Xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. (Trang 152 - 160)

Chương 3 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.4 xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hố đến năm 2025 tầm nhìn 2030

Từ kết quả phân tích thực trạng NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá kết hợp với định hướng và quan điểm phát triển của Trung ương và tỉnh Thanh Hoá về yêu cầu nâng cao NLQL cho giám đốc DNNVV đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp chung cho cơ quan quản lý nhà nước, cho GĐDN và các giải pháp cụ thể để khắc phục từng NLQL đang còn hạn chế hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai như sau:

5.4.1 Tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền nhận thức về NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Để giúp giám đốc chủ động hơn trong việc nâng cao NLQL thì cần có sự tun truyền định hướng về xu hướng phát triển NLQL, các chính sách hỗ trợ bồi dưỡng NLQL một cách thường xuyên, đồng bộ, hiệu quả. Hoạt động tuyên truyền được thực hiện dưới đa dạng hình thức, phương thức. Tận dụng hiệu quả của mạng xã hội để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, cần có những khảo sát đánh giá về mức độ nhận thức của giám đốc về xu hướng phát triển NLQL, về chiến lược và chính sách hỗ trợ của chính quyền từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội tập trung tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển doanh nghiệp doanh nhân; tạo sự thống nhất xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức của cán bộ và doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải xác định phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực doanh nhân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp hàng năm và cả giai đoạn

Đổi mới về nội dung các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về doanh nghiệp - doanh nhân trên Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị theo hướng cập nhật, phản ánh thơng tin đa dạng, chính xác, kịp thời về các chính sách hoạt động bồi dưỡng doanh nhân; biểu dương những doanh nhân điển hình, tiên tiến, có sáng kiến mới, cách làm hay trong sản xuất, kinh doanh để tạo động lực phấn đấu học tập trong cơng động đồng doanh nhân. Cần có thêm các khảo sát rộng rãi về mức độ tiếp cận thông tin, mức độ nhận thức về NCNLQL của GĐDNNVV làm căn cứ điều chỉnh chính sách và phương thức tuyên truyền.

Trong thực tế hai năm đầu triển khai các chính sách chương trình bồi dưỡng doanh nhân nhận được sự quan tâm của đông đảo giám đốc do tính mới và sự cần thiết, tuy nhiên hai năm sau do ảnh hưởng khách quan của đại dịch và sự thiếu đổi mới trong chính sách, chương trình dẫn đến thiếu sự hấp dẫn, giám đốc khơng cịn hào hứng với nhiều chương trình và cách thức triển khai có tính chất “lối mịn” vì vậy kết quả triển khai khơng đạt kế hoạch được đề ra. Vì vậy trong thời gian tới cần tập trung:

Tập trung rà sốt các cơ chế, chính sách đã ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đang còn hiệu lực để tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và nhu cầu thực tế.

Cơ quan chun mơn cần có những giải pháp cụ thể trong xây dựng kế hoạch như căn cứ trên kết quả khảo sát nhu cầu, căn cứ trên xu hướng phát triển NLQL, căn cứ trên quan điểm phát triển KT - XH của tỉnh để có những chiến lược và kế hoạch phù hợp hơn cho từng đối tượng đào tạo. Có thể xây dựng kế hoạch đào tạo tập trung theo từng khu vực địa lý hoặc ngành nghề lĩnh vực kinh doanh để tập trung hỗ trợ triệt để và đánh giá kết quả nhân rộng mơ hình cho những năm tiếp theo.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa nâng cao năng lực giám đốc vừa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao các chỉ số đo lường về môi trường đầu tư như PCI, PAPI. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử, hoàn thành ứng dụng, sử dụng việc xử lý văn bản, hồ sơ cơng việc, thủ tục hành chính của hệ thống chính quyền từ tỉnh đến xã trên mơi trường điện tử, nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp từ đó có nhiều thời gian hơn trong công tác điều hành và NCNLQL của GĐDNNVV .

5.4.3 Kiểm sốt nghiêm và cải tiến q trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao NLQL của doanh nhân

Hiện tại hoạt động đang được triển khai tương đối bài bản và đúng quy trình, nhưng kết quả chưa được như kỳ vọng. Trong thời gian tới cần nghiêm túc thực hiện khâu giám sát q trình thực hiện như kiểm sốt đối tượng người học là giám đốc DNNVV, kiểm sốt nội dung chương trình đào tạo, cách thức đào tạo, đặc biệt là giám sát kế hoạch thực hành thực tế theo đúng thời lượng quy định để hạn chế tình trạng nhiều địa phương dồn khối lượng thực hiện công việc đến cuối năm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Kiểm sốt hoạt động kiểm tra đánh giá để có những kết quả tin cậy làm căn cứ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chất lượng, hiệu quả hơn. Cần có sự đánh giá “chuẩn đầu ra” sau mỗi khố học làm căn cứ điều chỉnh chính sách, kế hoạch.

Sở Kế hoạch đầu tư cần nghiên cứu và xây dựng các phần mềm đánh giá NLQL để giám đốc có thể thường xuyên áp dụng để đánh giá mức độ đáp ứng năng lực từ đó

giám đốc, thơng qua các hoạt động này, giám đốc DNNVV có điều kiện trao đổi thông tin, mở rộng network và thảo luận các nội dung liên quan từ đó nâng cao năng lực quản lý. Bên cạnh đó, nên mời các chuyên gia từ những nước phát triển tham gia hội thảo, hội nghị để trao đổi về kinh nghiệm quản lý cũng như gợi mở các năng lực cần thiết trong điều kiện hội nhập từ đó giúp các giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hố học tập và hồn thiện.

5.4.4 Cần chỉ đạo trong sửa đổi cập nhật tài liệu và xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao NLQL linh hoạt hơn

Mặc dù có sự đầu tư nhưng chương trình bồi dưỡng giám đốc khơng cịn phù hợp với xu thế (biên soạn năm 2016 và chưa được cập nhật, tái bản) vì vậy cần có những thay đổi chỉnh sửa phù hợp hơn. Đặc biệt hàng khóa cần bổ sung thêm tài liệu, số hoá nguồn tài liệu để dễ dàng truyền tải đến người học, tiết kiệm kinh phí in ấn. Tìm kiếm thêm các nguồn tài liệu nước ngoài để cập nhật các xu hướng phát triển NLQL mới phù hợp với điều kiện phát triển.

Xây dựng thêm hệ thống học liệu riêng cho giám đốc, xây dựng website/nền tảng riêng để hỗ trợ giám đốc trong học tập và phát triển. Ngồi những học liệu miễn phí cũng cần có những học liệu có bản quyền và chất lượng, những bộ công cụ đánh giá NLQL được phát triển bởi các tổ chức uy tin để giám đốc có thể tự học, tự đánh giá NLQL từ đó có lộ trình hồn thiện.

Cải tiến các hình thức đào tạo tăng cường đào tạo kỹ năng và chú trọng đào tạo thái độ hành vi. Cần điều chỉnh và đa dạng hóa các chương trình ĐT-BD, thay vì cơ cầu 70:20:10 cho lý thuyết: thảo luận: thực tế như hiện nay thì cần tăng thời lượng thực tế thực hành để rèn kỹ năng; xây dựng các chương trình đào tạo đặc thù tại doanh nghiệp; xây dựng các chương trình đào tạo cho các DN trong cũng một lĩnh vực để nâng cao năng lực chuyên môn (theo kết quả khảo sát đang chưa đáp ứng hoặc đáp ứng cơ bản).

Đa dạng hoá cả đào tạo trực tiếp và trực tuyến cả đào tạo đại trà và đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu. Tập trung nhiều cho các lĩnh vực đào tạo mũi nhọn, trọng điểm. Ngoài đào tạo trực tiếp cần tăng cường thêm đào tạo trực tuyến để hạn chế thời gian di chuyển đi lại của người học; cần có hoạt động ghi hình buổi học và cập nhật lên hệ thống học tập riêng để giám đốc có thể tham khảo bất kỳ lúc nào.

Tăng cường các diễn đàn, đối thoại và các hội thảo chuyên đề về các vấn đề trong quản trị DN để từ đó giám đốc được thể hiện kiến thức, kỹ năng và học học từ những giám đốc khác.

chức triển khai đề án nâng cao NLQL của giám đốc DN đến các cấp, các ngành, các hiệp hội doanh nghiệp và nhân dân trên trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả đề án; thường xuyên theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện; định kỳ 6 tháng và hàng năm, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thuộc nhiệm vụ; Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và kinh phí thực hiện thuộc nhiệm vụ của Sở.

Nghiên cứu và phát triển thêm các chương trình hỗ trợ nâng cao NLQL cho giám đốc DNNVV đặc biệt là chương trình theo đặc thù nhóm doanh nghiệp, giám đốc các DN khởi nghiệp trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, cần tăng cường thêm các chương trình thúc đẩy các năng lực ĐMST, kỹ năng thích ứng, kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng chuyển đổi số và năng lực ngoại ngữ.

- Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng: đổi mới nội dung và hình thức hoạt động

để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, làm tốt vai trò cầu nối giữa DN, doanh nhân với các cơ quan quản lý nhà nước; phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp; tập hợp các kiến nghị khó khăn, vướng mắc của cộng đồng DN, đề xuất với các cơ quan liên quan kịp thời tháo gỡ, tạo thuận lợi cho DN phát triển. Tuyên truyền vận động và chủ động trong xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao NLQL của giám đốc. Phối hợp với các ban sở ngành liên quan trong tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo, hội thảo và thăm quan thực tế cho hội viên.

- Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, chi nhánh Thanh Hoá (VCCI):

xây dựng các chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và người sử dụng lao động; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của DN kịp thời chuyển đến các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét, giải quyết, đồng thời giám sát kết quả thực hiện. Phối hợp với các ban sở ngành, hiệp hội DN trong tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo, hội thảo và thăm quan thực tế cho giám đốc DNNVV. Tổ chức diễn đàn trao đổi, học hỏi giao lưu giữa các tỉnh thành để gia tăng mối quan hệ và học hỏi lẫn nhau trong cộng đồng DN doanh nhân góp phần nâng cao NLQL.

- Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp: cần chủ động hơn trong xây dựng và lồng

ghép nội dung bồi dưỡng năng lực doanh nhân trong các chương trình đào tạo; nghiên cứu xây dựng chương trình, đề xuất cho các bên liên quan điều chỉnh hoạt động chính

để đồng hành cùng doanh nhân trẻ khởi nghiệp. Bồi dưỡng nâng cao NLQL cho giám đốc là một chương trình lớn và dài hơi, có sự tác động của nhiều phía, vì vậy cần có sự vào cuộc của tất cả tầng lớp chính trị đặc biệt là các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

5.4.6 Tăng cường tính chủ động của giám đốc trong nâng cao NLQL đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Chủ động nâng cao NLQL thông qua thực hiện công việc quản lý

Công việc của giám đốc là một chuỗi các hoạt động phức tạp, có mối liên hệ và quan hệ với các yếu tố bên trong, bên ngồi doanh nghiệp. Kết quả của mỗi cơng việc thực hiện thường là các quyết định mang tính chiến lược để định hướng hoạt động và hành động cho doanh nghiệp. Giải pháp phát triển năng lực thông qua thực hiện cơng việc lãnh đạo có vai trị tích cực trong hồn thiện các kỹ năng lãnh đạo, vì vậy sau mỗi cơng việc giám đốc cần phải tự phân tích đánh giá những điều đã làm được, những khuyết điểm để tự tìm ra phương thức lãnh đạo tối ưu.

Trong tình huống nghiên cứu giám đốc tại Thanh Hố, vẫn có rất nhiều năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu như năng lực ngoại ngữ, kiến thức hội nhập quốc tế, kiến thức về tài chính, quản trị rủi ro, kỹ năng quản trị DN tinh gọn, kỹ năng đổi mới sáng tạo, năng lực khích lệ động viên, thói quen đáp ứng nhu cầu khách hàng…để nâng cao các năng lực này cũng như phát triển các năng lực hiện có, giám đốc cần xây dựng các quy trình thực hiện và lộ trình rõ ràng để từng bước nâng cao năng lực. Cụ thể như xây dựng quy trình cho nâng cao năng lực ngoại ngữ cần phải được thực hiện trong thời gian dài, có sự quyết tâm của giám đốc. Muốn nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị DN tinh gọn thì bản thân giám đốc phải thay đổi tư quy, nghiêm túc học hỏi và ứng dụng kiến thức trong sách vở học được vào quản trị, tham vấn ý kiến chuyên gia để từng bước ứng dụng trong quản lý. Cứ như vậy, những năng lực cịn yếu kém cần được quy trình hố để thực hiện đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, lâu dần sẽ tạo nên thói quen, kỹ năng và hoàn thiện năng lực.

- Chủ động học tập và phát huy khả năng tự học trong nâng cao NLQL

Để nâng cao NLQL một các khoa học đòi hỏi giám đốc phải được ĐT-BD một cách chuyên nghiệp, đặc thù để một mặt tiết kiệm thời gian một mặt bồi dưỡng đúng kiến thức giám đốc đang thiếu một cách nhanh chóng, thuận tiện. Vì vậy, có ba giải pháp đào tạo tác giả nhận thấy tối ưu trong trường hợp này.

Giám đốc hơn ai hết phải nhận thức được những điểm yếu của mình để có lộ trình bồi dưỡng phát triển và hồn thiện năng lực lãnh đạo. Chỉ có nhận thức đúng đắn và thái độ học tập nghiêm túc thì mới nhanh chóng giúp giám đốc nâng cao năng lực trong thời gian ngắn. Hiện nay có rất nhiều tài liệu, chương trình học phù hợp với việc

chuyển giao. Giám đốc nên chủ động tìm kiếm và lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện công tác để tự học và phát triển.

Một nhà quản trị giỏi ngoài tố chất sẵn có thì cần được rèn luyện qua cơng việc và cần phải thường xuyên cập nhật thơng tin để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh mới. Giám đốc cũng cần nhận thức vai trò, tầm quan trọng của việc tự học nâng cao năng lực cá nhân. Thực tế do sự hạn chế về thời gian và nguồn lực, giám đốc khó có thể tham gia một cách thường xuyên, liên tục các khóa đào tạo trong và ngồi DN được. Vì vậy, tự học tập kiến thức, đọc thêm sách chuyên ngành, rèn luyện kĩ năng của bản thân và nâng cao ý thức thái độ cá nhân thì có thể thực hiện hàng ngày và nhìn thấy được kết quả cải thiện rõ rệt trong

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. (Trang 152 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w