Do chính sách tiền tệ mở rộng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 37 - 38)

2.2. Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam

2.2.1. Do chính sách tiền tệ mở rộng của Việt Nam

Do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn này đã bị chững lại. Nhằm khôi phục lại nền kinh tế, Chính phủ đã thực hiện liên tiếp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng; chi Ngân sách Nhà nước và dư nợ tín dụng đều liên tục tăng, kéo theo đó là cung tiền M2 cũng tăng theo. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam đạt mức 31,4%, trong khi đó ở một số nước như Trung Quốc là 17,8%, Indonesia 13%, Malaysia 8,7%, Thái Lan 6,2%. Điều này làm tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP năm 2000 chỉ ở mức chưa đến 60% thì đến cuối năm 2010 đã lên tới 130%. Giai đoạn 2007 - 2010, M2 của Việt Nam đã tăng 2 lần; trong khi đó, GDP danh nghĩa tăng 1,73 lần và GDP thực tế tăng 1,20 lần. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng bình quân tăng 30,6%/năm. Hệ số dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã tăng từ 40% năm 2000, lên mức 116,14% năm 2010 (gần 3 lần). Ở Trung Quốc, hệ số này tăng 1,23 lần, Thái Lan và Malaysia hầu như khơng tăng.

Đặc biệt, do để hồn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), Chính phủ đã tiếp tục theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế cao. Tỷ lệ đầu tư bắt đầu vượt xa

tỷ lệ tiết kiệm, đi kèm với đó là chi ngân sách nhà nước tăng lên gần mức 30% GDP, ngân sách nhà nước liên tục bị thâm hụt. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vực xã hội luôn ở mức khá cao, nhất là chi cho đầu tư cơng. Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ đã phải huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu Kho bạc và vay nợ quốc tế. Việc phát hành trái phiếu, tín phiếu này sẽ không tác động làm thay đổi M2 nếu được bán cho công chúng. Nhưng thực tế số trái phiếu này hầu hết bán cho tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng sử dụng để chiết khấu hoặc bán cho Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở, điều này lại trực tiếp làm tăng M2.

Tình trạng phát triển q nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn, tình trạng đơ la hóa, vàng hóa nghiêm trọng, đã khiến cho một lượng vốn lớn của xã hội không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất hàng hóa để cân đối với nguồn tiền; đồng thời gây ra những cơn sốt giá và lan tỏa sang giá các mặt hàng khác, cũng góp phần làm tăng lạm phát.

Để bù lại sự mất giá của đồng tiền, Chính phủ đã điều chỉnh tăng lương tối thiểu, làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và lạm phát kỳ vọng. Bình quân giai đoạn 2006 - 2010, mức lương danh nghĩa của cán bộ, công chức tăng bình quân 16,18%/năm, cụ thể đầu năm 2008 lương tối thiểu được điều chỉnh tăng từ mức

450.000 VND lên 540.000 VND; hoặc đề xuất tăng lương tối thiểu từ 830.000 VND lên 1.050.000 VND vào năm 2012 khi mà lạm phát 9 tháng đầu năm 2010 là 16,63%. Điều này tạo nên tác động tâm lý tới giá cả hàng hóa ngay trong ngắn hạn và tăng mức lạm phát kỳ vọng của người dân trong trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w