Lựa chọn độ trễ phù hợp:

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 46)

Việc lựa chọn độ trễ tối ưu cho mơ hình sẽ được thực hiện bằng cách ứng dụng mơ hình VAR cho các chuỗi dữ liệu ban đầu của các biến với độ trễ tối đa là 4. Mơ hình VAR sẽ tự động lựa chọn độ trễ tối ưu dựa trên các tiêu chuẩn: tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SC) và tiêu chuẩn thông tin Hannan- Quinn (HQ) để lựa chọn độ trễ tối ưu cho mơ hình.

Từ kết quả thu được bằng phần mềm Eviews, tác giả lựa chọn độ trễ tối ưu của mơ hình VAR là 4 (tất cả các tiêu chuẩn đều chọn độ trễ 4).

2.3.4.Ước lượng mơ hình VAR:

Với độ trễ tối ưu là 4 đã lựa chọn ở trên, ta ước lượng mơ hình VAR bằng Eviews được kết quả cho thấy GDP chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính nó khi mà các thống kê t của GDP với bất kỳ độ trễ nào cũng rất lớn (so với 1,96). Ngồi ra GDP cịn chịu ảnh hưởng của LSCB với độ trễ 2 và 3; LSTCV với độ trễ 3 và 4; cung tiền M2 với độ trễ 2. Điều này càng khẳng mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và các

chính sách tiền tệ như LSCB, tăng giảm cung tiền (M2), quy định LSTCV, có tác động lên tăng trưởng GDP với một độ trễ nhất định.

Để xem xét ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên lạm phát, ta xem xét sự ảnh hưởng của các biến khác lên CPI. Có thể thấy CPI chịu tác động mạnh của GDP và của chính CPI. Các biến chính sách M2, LSCB tác động mạnh sau 2 quý. Điều này đã chỉ rõ sự hiệu quả của chính sách tiền tệ có tác động lên lạm phát. Ảnh hưởng cụ thể của từng biến chính sách lên CPI sẽ được xác định bằng các hàm phản ứng, phân rã Cholesky và phân rã phương sai ở phần sau.

2.3.5.Kiểm định tính ổn định của mơ hình:

Sử dụng kiểm định AR root ta được kết quả như hình 2-4:

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Hình 2-4: Kiểm định tính ổn định của mơ hình bằng kiểm định AR Root

Có thể thấy các nghiệm đều nằm trong vịng trịn đơn vị, do đó mơ hình trên là ổn định.

Để chấp nhận mơ hình trên, ta thực hiện kiểm định tính dừng của các phần dư:

Bảng 2-3: Kiểm định tính dừng phần dư của các biến

Biến Phần dư GDP Dừng CPI Dừng M2 Dừng LSCB Dừng LSTCV Dừng

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Với kết quả như bảng tổng hợp trên ta chấp nhận mơ hình VAR đã phân tích. 2.3.6.Phân tích hàm phản ứng đẩy (Impulse response function - IRF):

Thông qua các hàm phản ứng đẩy (Impulse response function – IRF) cho ta biết các biến trong mơ hình phản ứng như thế nào khi xảy ra cú sốc với một biến trong mơ hình, từ đó để nhận ra sự truyền dẫn của từng cú sốc đến các biến riêng biệt.

Response of D(L_GDP) to D(L_LSCB) .100 .075 .050 .025 .000 -.025 -.050 -.075 -.100 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Hình 2-5: Phản ứng của GDP trước cú sốc LSCB

Kết quả của hàm phản ứng đẩy cho thấy GDP phản ứng khá mạnh với cú sốc LSCB, khi LSCB tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng GDP, cụ thể GDP giảm 0,0127% ngay ở quý đầu tiên và tiếp tục giảm đạt tới mức 0,0579% ở quý 2 trước khi bắt đầu tăng trở lại. Điều này phù hợp với lý thuyết vì khi lãi suất cơ bản tăng, sẽ tác động đến lãi suất thị trường, cụ thể là lúc này lãi suất huy động tăng, dẫn đến xu hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu và lãi suất cho vay tăng làm đầu tư giảm, những điều này làm giảm tổng cầu, từ đó làm giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP.

Response of D(L_CPI) to D(L_LSCB) .08 .06 .04 .02 .00 -.02 -.04 -.06 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Hình 2-6: Phản ứng của CPI trước cú sốc LSCB

Cũng giống như phản ứng của GDP, phản ứng của CPI là tương đối mạnh trước cú sốc LSCB; CPI tăng 0,016% sau 1 quý và tiếp tục tăng đạt cực đại 0,041% sau 2 quý, tác động này là giai dẳng nhưng giảm dần sau 4 quý. Điều này có thể giải thích là do lãi suất cơ bản tăng, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng theo, ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, gây ra áp lực làm tăng giá các hàng hóa.

Lãi suất cơ bản bị tác động bởi CPI

CPI là chỉ số vĩ mô quan trọng để nhận biết lạm phát thực tế, NHNN thường điều chỉnh lãi suất cơ bản dựa trên diễn biến thực tế của CPI để xem xét lãi suất thực là dương hay âm. Thông thường ta xem xét sự thay đổi của CPI khi lãi suất cơ bản thay đổi, tuy nhiên việc xem xét sự tác động của CPI để NHNN thay đổi lãi suất cơ bản cũng là điều hợp lý và cần thiết.

Response of D(L_LSCB) to D(L_CPI) .08 .06 .04 .02 .00 -.02 -.04 -.06 -.08 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Hình 2-7: LSCB chịu sự tác động của CPI

Có thể thấy khi CPI tăng cao thì NHNN sẽ điều chỉnh tăng LSCB, việc điều chỉnh này xảy ra sau 1 quý, đạt tới mức tối đa 0,052% sau 2 quý và giảm dần khi chính sách đạt được hiệu quả.

Response of D(L_GDP,2) to D(L_M2,2) .03 .02 .01 .00 -.01 -.02 -.03 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Hình 2-8: Phản ứng của GDP trước cú sốc cung tiền M2

Theo lý thuyết, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng thì cung tiền M2 sẽ tăng, kéo theo lãi suất thực giảm, và tăng tổng cầu, dẫn đến tăng GDP. Tuy nhiên thực tế cho thấy sau 4 quý kể từ khi thực hiện chính sách mở rộng thì ảnh hưởng của M2 lên GDP là không rõ ràng, GDP thực tế thậm chí cịn giảm đơi chút và chỉ thực sự tăng sau 4 quý, đạt cực đại ở mức 0,007% sau 5 quý và sau đó tiếp tục giảm.

Response of D(L_CPI) to D(L_M2,2) .20 .15 .10 .05 .00 -.05 -.10 -.15 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Hình 2-9: Phản ứng của CPI trước cú sốc cung tiền M2

Tác động của M2 lên CPI rõ ràng hơn lên GDP, CPI giảm ở quý 2 tuy nhiên tăng và giữ mức tăng ổn định, mức tăng lớn nhất sau 3 quý (đạt 0,047%) và 6 quý (0,061%).

Phản ứng của GDP trước cú sốc LSTCV

Tác động của LSTCV không thực sự rõ nét lên sự thay đổi của GDP khi mà ở kỳ đầu tiên chỉ làm tăng GDP 0,005% và sau đó liên tục biến thiên theo chiều tăng giảm ở các kỳ sau đó với độ lớn lớn nhất cũng chỉ là 0,012%.

Response of D(L_GDP,2) to D(L_LSTCV) .04 .03 .02 .01 .00 -.01 -.02 -.03 -.04 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Hình 2-10: Phản ứng của GDP trước cú sốc LSTCV Phản ứng của CPI trước cú sốc LSTCV Phản ứng của CPI trước cú sốc LSTCV

Response of D(L_CPI) to D(L_LSTCV) .020 .015 .010 .005 .000 -.005 -.010 -.015 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Cũng giống như tác động của LSTCV lên GDP, tác động lên CPI cũng rất thấp và không ổn định, sau 2 quý từ khi xảy ra cú sốc LSTCV thì CPI tăng 0,0018% sau đó giảm xuống 0,0023% sau 3 quý. CPI tăng mạnh nhất trong quý 5 đạt giá trị 0,00485 và giảm mạnh nhất trong quý 7 0,0027% trước khi trở về trạng thái cân bằng trong quý 8.

Từ kết quả của hàm phản ứng đẩy IRF có thể thấy LSCB là yếu tố chính sách tiền tệ tác động mạnh nhất lên GDP và CPI, ngồi ra cịn có cung tiền M2 ảnh hưởng đáng kể đến CPI; còn lại các yếu tố khác có tác động là khơng đáng kể. Khi xem xét tác động ngược trở lại của sự thay đổi LSCB khi xảy ra cú sốc CPI thì cũng nhận được tác động khá mạnh. Từ đó có thể kết luận LSCB vẫn là cơng cụ chính và hiệu quả nhất để NHNN thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

2.3.7.Phân rã phương sai (Variance Decomposition):

Hàm phản ứng đẩy cho ta thông tin sự thay đổi của biến khi xảy ra một cú sốc, tuy nhiên chỉ xem xét được các tác động riêng biệt. Để phân tích sự biến thiên của một biến do tác động bởi cú sốc của chính biến đó và cú sốc của các biến nội sinh khác nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sự biến thiên bởi cú sốc của chính biến đó và các biến vĩ mô khác tác giả sử dụng phương pháp phân rã phương sai. Ở đây tác giả chỉ xem xét đóng góp của các biến tác động lên GDP (tăng trưởng) và CPI (lạm phát).

Phân rã phương sai của biến GDP

Bảng 2-4: Phân rã phương sai của biến GDP

Period S.E. D(L_GDP,2) D(L_CPI) D(L_M2,2) D(L_LSCB) D(L_LSTCV) 1 0.022589 100.0000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 2 0.047642 95.49607 0.000688 0.977450 3.424212 0.101576 3 0.059200 85.62274 1.780491 2.975875 9.540294 0.080597 4 0.064122 77.65544 7.225584 2.760620 12.27725 0.081103 5 0.072520 78.51901 7.284071 3.123923 10.05428 1.018711 6 0.087213 83.51554 5.054334 3.178337 7.349019 0.902770 7 0.094284 81.19005 4.730173 4.550740 8.470433 1.058601 8 0.098100 76.88231 8.105341 4.403893 9.596768 1.011685

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Kết quả phân rã biến GDP ở bảng 2-4 chỉ ra rằng GDP chịu tác động mạnh bởi chính biến này, sau 3 quý thì ảnh hưởng của biến LSCB bắt đầu lớn dần đạt mức ảnh hưởng 9,54% đến biến động của GDP. Ngồi ra ở q thứ 4 thì ảnh hưởng của CPI bắt đầu gia tăng nhưng vẫn ở mức dưới 10%. Như vậy chỉ có biến CPI và LSCB là thực sự ảnh hưởng đến GDP.

Phân rã phương sai của biến CPI

Bảng 2-5: Phân rã phương sai của biến CPI

Period S.E. D(L_GDP,2) D(L_CPI) D(L_M2,2) D(L_LSCB) D(L_LSTCV) 1 0.022589 0.000000 84.73286 0.000000 15.26714 0.000000 2 0.047642 0.158704 76.80078 0.462783 22.44168 0.136055 3 0.059200 0.772466 74.73678 2.574996 21.48129 0.434458 4 0.064122 11.07622 65.84150 2.428542 20.19491 0.458830 5 0.072520 11.36009 63.60346 2.345802 18.42010 4.270544 6 0.087213 11.10524 60.60919 4.426986 16.38303 7.475553 7 0.094284 10.79594 60.67908 4.227530 17.08366 7.213778 8 0.098100 11.19885 57.60956 4.858392 16.77522 9.557974

Cholesky Ordering: D(L_GDP,2) D(L_CPI) D(L_M2,2) D(L_LSCB) D(L_LSTCV)

Nguồn: Kết quả tác giả tính tốn từ Eviews

Ảnh hưởng của LSCB lên CPI thể hiện trên bảng 2-5 là rất rõ ràng khi mà ngay ở quý 1 LSCB đã ảnh hưởng đến 15,27% thay đổi của CPI, ảnh hưởng này ở các kỳ sau cịn mạnh mẽ hơn khi đóng góp đến hơn 20% tác động. Điều này cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của việc quy định LSCB đã có tác động đến CPI. Ở các kỳ sau đó các biến khác cũng có ảnh hưởng đến sự thay đổi của CPI tuy nhiên tác động này là khơng đáng kể và chỉ có GDP là đóng góp ảnh hưởng hơn 10% ở quý thứ 4.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả nghiên cứu về chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây nên lạm phát của Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời qua mô hình nghiên cứu sự tác động của lãi suất chính sách tiền tệ đến lạm phát giai đoạn 2000 – 2014 đã cho tác giả khái quát được các nguyên nhân gây ra lạm phát Việt Nam. Kết quả cho thấy vai trò của yếu tố kỳ vọng lên việc tăng giá trong nước, khi mà lạm phát chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính nó, sự kỳ vọng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tựu chung lại là do lạm phát cao trong quá khứ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của lãi suất chính sách tiền tệ đến lạm phát cũng được ghi nhận khi mà mức độ tác động đến lạm phát cũng khá cao, tuy nhiên sự tác động này có độ trễ nhất định.

Kết quả phân tích trong chương 2 cũng cho thấy là phù hợp với lý thuyết về đầu tư, tăng trưởng và lạm phát, đồng thời cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi bàn về lạm phát.

Chương 3

MỘT SỐ GỢI Ý GĨP PHẦN KIỂM SỐT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM BẰNG CƠNG CỤ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Kiểm sốt lạm phát ln là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của mọi quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia luôn phải đối mặt với lạm phát và những tác động không mong muốn của lạm phát. Lịch sử đã ghi nhận những trường hợp lạm phát phi mã tồi tệ khi chính phủ khơng kiểm sốt được lạm phát như ở Hungary năm 1946 (lạm phát cao nhất 13.600.000.000.000%), Zimbabwe năm 2008 (79.600.000.000%), Yugoslavia năm 1994 (315.000.000%)… Tuy nhiên lạm phát nếu được duy trì ở mức hợp lý cũng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Hiện nay Việt Nam đang có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển, đó là sự ổn định về chính trị - xã hội, sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng, các tổ chức dự báo đang đánh giá cao triển vọng kinh tế của Việt Nam. Việc nền kinh tế thế giới hồi phục sau cuộc khủng hoảng cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của mình. Tuy nhiên lạm phát là một vấn đề lâu dài, hiện tại lạm phát đang được kiểm soát rất tốt nhưng chúng ta vẫn khơng thể lơ là, cần có chiến lược dài hạn. Để đạt được mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát, vừa tăng trưởng kinh tế thì ngồi cơng cụ lãi suất đang được sử dụng rất thành công chúng ta cũng cần sử dụng các công cụ khác một cách đồng bộ và linh hoạt. Chính sách lãi suất là một cơng cụ của chính sách tiền tệ, vì vậy mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi suất phải nằm trong mục tiêu của chính sách tiền tệ, q trình hồn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ. Điều đó có nghĩa, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất không được gây ra những cú sốc thị trường. Hiện tại, điểm nổi bật và dễ nhận thấy nhất trong việc điều hành chính sách tiền tệ chính là NHNN đã điều hành linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ, chủ động đưa tiền ra và hút tiền về linh hoạt qua các kênh để kiểm soát lượng tiền

cung ứng, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối trong điều kiện mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tổng phương tiện thanh toán diễn biến phù hợp với kinh tế vĩ mô, tiền tệ và các giải pháp điều hành của NHNN. Thanh khoản của hệ thống TCTD được đảm bảo và thậm chí cịn dư thừa, thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoạt động thông suốt. Thanh khoản khả quan giúp lãi suất diễn biến tích cực. Lãi suất thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm và hiện tại thấp hơn lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN. Chính sự điều hành vừa linh hoạt vừa thận trọng, kết hợp đồng bộ với các chính sách khác đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam trở lại với sự ổn định, đây cũng chính là điều mà chúng ta cần tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Đối với việc sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ tác giả có một số gợi ý như sau:

- Chính sách lãi suất cần chú trọng nhiều hơn tới áp lực lạm phát gắn với hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ, chính sách này phải giải quyết được những mối quan hệ ràng buộc và bất cập hiện nay trên thị trường tiền tệ, nhưng đồng thời cùng với các cơng cụ chính sách khác thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển. Do vậy, tự do hóa lãi suất là mục tiêu cần hướng tới để đảm bảo sự

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w