Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi địa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. (Trang 45 - 58)

2 .Năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.3 Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi địa

vi địa phương cấp tỉnh.

2.3.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm nâng cao năng lực quản lý của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương.

2.3.1.1 Khái niệm

Nâng cao NLQL là cụm từ được nhắc đến thường xuyên trong nhiều năm gần đây như là mục tiêu và nhiệm vụ mà tất cả các tổ chức, cá nhân đảm nhiệm vai trò quản lý cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Khi nói đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau như tiếp cận trự tiếp cào hoạt động nâng cao NLQL hoặc tiếp cận gián tiếp thông qua nghiên cứu năng lực từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao NLQL. Dù tiếp cận dưới cách thức nào cũng đều hướng đến nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành của giám đốc DNNVV lực lượng doanh nhân đơng đảo và đóng vai trị động lực phát triển của một nền kinh tế.

đốc DNNVV: NCNLQL của GĐDNNVV là quá trình nâng chuẩn mức độ đáp ứng của

các yếu tố cấu thành NLQL của giám đốc đáp ứng nhu cầu điều hành phát triển doanh nghiệp tương ứng với từng giai đoạn cụ thể (Đỗ Anh Đức, 2014). Hay nói cách khác NCNLQL của GĐDNNVV là quá trình nâng mức độ đáp ứng của các yếu tố cấu thành NLQL của giám đốc như kiến thức, năng lực tự quản lý, năng lực quản trị nhân sự, năng lực điều hành doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo và phẩm chất đạo đức doanh nhân từ đó tạo nên thế hệ doanh nhân có kiến thức chun mơn, có kỹ năng thành thạo, có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội tốt, có năng lực đổi mới sáng tạo để hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Theo cách tiếp cận này sẽ đi sâu đánh giá mức độ đáp ứng của từng NLQL từ đó đề xuất giải pháp đơn lẻ hoặc đồng bộ để nâng cao mức độ đáp ứng và phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển. Các giải pháp thiên nhiều về

Tiếp cận trực tiếp vào hoạt động nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV: Theo cách tiếp cận này sẽ đi sâu phân tích cách thức thực hiện các hoạt động nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương cấp tỉnh bao gồm tất cả các hoạt động nhằm giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của giám đốc đáp ứng nhu cầu công việc ở những cấp độ cao hơn (Chu Thị Thuỷ, 2018; Đỗ Anh Đức, 2014). Hay nói cách khác tập trung nghiên cứu các hoạt động nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV như tuyên truyền, ĐT-BD và tạo lập môi trường thuận lợi để nâng cao mức độ đáp ứng kiến thức quản lý, năng lực tự quản lý, NLQL nhân sự, NLQL doanh nghiệp, NL đổi mới sáng tạo và các phẩm chất đạo đức doanh nhân từ đó nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp” (Bhardwaj & Punia, 2013; Lê Xuân Thuỷ, 2021). DNNVV là một bộ phận quan trọng, là động lực phát triển của nền kinh tế, chính vì vậy việc nâng cao NLQL cho đội ngũ giám đốc DNNVV là nhiệm vụ cần kiếp địi hỏi phải có vai trị quản lý và điều tiết vĩ mơ của Nhà nước. Chính vì vậy, NCNLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương cấp tỉnh là tổng thể các hoạt động của cơ quan QLNN mang tính tổ chức, điều hành và điều chỉnh để đạt được mục tiêu quản lý vĩ mô tạo nền tảng cho quá trình thực thi. Cụ thể, các hoạt động của cơ quan QLNN sẽ nghiên cứu xây dựng và ban hành các chính sách, chiến lược; tổ chức thực thi và đánh giá điều chỉnh chính sách, chiến lược nâng NLQL của giám đốc DNNVV đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương.

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiếp cận theo cách thức trực tiếp vào các hoạt động nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV với chủ thể điều tiết là cơ quan QLNN, tuy nhiên để giải pháp được triệt để và toàn diện nghiên cứu sẽ có thêm sự đánh giá mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc DNNVV.

Từ những phân tích trên, NCS sẽ lựa chọn và thống nhất khái niệm tiếp cận nghiên cứu NCNLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương cấp tỉnh như sau:

Nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương cấp tỉnh là tổng thể các hoạt động xây dựng, ban hành, thực thi, đánh giá và điều chỉnh các chính sách, chiến lược về tuyên truyền nâng cao nhận thức, ĐT-BD, tạo lập môi trường thuận lợi để nâng cao mức độ đáp ứng kiến thức quản lý, năng lực tự quản lý, năng lực quản trị nhân sự, năng lực điều hành doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo và phẩm chất đạo đức doanh nhân phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội.

2.3.1.2Vai trò nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đối với đất nước, GĐDN là lực lượng kết tinh và tiêu biểu cho ý chí, nghị lực nỗ lực xóa đói, thốt nghèo, vươn lên làm giàu của dân tộc. Sự phát triển, lớn mạnh của đội ngũ GĐDN tạo ra những phẩm chất, giá trị văn hóa, lối sống mới: tự lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, dám chấp nhận rủi ro, có chí làm giàu, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, đất nước. Đối với DN, giám đốc là người đứng đầu nắm quyền quản lý điều hành và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của toàn DN (Armstrong, 2006). Sự tiến nhanh, tiến xa của DN phụ thuộc vào tầm nhìn chiến lược và kỹ năng điều hành của giám đốc (Manxhari et al., 2017), chính vì vậy, việc nâng cao năng lực của giám đốc nói chung và giám đốc DNNVV có vai trị vơ cùng to lớn đối với cả DN và xã hội.

Góp phần nâng cao chất lượng quản lý điều hành từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Như đã chứng minh, đối với DNNVV thì giám đốc gần như là người nắm tồn quyền điều hành quản lý vì vậy nâng cao NLQL đồng nghĩa với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của DN (Bhardwaj & Punia, 2015; Daudu et al., 2015; Masoud & Khateeb, 2020). Môi trường kinh doanh thường xuyên biến động tạo ra nhiều cơ hội cho DN, những giám đốc có NLQL tốt, nhạy bén và đủ kiến thức, kỹ năng sẽ nhanh nhạy trong nắm bắt xu thế, ứng dụng công nghệ và tận dụng được các cơ hội kinh doanh tốt từ đó tạo sự đột phá trong cơng tác quản trị điều hành (Hawi et al., 2015).

Nâng cao chất lượng ra quyết định QTDN: Quyết định là sản phẩm tư duy sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra đường lối tính chất hoạt động hoặc giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp, trong đó giám đốc là người ra các quyết định quan trọng nhất mang tính chất chiến lược cho doanh nghiệp. Một quyết định được đưa ra cần dựa trên kiến thức nền tảng, thực tiễn khách quan, khả năng phân tích tổng hợp và kinh nghiệm phán đốn của giám đốc, tất cả những yếu tố này được tạo nên từ NLQL của giám đốc (Aslan & Pamukcu, 2017).

Nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội: giám đốc DNNVV là lực lượng đông đảo nhất, quyết định về quy mơ, số lượng

doanh nhân trong tỉnh, vì vậy NCNLQL của GĐDNNVV chính là nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân của địa phương, qua đó nâng cao chất lượng nhà quản trị và chất lượng NNL. Khi giám đốc có NLQL tốt sẽ có những phương thức điều hành sáng tạo hiệu quả, đây là điều kiện tốt để các thế hệ doanh nhân kế cận học hỏi và hoàn thiện năng lực cũng như đáp ứng yêu cầu công việc. Xét ở một phương diện rộng hơn, giám đốc có NLQL tốt sẽ biết nhận diện và sử dụng NNL chất lượng cao, từ đó địi hỏi các đơn vị đào tạo cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra đặc biệt là nhân lực quản lý đáp ứng nhu cầu thị trường.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội: Trong điều kiện các nguồn lực đang dần khan hiếm (đặc biệt là nguồn lực tự nhiên khơng tái tạo) thì việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng là điều hết sức cấp thiết. Một giám đốc có kiến thức tốt, kỹ năng thành thạo, thái độ phẩm chất tích cực, có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội sẽ có ý thức trong việc lựa chọn, sử dụng và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới sự phát triển bền vững và tạo nên xã hội tốt đẹp hơn rất nhiều so với những giám đốc có năng lực yếu, đặc biệt là thiếu kiến thức về trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh (Nguyễn Mạnh Quân, 2015; Dương Thị Liễu, 2016).

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và kiến tạo của cải vật chất, giá trị cho xã hội: Hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh mối quan hệ mật thiết, thuận chiều giữa NLQL và kết quả hoạt động của doanh nghiệp DNNVV (Đỗ Anh Đức, 2014; Lê Thị Phương Thảo, 2016), cụ thể giám đốc có năng lực tốt sẽ điều hành DN hiệu quả và ngược lại. Hiệu quả điều hành DN được đo lường qua nhiều yếu tố như tài chính, khách hàng, quy trình, đào tạo và phát triển, trong đó DN ln phải nghiên cứu nhu cầu và cung ứng cho thị trường những sản phẩm dịch vụ tốt và đặc sắc nhất từ đó kiến tạo giá trị cho xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra kết hợp với các xu thế đổi mới sáng tạo càng thúc đẩy giám đốc DNNVV nỗ lực hơn luôn đổi mới sáng tạo để nghiên cứu và tạo ra nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội (Neumeyer & Liu, 2021).

2.3.1.3 Đặc điểm hoạt động nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi địa phương cấp tỉnh.

Nâng cao NLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương là một nội dung quan trọng của QLNN về kinh tế, do đó có hoạt động này cũng bao hàm đầy đủ các đặc trưng về QLNN như sau:

Một là, NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương là hoạt động mang tính tổ

chức, điều hành và điều chỉnh. Cụ thể, các hoạt động QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV là quá trình tổ chức xã hội, điều hành xã hội và điều chỉnh xã hội. Tất cả các hoạt động của xã hội đều được Nhà nước sử dụng các công cụ, phương pháp quản

lý để tạo ra một xã hội có tổ chức trên cơ sở có sự điều hành của Nhà nước và điều chỉnh những hoạt động của Nhà nước theo định hướng đã đặt ra.

Hai là, NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương cần có một cơ chế quản lý

thích hợp. Cơ chế quản lý đúng đắn sẽ mang lại thành công cho công tác QLNN đối với nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV, nếu cơ chế quản lý không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV.

Ba là, NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương phải dựa trên cơ sở nền tảng

của một thể chế nhất định. Cụ thể, các thể chế này phải được xây dựng dựa trên những chuẩn mực nhất định tạo nền tảng cơ sở cho cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý tuân theo nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.

Bốn là, NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương là hoạt động mang tính khoa

học và tính kế hoạch cao. QLNN đối với NCNLQL của GĐDNNVV tuân theo những yêu cầu khách quan, xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội và thị trường ln biến động và phát triển. Do đó, cơng tác QLNN cần ln chủ động, sáng tạo để tìm ra các phương thức quản lý thích hợp nhằm thúc đẩy xã hội phát triển.

Tóm lại, đặc điểm của NCNLQL của GĐDNNVV tại địa phương là hoạt động

có vai trị quan trọng trong việc định hướng và thực thi với mục tiêu tạo ra đội ngũ giám đốc DNNVV có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành thạo, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội tốt, có năng lực đổi mới sáng tạo để hội nhập, phát triển KT-XH của địa phương và đất nước trong bối cảnh mới hiện nay.

Chủ thể của hoạt động NCNLQL của GĐDNNVV trên phạm vi địa phương cấp tỉnh là UBND tỉnh - đơn vị QLNN và Sở Kế hoạch đầu tư - cơ quan chuyên mơn thuộc có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN. Tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức hỗ trợ DNNVV được tổ chức từ trung ương đến địa phương trong đó cơ quan chun mơn tham mưu của cấp Trung ương là Bộ kế hoạch đầu tư và cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh là Sở kế hoạch và đầu tư, đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm triển khai thực thi chính sách chiến lược đã được xây dựng. Sở kế hoạch và đầu tư có cơ cấu gồm các phịng chun mơn nghiệp vụ, các bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chức năng QLNN về các vấn đề của doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc phạm vi QLNN của sở theo quy định của Pháp luật. Hay nói cụ thể hơn trong QLNN về nâng cao NLQL sở Kế hoạch đầu tư sẽ tham mưu cho UBND tỉnh về xây dựng các chính sách, chiến lược tuyên truyền, ĐT-BD doanh nhân và tạo lập mơi trường khuyến khích phát triển doanh nghiệp doanh nhân theo quy định của pháp luật (Luật hỗ trợ DNNVV, 2020).

Nội dung NCNLQL của GĐDNNVV trên phạm vi cấp tỉnh bao gồm: (1) Hoạt

GĐDNNVV; (2) Hoạt động xây dựng và ban hành chính sách, chiến lược của tỉnh về NCNLQL của GĐDNNVV; (3) Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược của tỉnh về NCNLQL của GĐDNNVV; (4) Hoạt động đánh giá và điều chỉnh chính sách, chiến lược của tỉnh về NCNLQL của GĐDNNVV.

Đối tượng NCNLQL của GĐDNNVV trên phạm vi cấp tỉnh bao gồm: (1) Tuyên

truyền nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của NCNLQL, (2) Đào tạo bồi dưỡng NCNLQL, (3) Tạo lập môi trường, điều kiện cần thiết để NCNLQL của giám đốc DNNVV thông qua các việc áp dụng đồng bộ các phương pháp kinh tế, hành chính, tâm lý giáo dục.

Cơng cụ quản lý được chủ thể QLNN về NCNLQL của GĐDNNVV sử dụng gồm: Hiến pháp, văn bản luật và dưới luật liên quan đến QLNN về nâng cao năng lực

đội ngũ quản lý và NNL chất lượng cao. Ở Việt Nam hiện nay có (1) Hiến pháp năm 2013, Luật doanh nghiệp năm 2020, Luật hỗ trợ DNNVV năm 2020, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học; Các nghị quyết, nghị định (80- 2020/NĐ-CP), quyết định của Chính phủ về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV; (2) Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển doanh nghiệp doanh nhân; Kế hoạch, chiến lược phát triển, Quy hoạch, kế hoạch NCNLQL của GĐDNNVV của địa phương. (3) Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học công nghệ phục vụ NCNLQL của GĐDNNVV trên địa bàn tỉnh. Trong nghiên cứu này NCS tiếp cận cả ba nhóm cơng cụ gồm pháp luật, chính sách chiến lược và điều kiện môi trường để nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV.

2.3.2 Nội dung nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi địa phương cấp tỉnh

Trong Luật doanh nghiệp 2020, luật hỗ trợ DNNVV năm 2020 đã có sự thay đổi nội dung QLNN về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, có sự phân cấp rõ ràng từ trung ương đến địa phương. Cụ thể, theo Khoản 3,4 điều 125 của Luật Doanh nghiệp (2020), quy định trách nhiệm QLNN của UBND cấp tỉnh: “UBND cấp tỉnh thực hiện

quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi địa phương”. Theo Khoản 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. (Trang 45 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w