Tiêu chí đánh giá hoạt động tạo lập môi trường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. (Trang 57 - 61)

Stt Thang đo Nguồn

1 Môi trường hỗ trợ nâng cao NCNLQL của GĐDNNVV được

quan tâm tạo lập và phát triển thường xuyên. Đỗ Anh Đức (2014), Nguyễn Thị Loan (2019) 2 Các yếu tố trong môi trường hỗ trợ thiết thực cho việc

NCNLQL của GĐDNNVV

(Nguồn: NCS tổng hợp và đề xuất) 2.3.2.4 Đánh giá và điều chỉnh chính sách, chiến lược, kế hoạch của địa phương về NCNLQL của GĐDNNVV

Đánh giá và điều chỉnh là một nội dung của QLNN nhằm giúp đối tượng quản lý kiểm tra tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách từ đó có những định hướng điều chỉnh, can thiệp phù hợp.

Có nhiều hình thức đánh giá chính sách chiến lược như thơng qua các chỉ tiêu đo lường định lượng hoặc đánh giá cảm quan của đối tượng quản lý và đối tượng thụ hưởng chính sách. Đánh giá có thể được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ tuỳ vào tình huống cụ thể nhằm phát hiện, ngăn chặn những sai sót có thể xảy từ đó đảm bảo các hoạt động được thực hiện như mục tiêu đã định.

Hoạt động đánh giá cịn có thể thơng qua cơ chế giám sát và phản hồi cấp tỉnh như HĐND giám sát các hoạt động của UBND, các cơ quan QLNN theo ngành, lĩnh vực… Trên cơ sở kết quả đánh giá và giám sát sẽ phát hiện những vấn đề chưa phù hợp từ đó xây dựng chiến lược điều chỉnh từng phần hoặc toàn bộ với phương châm hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.

tỉnh gồm 4 nội dung chính sau: (1)Tiếp thu và triển khai các chính sách của Trung ương, (2) Xây dựng và ban hành các chính sách chiến lược của địa phương (3) Tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược của địa phương, (4) Đánh giá và điều chỉnh chính sách, chiến lược của địa phương về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV.

2.4 Kết quả nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừatrên phạm vi địa phương cấp tỉnh. trên phạm vi địa phương cấp tỉnh.

2.4.1 Kết quả nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các chỉ tiêu về quản lý nhà nước.

Hiện nay hoạt động QLNN nói chung và QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV nói riêng được gọi là việc cung ứng các dịch vụ cơng vì vậy có đa dạng các cách thức đánh giá. Một trong những phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng các tiêu chí, các chuẩn mực, dấu hiệu làm căn cứ để phân tích và đưa ra các kết luận về việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Dựa trên mơ hình các tiêu chí QLNN của Ngân hàng Phát triển Châu Á và kế thừa nghiên cứu của Lê Hà Trang (2019), Bùi Thị Ánh Tuyết (2020) và Lê Thị Bình (2022), NCS xây dựng các tiêu chí đánh giá QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV theo mơ hình kết quả đầu ra bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững.

2.4.1.1 Tính hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước đối với nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiệu lực quản lý là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của QLNN, được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV so với mục tiêu đề ra (Bùi Thị Ánh Tuyết, 2020). Mục tiêu đề ra thường bao gồm các chỉ tiêu kết quả như tốc độ phát triển doanh nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tỷ lệ doanh nghiệp phát sinh doanh thu, mức độ đóng góp cho nền kinh tế, đóng góp của DN và NSNN, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động cũng như sức hấp dẫn của thị trường.

Hiệu lực thể hiện được uy quyền của Nhà nước và sự ủng hộ tín nhiệm của đối tượng quản lý và các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Tính hiệu lực thể hiện sức mạnh và năng suất quản lý của bộ máy QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV, tác giả phát triển từ lý thuyết được đề xuất bởi Bùi Thị Ánh Tuyết (2020) và Lê Thị Bình & Nguyễn Minh Ngọc (2018) tính hiệu lực của QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương thể hiện ở các khía cạnh sau: (1) Chiến lược, kế hoạch NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương có tính định hướng tốt; (2) Chính sách NCNLQL của GĐDNNVV của địa phương được xây dựng đầy đủ; (3) Tổ chức bộ máy thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV; (4) Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật và thông tin về NCNLQL của GĐDNNVV được thực thi tốt; (5) Thực thi tốt chính sách ĐT-BD đã góp NCNLQL

của GĐDNNVV ở địa phương; (6) Thực thi tốt hoạt động tạo lập môi và các điều kiện thuận lợi cho NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương.

2.4.1.2 Tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tính hiệu quả của QLNN được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế mà QLNN đạt được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Hiệu quả của QLNN cao khi hoạt động QLNN hoàn thành được mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất hoặc QLNN đạt được kết quả cao nhất với chi phí nhất định về nguồn lực. Bên cạnh tính hiệu quả về mặt kinh tế thì tính hiệu quả của QLNN cịn được đo lường thơng qua các lợi ích về mặt xã hội. NCS phát triển từ lý thuyết được đề xuất bởi Nguyễn Hồng Phú (2018) và Trần Quốc Hiếu (2018), Bùi Thị Ánh Tuyết (2020) tính hiệu quả của QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương được xem xét trên các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu định lượng

- Số lượng doanh nghiệp/vạn dân: Đây là tỷ lệ thể hiện tốc độ và quy mô doanh nghiệp trong nền kinh tế, chỉ số này tỷ lệ thuận với năng lực QLNN và NLQL của giám đốc DN.

- Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp: được đo bằng tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động so với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập ban đầu; mức đóng góp của DNNVV và NSNN, số lượng việc làm được tạo ra, thu nhập cho người lao động trong DNNVV cũng như sức hấp dẫn của thị trường mức độ hợp lý về nhóm năng lực và cơ cấu ngành nghề.

- Mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc DNNVV: đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trực tiếp và hệ thống về NLQL của giám đốc được đo lường trên các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất thái độ đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

- Trình độ kiến thức, chun mơn của giám đốc: được đánh giá bằng tỷ lệ giám đốc được qua đào tạo, tỷ lệ giám đốc được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, THPT, tỷ lệ giám đốc đào tạo về quản lý và kinh doanh, số lượng giám đốc được tham gia ĐT- BD và tiếp cận các chính sách hỗ trợ nâng cao NLQL hàng năm.

Chỉ tiêu định tính.

Các chỉ tiêu định tính của QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV được xem xét gồm: (1) Thay đổi nhận thức về NCNLQL của GĐDNNVV phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương; (2) Cải thiện mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc DNNVV phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương; (3) Hiệu quả điều hành của giám đốc sau các chương trình NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh được cải thiện; (4) Môi trường hỗ trợ NCNLQL của GĐDNNVV được tạo lập, cải thiện đáp ứng nhu cầu phát triển.

2.4.1.3 Tính phù hợp của hoạt động quản lý nhà nước đối với với cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Là tiêu chí đánh giá tính thích hợp, khả thi của hoạt động QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV về mặt chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát trong điều kiện KT - XH của địa phương. NCS phát triển từ lý thuyết được đề xuất bởi Bùi Thị Ánh Tuyết (2020), Lê Thị Bình (2021) tính phù hợp của QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: (1) QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương phù hợp với khn khổ chính sách, pháp luật về phát triển DNNVV; (2) QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương phù hợp với của các mục tiêu phát triển doanh nghiệp, doanh nhân; (3) QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương phù hợp với chiến lược phát triển năng lực doanh nhân của quốc gia; (4) Chiến lược, kế hoạch NCNLQL của GĐDNNVV phù hợp với điều kiện KT-XH ở địa phương.

2.4.1.4 Tính bền vững của hoạt động quản lý nhà nước đối với nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Là tiêu chí đánh giá mức độ bền vững theo thời gian của kết quả QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV, NCS phát triển từ lý thuyết được đề xuất bởi Nguyễn Hồng Phú (2018) và Bùi Thị Ánh Tuyết (2020), tính bền vững của QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương thể hiện ở các khía cạnh sau: (1) Mức độ gắn kết chính sách NCNLQL của GĐDNNVV ở địa phương với chiến lược phát triển doanh nghiệp doanh nhân của quốc gia; (2) Sự phù hợp giữa chính sách, chiến lược NCNLQL của GĐDNNVV của địa phương với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững; (3) Các chính sách, chiến lược NCNLQL của GĐDNNVV của địa phương thường xuyên được kiểm tra và điều chỉnh đáp ứng với sự thay đổi của chiến lược phát triển KT - XH; (4) Chương trình NCNLQL của GĐDNNVV đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự học suốt đời cho giám đốc DNNVV.

2.4.2 Kết quả nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các chỉ tiêu mức độ đáp ứng năng lực quản lý.

Để đánh giá kết quả nâng cao NLQL của GĐDNNVV có thể tiếp cận theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đánh giá gián tiếp là cách đánh giá thơng qua các chỉ số về sự hài lịng của nhân viên, khách hàng, sự gia tăng doanh số, lợi nhuận, thị phần hay sự phát triển sản phẩm mới (Lê Thị Phương Thảo, 2016; Nguyễn Thị Loan, 2018). Đánh giá trực tiếp là cách thức dựa trên kết quả đo lường mức độ đáp ứng các NLQL đã được xác định thông qua cộng cụ đánh giá đa chiều 360 độ. Phương pháp đánh giá 360 độ về NLQL của giám đốc DNNVV có nghĩa sẽ đánh giá mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc từ nhiều phía như nhân viên trong DN, khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý nhà nước (Day, 2000; Cameron & Quinn, 2011). Mỗi NLQL sẽ được đánh giá mức độ đáp ứng về năng lực theo 5 cấp độ của Lê Quân (2017), cụ thể:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w