2.2. Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam
2.2.4. Lạm phát kỳ vọng
Lạm phát chịu tác động nhiều bởi yếu tố kỳ vọng, quan điểm này đã được nhiều nghiên cứu gần đây chứng minh. Người ta có thể dự đốn lạm phát trong những năm tới bằng với lạm phát của năm vừa qua hoặc trung bình của vài năm gần với hiện tại (kỳ vọng thích nghi); hoặc cũng có thể khơng dựa vào q khứ để dự đoán tương lai mà sử dụng những thơng tin hiện tại để giúp mình dự đốn cho giai đoạn kế tiếp (kỳ vọng hợp lý).
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam là nước ln nằm trong nhóm có chỉ số lạm phát cao. Điều này đã dần hình thành mức độ kỳ vọng lạm phát cao trong người dân. Sự biến động của lạm phát trong quá khứ càng cao, càng dai dẳng thì kỳ vọng về lạm phát này càng lớn. Khi kỳ vọng lạm phát trong tương lai lớn, người lao động sẽ đòi hỏi một mức lương cao hơn ngay tại thời điểm ký hợp đồng, điều này làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ phải bù đắp lại bằng cách tăng giá bán sản phẩm, góp phần làm giá cả tăng cao hơn. Một
người bán rau với một kỳ vọng lạm phát cao cũng sẽ tăng giá bán ngay tại thời điểm hiện tại, một người bán gạo, bán bánh... cũng thế. Như vậy một kỳ vọng lạm phát vào thời điểm hiện tại đã ngay lập tức ảnh hưởng đến giá cả tiêu dùng và có thể đẩy mức độ lạm phát trong tương lai càng trầm trọng thêm.
Tác động của lạm phát kỳ vọng đối với lạm phát là điều dễ dàng có thể nhận ra, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng thì có rất ít nghiên cứu đề cập đến. Tác động đầu tiên của lạm phát kỳ vọng đã được đề cập ở trên, đó là sự ảnh hưởng của lạm phát cao trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát trong tương lai. Điều này chỉ ra rằng để chính sách kiềm chế lạm phát có thể phát huy được hiệu quả thì cần có thời gian để lấy lại niềm tin của người dân rằng Chính phủ đang có chính sách nhất quán và nghiêm túc để xây dựng một môi trường vĩ mô ổn định. Điều này cho thấy các giải pháp nhằm ngăn ngừa lạm phát sẽ có kết quả tốt hơn nhiều so với việc cố gắng xử lý lạm phát khi nó đã tăng lên.
Khi nền kinh tế bất ổn sẽ làm tăng lạm phát kỳ vọng, làm cho người dân phản ứng thái quá trước những biến động của thị trường và qua đó làm lạm phát thực tế tăng cao hơn. Đơn cử như việc giá vàng trong nước tăng 64,32% trong năm 2009, 30% trong năm 2010 và 15,33% trong 8 tháng đầu 2011 đã tác động không nhỏ đến tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam.