Các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 33 - 36)

2.1. Giới thiệu về công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

2.1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Luật

quy định rõ: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ, các cơng cụ này gồm:

Tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung cấp nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tốn cho tổ chức tín dụng. Với cơng cụ này, NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng, là chỗ dựa cuối cùng và vững chắc để các Ngân hàng Thương mại (NHTM) mở rộng hoạt động cho vay đối với nền kinh tế trong giới hạn đã được NHNN kiểm sốt. Theo quy định thì tái cấp vốn bao gồm các hình thức:

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; - Chiết khấu giấy tờ có giá;

- Các hình thức tái cấp vốn khác.

Lãi suất: là cơng cụ đi đôi với công cụ tái cấp vốn, hai công cụ này đi liền với

nhau mới tạo ra được hiệu ứng thực sự. Để thực hiện chính sách tiền tệ thơng qua kênh lãi suất NHNN công bố lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và các loại lãi suất khác. Lãi suất cơ bản không phải là cơ sở để xác định lãi suất cấp tín dụng trên thị trường, trong quá khứ đã có giai đoạn các NHTM dựa vào lãi suất cơ bản để quyết định lãi suất cấp tín dụng của mình. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình lãi suất biến đổi liên tục, nhất là việc cạnh tranh hoạt động của các NHTM khiến cho vai trò của lãi suất cơ bản ngày càng mờ nhạt, lãi suất cơ bản trở về với ý nghĩa vốn có của nó là khái niệm được đưa ra trong Luật dân sự nhằm quy định về trách nhiệm dân sự

và hình sự trong việc cho vay nặng lãi. Đối với lãi suất tái cấp vốn, đây là công cụ mạnh của NHNN trong việc điều chỉnh thắt chặt hay nới lỏng thị trường tín dụng. Việc điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn cũng là cơ sở hình thành lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, một chỉ báo quan trọng của kênh lãi suất. NHNN điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền, khi điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu thì lãi suất tín dụng trên thị trường sẽ giảm theo và ngược lại. Vì có tác động rất mạnh đến lãi suất trên thị trường nên đây là công cụ đắc lực để NHH thực thi chính sách tiền tệ.

Tỷ giá: tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đối có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngoại thương cũng như các hoạt động đối ngoại khác, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động mạnh đến giao dịch vãng lai, giao dịch vốn giữa Việt Nam với nước ngồi. Do đó đây là công cụ mà nhiều nước đã dùng để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện tại tỷ giá được NHNN điều hành tỷ giá theo hướng ổn định hỗ trợ xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế… NHNN cịn chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá mua

– bán ngoại tệ cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN. Điều này đã mang lại sự ổn định của tỷ giá, tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, khơng có đột biến về nhu cầu ngoại tệ trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, tỷ lệ đơ la hóa giảm mạnh. Đây chính là tiền đề để kênh truyền dẫn tỷ giá của chính sách tiền tệ phát huy tác dụng của mình.

Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà các ngân hàng buộc phải gửi vào một tài khoản tại NHNN. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng dẫn đến mức dự trữ bắt buộc tăng, làm giảm nguồn vốn khả dụng và làm giảm khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng.

Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 25.00% 19.89% 18.58% 20.00% 15.00% 12.63% 11.75% 10.00% 6.81% 6.52% 6.04% 5.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. Khi muốn thay đổi lượng cung tiền, NHNN sẽ mua hay bán giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng, điều này làm thay đổi lượng tiền trong lưu thơng, qua đó NHNN sẽ kiểm soát được khối lượng tiền trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w