2.2. Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam
2.2.2. Ảnh hưởng của giá cả hàng hóa thế giới
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng mở cửa với thế giới, những con số thống kê đã chỉ ra rõ với tỷ trọng xuất khẩu trên GDP đạt 160%, tỷ lệ nhập khẩu trên GDP ở mức trên 80%. Việt Nam là nước có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu lớn nhất khu vực, cơ cấu chi phí sản xuất có tỷ trọng lớn các đầu vào sản xuất phải nhập khẩu, do đó tác động của giá
cả hàng hóa thế giới là điều khơng thể tránh khỏi. Từ năm 2006 đến 2011 chỉ số hàng hóa thế giới tăng 132%, giá năng lượng tăng 90,9%, giá lương thực tăng 151,2%. Do độ mở cao nên Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. Giá trên thị trường quốc tế vừa tác động đến giá cả trong nước qua nhập khẩu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến giá cả những loại hàng hóa vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ trong nước, đặc biệt là hàng hóa nơng sản đã tạo áp lực tăng giá trong nước.
Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 trước khi giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đây là một trong những yếu tố khiến cho lạm phát của Việt Nam đạt đến 19,89% vào cuối năm 2008 và quay ngoắt giảm xuống chỉ còn ở mức 6,52% trong năm 2009. Ảnh hưởng của giá cả hàng hóa thế giới lên Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy khi mà ta có thể thấy được sự tương đồng của diễn biến giá cả hàng hóa thế giới và lạm phát ở Việt Nam.
Hình 2-2: Biểu đồ giá cả hàng hóa thế giới. giá lương thực và giá dầu thô giai đoạn từ 10/2006 – 12/2011
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa trên mở rộng đầu tư, sử dụng nhiều vốn, trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, điều này thể hiện ở chỉ số ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Giáo sư Dani Rodrick, Viện nghiên cứu Cao cấp, trường Khoa học xã hội, Princeton (Hoa Kỳ) cho rằng, chính sách Việt Nam trong mục tiêu tăng trưởng trung và dài hạn nên chuyển hướng từ tập
Chỉ số ICOR Việt Nam qua các năm 7.17 6.66 8 7 6.29 5.87 5.73 5.53 6 5.1 5 4 3 2 1 0 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
trung vào kinh tế đối ngoại sang nhu cầu nội địa, từ hướng vào doanh nghiệp lớn sang chú trọng khu vực tư nhân trong nước. Cơ sở cho khuyến nghị trên đến từ thực tế sự vận động của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua: tốc độ tăng trưởng nhanh của những năm từ 1990 đến nay chủ yếu là do chuyển đổi cơ cấu nhanh, chứ không phải do đầu tư mạnh vào những nhân tố cơ bản. Việt Nam sẽ phải đối mặt với thực tế là xu hướng cơng nghiệp hóa khơng cịn là động lực chính cho phát triển và đang trở thành xu hướng chung trên thế giới. Giá trị gia tăng ngành cơng nghiệp chế tác tính bằng tỷ lệ % so với GDP đã có chiều hướng giảm từ năm 2007. Tỷ trọng việc làm của ngành sản xuất bắt đầu có dấu hiệu chững lại, kinh tế Việt Nam cũng dễ bị tổn thương do giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và bất thường. Việc đầu tư tràn lan, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao và tạo gánh nặng về vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc triển khai cùng một lúc nhiều chương trình tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, trong khi hiệu quả đầu tư thấp cũng làm tăng thêm chi phí vốn cho nền kinh tế.
Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2007 – 2013 của tổng cục thống kê
Hình 2-3: Chỉ số ICOR Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013