chồng A Phủ” được coi là linh hồn của tập truyện.

76

a.Sự xuất hiện: (Nhƣ đề 2)

Tác phẩm mở đầu bằng cách giới thiệu nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịch lý và cuốn hút độc giả :“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trơng thấy có một cơ con gái ngồi

quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cách

giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Khn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ , bất hạnh nhưng cũng ngầm ẩn một sức mạnh tiềm tàng, khn mặt đó đã đặt ra trong lịng người đọc những câu hỏi, gợi sự tò mò và cuốn hút người đọc vào thiên truyện.

b.Lai lịch: (gia cảnh của Mị trƣớc và sau khi về làm dâu) (Như đề 2)

Mị vốn là một cô gái Mông xinh đẹp. Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cơ thổi sáo giỏi , “uốn chiếc lá trên môi thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Cơ cịn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương . Quả thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước âm thanh hò hẹn của người yêu. (Tính cách của Mị trƣớc khi làm dâu) Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời bạc mệnh . Mị sinh ra trong một gia đình nghèo khó, có món nợ hơn nhân “truyền kiếp” với gia đình thống lý Pá Tra. Và để cứu nạn cho cha, cuối cùng cơ đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí . (Gia cảnh)

Tơ Hồi đã diễn tả nỗi cực nhọc về thể xác của người con gái ấy, con người với danh nghĩa là con dâu , nhưng thực chất chính là tơi tớ . Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa, “Con trâu con

ngựa làm cịn có lúc, đêm nó cịn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà này thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm”. Song nhà văn còn khắc hoạ đậm nét nỗi đau khổ về tinh thần

của Mị . Một cô Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lặng câm, “lùi lũi như con rùa ni

trong xó cửa” . Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, “kín mít với cái cửa sổ lỗ vng bằng bàn tay”,

Mị ngồi trong đó trơng ra “lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng” . Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cơ . Tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống . Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khơ nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống . (Nỗi đau khổ của Mị

khi phải làm dâu gạt nợ)

Mị đã từng muốn chết mà khơng được chết , vì cơ vẫn cịn đó món nợ của người cha . Nhưng đến lúc có thể chết đi, vì cha Mị khơng cịn nữa thì Mị lại bng trơi , kéo dài mãi sự tồn taị vật vờ . Chính lúc này cơ gái cịn đáng thương hơn. Bởi muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, cịn thiết sống. Cịn khi đã khơng thiết chết , nghĩa

77

là sự tha thiết với cuộc sống cũng khơng cịn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước… cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi. Nhà văn đã hạ bút viết: “Sống lâu trong cái

khổ Mị quen khổ rồi”. Câu văn nhẹ nhàng mà chua xót biết bao. (Sự biến đổi của Mị khi cam chịu

kiếp dâu gạt nợ)

c.Phẩm chất ( sức sống tiềm tàng trong Mị trong đêm mùa đơng cắt dây cởi trói cứu A Phủ)

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán (trước 1945 như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…) chỉ thấy con người là nạn nhân bất lực của hồn cảnh thì các nhà văn hiện thực cách mạng bao giờ cũng phát hiện ra sức mạnh phục sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ.

Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà Tơ Hồi cịn rất tinh tế khi khám phá quá trình hồi sinh của Mị. Nếu như có một hồn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hồn cảnh giúp Mị hồi sinh. Sức sống ấy đã từng hồi sinh khi khắp vùng Hồng Ngài sống trong những ngày xuân rực rỡ. Tuy nhiên sự “nổi loạn” ấy đã sớm bị dập tắt bởi bàn tay thơ bạo của A Sử. Nó chỉ thực sự trở nên quyết liệt trong cái đêm mùa đơng Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ và chạy trốn cùng A Phủ, thốt khỏi kiếp nơ lệ tơi địi. (chuyển ý)

*Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông:

Mùa đông trên núi cao dài và lạnh, Mị chỉ có bếp lửa là người bạn duy nhất của mình. Mị có thói quen sưởi lửa hàng đêm dù rất nhiều lần thằng A Sử nó về nhìn thấy Mị sưởi lửa nó đã đạp Mị ngả dụi xuống đất. Nhưng Mị không bỏ được. Bếp lửa đối với người con gái này không chỉ là công cụ sưởi ấm mà quan trọng hơn đó cịn là người bạn sưởi ấm tâm hồn của Mị trong những năm tháng đầy chai sạn này, mà theo cách lí giải của tác giả Tơ Hồi, ấy chính là phần vơ thức của con người:

“Ngọn lửa là hình ảnh có tính chất tượng trưng, nó ở trong sự vơ vọng của cuộc đời Mị, dù rất mơ hồ nhưng nó níu kéo khơng để sự vơ vọng lùa đi đến tuyệt cùng”. Đêm hơm đó, cũng nhờ bếp lửa,

Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ - Chàng trai gạt nợ cho nhà thống lý có thể ngày mai, ngày kia sẽ chết.

Chỉ vì mải bẫy nhím để hổ vồ mất bị, A Phủ phải chịu cảnh trói đứng nghiệt ngã. Nhưng ban đầu, khi đối diện với một con người đang đứng trên bờ vực cái chết là A Phủ ấy, “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay”. Mị còn tự nghĩ A Phủ nếu là “cái xác chết đứng đấy, cũng thế thơi”. Mị hồn tồn vơ cảm, thờ ơ trước cảnh A Phủ bị trói. Đây cũng là một diễn biến tâm lí bình thường, hợp lí. Nó hợp lí là bởi Mị đã ở lâu trong khổ đau, đã chịu bao đày đọa về thể xác và tinh thần. Cái cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra đã làm bào mịn đi tâm hồn Mị. Mị đã bị tê liệt đi mọi cảm xúc, ý thức, nhận thức, Mị trở nên vơ cảm, thờ ơ với nỗi đau của chính mình và cả nỗi đau của người khác. Hơn thế nữa, cảnh trói người, đánh người cũng chẳng cịn là xa lạ ở nhà thống lí Pá Tra. Nó diễn ra một cách thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ. Cuộc sống của những con người ở nhà thống lí đầy cơ cực, đắng cay và đày đọa. Chính vì vậy họ chẳng cịn có thể đồng cảm, quan tâm đến nỗi đau của người khác.

78

Như vậy hoàn cảnh nghiệt ngã của đồng loại cũng chẳng còn lay động được tâm hồn Mị nữa rồi. Có lẽ phải cần thêm một tác nhân nữa. Và đó chính là dịng nước mắt của A Phủ. Lửa cháy sáng,

“Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đó là dịng nước mắt của một kẻ nơ lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất

gần. Chính “dịng nước mắt lấp lánh ấy” đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người cùng cảnh ngộ. Quả thật “Khi tình thương chạm vào trái tim thì cho dù

sỏi đá cũng thành châu lệ”. Mị hiểu cảm giác bị trói đứng đến chết “chết đau, chết đói, chết rét, phải

chết”, bởi Mị đã từng bị A Sử trói như vậy. Ở đoạn văn này, tác giả không hề đề cập đến nỗi đau về thể xác của Mị, cũng không hề viết về nỗi tủi nhục của A Phủ nhưng tất cả đều hiện lên thật rõ. Mị đã cảm nhận nỗi đau của A Phủ bằng chính những cảm xúc xuất phát từ nỗi đau của mình. Mị căm phẫn khi nhớ lại người đàn bà đời trước cũng bị trói đến chết trong căn nhà này. Lần đầu tiên, Mị nhận thức được tội ác của cha con thống lí một cách cặn kẽ: “Chúng nó thật độc ác!” – điều mà từ trước đến nay, ngay cả khi bị trói khơng cựa được Mị cũng chưa từng nghĩ. Đó là sự trỗi dậy ý thức về kẻ thù, căm ghét cái ác, cái tàn bạo. Việc trói người đến chết cịn các hơn cả thú dữ trong rừng. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đau khổ cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết chờ ngày rũ xương ở đây thơi”. Từ thương mình, tới thương người, Mị cảm thấy thương A Phủ: “cơ chừng này chỉ đêm nay thôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như vậy”. Trong Mị đã le lói để rồi xuất hiện thật rõ ý muốn phản kháng, ý muốn cứu người, rồi tất yếu sẽ dẫn đến hành động cắt dây trói đầy dũng cảm.

Một loạt nét tâm lí ấy đã thơi thúc Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ. Nhưng trước khi cắt: Mị băn khoăn “cha con thống lý sẽ đổ cho Mị cởi trói, Mị sẽ bị trói thay vào đấy...”, rất có thể Mị sẽ phải chết thay A Phủ. Nhưng làm sao, “Mị cũng không thấy sợ”, lòng thương người trong Mị đã lớn hơn cả sự sợ hãi. Mị rón rén bước lại gần A Phủ, rút con dao nhỏ, cắt nút dây mây. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Trong Mị giờ đây không chỉ tiềm tàng ý thức muốn phản kháng cái ác mà mạnh mẽ hơn đó là sự thơi thúc của tình thương, của lịng trắc ẩn đã trỗi dậy. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng khơng ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “Đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. Đó là mệnh lệnh đối với A Phủ đồng thời là một lời kiên quyết đối với tâm hồn mình. A Phủ vùng chạy đi cịn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết? Bởi theo tập tục của dân tộc của Mị, đã cúng trình ma rồi thì dù chết cũng phải chết ở nhà đó, nếu chạy trốn cùng A Phủ thì Mị khơng đơn giản chỉ là giải thốt cho mình mà cịn là làm trái với tập tục, với truyền thống. Đây chẳng cịn là chuyện về ý chí nữa mà cịn là chuyện về tâm linh, ý niệm.

79

Nhưng cận kề nhất với Mị sẽ là cái chết, chắc chắn là chết, nếu Mị ở lại. Đồng thời cái hình ảnh của A Phủ “quật sức vùng lên” tác động mạnh vào Mị. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi cũng vụt chạy ra. “Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi”. Nghĩa là phía trước mọi cái vẫn tối tăm và bất định lắm, nhưng đó là sự bất định chưa rõ, cịn cụ thể ngay giờ đây là cái chết. Trong tình huống đó, cả A Phủ và Mị khơng thể có con đường nào khác là chạy đi. Bước chân của Mị như đạp đổ chế độ cường quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị gọi với theo: “A Phủ. Cho tơi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là khao khát sống, khao khát tự do mãnh liệt của Mị. Câu nói ấy khi cất lên đã làm quặn đau trái tim độc giả, truyền đến độc giả sự cảm nhận rõ nhất về biết bao khổ cực Mị đã phải gánh chịu, cùng với đó là sự phục sinh mạnh mẽ hơn tất thảy của niềm khao khát sống trong Mị. Kể từ đây, những áp chế về cường quyền, bạo quyền và thần quyền đều ở lại. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến, chỉ biết rằng phải cật lực chạy thoát khỏi địa ngục trần gian này.

Hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ và chạy trốn cùng A Phủ chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị. Từ thân phận nơ lệ, Mị làm chủ cuộc đời mình. Từ sức sống tiềm tàng, âm ỉ đã phát triển thành sức mạnh giải phóng để thay đổi cuộc đời. Nhà văn Tơ Hồi đã thật tinh tế khi sử dụng nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, cách dựng cảnh sinh động, cách lột tả nội tâm nhân vật nhiều bất ngờ, thú vị. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị đã đưa ta đến chốn Hồng Ngài đầy dẫy đau thương nhưng vẫn sáng lên khao khát sống mãnh liệt của con người. Từ hành động cứu người của Mị, chúng ta nhớ đến sự việc giải cứu linh hồn quỷ dữ làng Vũ Đại của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Chỉ với việc đem cho Chí bát cháo hành mà Thị Nở đã làm thay đổi suy nghĩ và tâm tính của một con người triền miên trong cơn say và tội lỗi. Phải chăng “tình thương là một thứ năng lượng kì diệu mà bản thân nó có thể tạo ra những phép lạ”. Hay như sức sống mãnh liệt của những con người đang trên bờ vực chết vì đói trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, sau cùng họ vẫn hướng về ánh sáng của no ấm, tự do, hạnh phúc. Tiềm ẩn trong mỗi con người vẫn luôn là khát vọng sống lớn lao mà khơng một khó khăn, khơng một cường quyền, bạo quyền nào có thể vùi dập hồn tồn.

Một loạt câu văn ngắn, nhiều động từ đã được Tơ Hồi sử dụng tạo nên tình huống hành động, giàu kịch tính cho đoạn trích. Khác với những sự kiện ở đoạn trước, tâm lí của Mị được thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ độc thoại. Trong sự kiện cuối cùng mang tính chất cao trào này, nhà văn vừa sử dụng ngôn ngữ độc thoại, vừa xen kẽ những lời thoại ngắn nhằm tạo độ nén, độ căng cho tác phẩm. Từ đó nhà văn khẳng định sức sống tiềm tàng đóng một vai trị hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình.

Qua đoạn trích trên, Tơ Hồi đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung. Nhà văn đã rất cảm thơng và xót thương cho

Một phần của tài liệu GIÁO án ôn THI văn 12 (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)