Sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 43 - 45)

2.2. Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam

2.2.5. Sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Để ổn định kinh tế vĩ mơ thì cần có sự phối hợp hài hịa giữa điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ về cả thời điểm và mức độ ảnh hưởng của từng chính sách, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO thì Việt Nam nên có những bước đi thận trọng trong điều hành vĩ mô, để bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội phải là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên có thể thấy một thực tế là những năm qua, việc phối kết hợp giữa các cơng cụ chính sách ở nước ta cịn khá nhiều vấn đề nổi cộm, thậm chí chồng chéo, gây trở ngại, làm mất hiệu lực của nhau. Cụ thể, dù nền kinh tế Việt Nam trải qua lạm phát cao vào nửa đầu năm 2008, Chính phủ vẫn thực hiện chính sách tài khóa theo hướng mở rộng, chi ngân sách nhà nước đạt 51,8% dự toán;

tăng 26,26% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó chính sách tiền tệ lại được điều hành theo hướng thắt chặt, cung tiền M2 chỉ tăng 3,31% so với cuối năm 2007. Hệ quả là hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu áp lực thanh khoản, đẩy lãi suất huy động và cho vay lên cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cuối năm 2008, khi nền kinh tế rơi vào suy thối do hệ quả của chính sách tiền tệ thắt chặt và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, chính sách tiền tệ lại được sử dụng để kích thích nền kinh tế tăng trưởng khi tăng cung tiền M2 tới 20,70% so với cuối năm 2007. Năm 2010, khi tình hình lạm phát có xu hướng giảm đi, nhằm đạt được mức tăng trưởng đã đề ra là 6,5% Chính phủ đã tiến hành nới lỏng cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; chi ngân sách đạt 30,66% GDP; M2 tăng tăng 25,3% (theo công bố của NHNN), cao hơn mức chỉ tiêu đặt ra là 20%. Hệ quả của điều này là lạm phát tăng cao trở lại vào cuối năm 2010 cho tới giữa năm 2011; lại một lần nước tạo áp lực lên việc điều hành chính sách tiền tệ. Có thể thấy khi sản lượng vẫn chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng thì việc mở rộng đầu tư, kích cầu để gia tăng sản xuất sẽ làm tăng sản lượng; nhưng khi đã đạt được sản lượng tiềm năng mà vẫn giữ chính sách trên thì sẽ gây nên lạm phát trong nền kinh tế. Nền kinh tế sẽ kém hấp thụ vốn và nguồn vốn ít hiệu quả hơn trước thể hiện qua GDP tăng trưởng chậm hơn và chỉ số ICOR tăng cao, nền kinh tế rơi vào tình trạng đình trệ.

Qua phân tích ở trên có thể thấy được sau hội nhập WTO thì Việt Nam đang có những bước tăng trưởng đáng tự hào. Chúng ta đã tận dụng được những lợi thế từ hội nhập, tận dụng tối đa nội lực để ngày càng phát triển. Tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã vượt qua được khủng hoảng một cách nhanh chóng và tăng trưởng khá bền vững. Bước phát triển này ghi dấu ấn mạnh mẽ của chính sách của Chính phủ mà rõ nét nhất là chính sách tiền tệ. Các kênh của chính sách như cung tiền, lãi suất và tỉ giá đều đã hoạt động tốt với một chiến lược dài hơi, nhất quán và điều hành linh hoạt theo diễn biến của thị trường.

2.3. Phân tích sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát tại Việt Nam

Với mục tiêu nghiên cứu sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến lạm phát của Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO, bài phân tích sử dụng dữ liệu theo quý giai đoạn quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2014 với các biến được lựa chọn như sau:

(1) GDP: tổng sản phẩm quốc nội (nguồn Datastream, GDP tính theo giá gốc

năm 1994).

(2) CPI: chỉ số giá tiêu dùng (nguồn IMF, phần trăm thay đổi so với cùng kỳ

năm trước).

(3) M2: cung tiền M2 (nguồn IMF).

(4) LSCB: lãi suất cơ bản (nguồn website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn).

(5) LSTCV: lãi suất tái cấp vốn (nguồn website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

http://www.sbv.gov.vn).

Các biến trên khi phân tích đều được sử dụng dưới dạng log, riêng biến GPD đã được điều chỉnh yếu tố mùa vụ bằng phương pháp ARIMA X12.

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w