Tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 40 - 42)

2.2. Lạm phát và chính sách tiền tệ tại Việt Nam

2.2.3. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá có tác động nhất định tới lạm phát ở Việt Nam, tùy thuộc vào từng thời kỳ cho thấy sự tác động này có thể nhiều hay ít. Sau khi gia nhập WTO, luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam rất lớn (vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, kiều hối…). Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và khuyến kích xuất khẩu, đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam đối với quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã phải tăng cung tiền M2 để hút ngoại tệ vào, điều này đã gây áp lực lên lạm phát ở thời kỳ này. Ngồi ra cịn phải kể đến ngun nhân thuộc về điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam bởi vì trong suốt một thời gian dài, Ngân hàng Nhà nước đã cố định tỷ giá quá lâu, Ngân hàng Nhà nước “neo” đồng VNĐ quá lâu vào đồng USD, trong khi đồng USD đang bị mất giá so với các đồng tiền mạnh khác, đồng VND lại mất giá so với USD, điều này làm cho mức độ mất giá của đồng VND so với các đồng tiền mạnh khác càng trở nên trầm trọng hơn. Sự mất giá của VND đã làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn, trong khi Việt Nam liên tục là nước xuất siêu. Điều này khiến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tăng, kéo theo giá thành sản phẩm tăng. Cuối năm 2009 Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ từ mức là 15.819 lên 17.069 (tăng 8%), điều này ghi nhận nỗ lực kéo tỷ giá về gần với giá trị thực của nó, tuy nhiên so với tỷ giá thực thì cịn một khoảng cách khá lớn, đồng VNĐ vẫn còn bị định giá cao đã gây bất lợi cho xuất khẩu, tăng nhập khẩu, cán cân thương mại thâm hụt đã tạo ra sự mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và 2009 đã góp phần làm giảm lạm phát vào năm 2009 và 2010 do giá cả hàng hóa quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm. Tuy nhiên, khi Chính phủ thực hiện các gói kích cầu từ giữa năm 2009 cùng với việc mở rộng cung tiền và tín dụng khiến cho lạm phát gia tăng trở lại vào năm 2010 và 2011. Năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt về chính sách quản lý tỷ giá khi ngay từ đầu năm Chính phủ đưa ra Nghị quyết 11 với trọng tâm ưu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thâm hụt thương mại và kiểm sốt lạm phát, thơng qua phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mơ như thắt chặt tài khóa và tiền tệ, ưu tiên vốn cho lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu… Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho là “ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát”, Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi trong

điều hành chính sách tỷ giá theo hướng tỷ giá cần phải thực sự linh hoạt, công bố tỷ giá liên ngân hàng phải sát đúng với tỷ giá giao dịch trên thị trường. Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thông báo tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3%, lên mức 20.693 đồng. Hành động này càng kéo tỷ giá liên ngân hàng gần hơn với tỷ giá thực tế và mang đến kỳ vọng đây sẽ là tỷ giá được sử dụng trên cả thị trường chợ đen lẫn thị trường liên ngân hàng. Chấm dứt tình trạng hai tỷ giá sẽ giúp cho nền kinh tế khơng bị méo mó, giao dịch trở nên minh bạch hơn và giảm bớt những chi phí chìm cho nền kinh tế. Điều này cũng mang lại tác động tiêu cực mà tác động đầu tiên, mang tính hệ thống là làm gia tăng chi phí của các nhà sản xuất. Giá các hàng hoá cơ bản sẽ tăng mạnh và chỉ số giá tiêu dùng sẽ bị gây áp lực. Để tiếp tục kiềm chế lạm phát, lãi suất sẽ tiếp tục phải duy trì ở mức cao. Tuy nhiên chính sách điều chỉnh linh hoạt mới của Việt Nam hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thay đổi trong cán cân thương mại của Việt Nam theo hướng tích cực hơn, ngăn cản các hoạt động đầu cơ, làm cho tỷ giá sẽ ổn định hơn và thu hút được các nhà đầu tư trong tương lai.

Một phần của tài liệu Sự truyền dẫn lãi suất của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở VN (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w