Chương 3 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu nhận được các bản câu hỏi trả lời, tác giả đã tiến hành làm sạch thông tin, lọc bảng câu hỏi và mã hóa những thơng tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.0.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo là các năng lực được khảo sát khi sử dụng thang Likert từ 1 tới 5.
Phương pháp Cronbach’s Alpha dùng để loại bỏ các câu không phù hợp và hạn chế các câu nhiễu trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên từ 0 đến 1. Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, điều này khơng thực sự như vậy vì nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (> 0.95) cho thấy có nhiều câu trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là trùng lặp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên có thể sử dụng được
rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt (Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Trong q trình nghiên cứu, tác giả phân tích thống kê mơ tả thơng qua hai chỉ số Giá trị trung bình (Mean) và Độ lệch chuẩn (Standard deviation). Giá trị trung bình được lựa chọn để phân tích xu hướng tập trung của dữ liệu qua khảo sát. Độ lệch chuẩn được sử dụng để mô tả sự biến thiên của các sự lựa chọn trong mẫu nghiên cứu.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 tác giả đã tập trung mơ tả quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu, thang đo và bảng hỏi phục vụ q trình thu thập thơng tin nghiên cứu đề tài. Kết quả có 90 biến quan sát, 11 quan sát đo lường yếu tố nâng cao NLQL, và 18 quan sát đo lường kết quả QLNN về NCNLQL, trong đó có 39 quan sát đo lường kết quả NLQL, 22 biến quan sát đo lường yếu tố ảnh hưởng đến NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được lựa chọn sau q trình nghiên cứu định tính và phỏng vấn sâu chun gia. Từ đó tác giả xây dựng 2 mẫu bảng hỏi khảo sát định lượng đánh giá NLQL và NCNLQL của giám đốc DNNVV dùng cho giám đốc và các đối tượng hữu quan (nhân viên, đối tác, các bộ quản lý và chuyên gia). Thang đo Likert 5 bậc và phần mềm thống kê SPSS 25.0, phần mềm Amos được đề xuất sử dụng trong nghiên cứu; bảng hỏi khảo sát được thu thập trực tiếp và qua google.form và bảng giấy theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện. Kết quả đã có 420 phiếu khảo sát đủ điều kiện phân tích định lượng và được mơ tả số liệu qua các bản thống kê về nhân khẩu học của giám đốc, ngành nghề lĩnh vực hoạt động, kết quả kinh doanh của các DNNVV. Mẫu khảo sát đảm bảo tính tin cậy, đại diện và phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA