Chương 3 QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Xu hướng phát triển năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới hiện nay có nhiều xu hướng phát triển NLQL của giám đốc DNNVV như xu hướng năng lực quản trị cho thế kỷ 21; xu hướng phát triển năng lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế; xu hướng phát triển năng lực trong kỷ nguyên số và cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0; xu hướng phát triển năng lực thích ứng với sự thay đổi; xu hướng phát triển năng lực tồn diện. Mỗi xu hướng đều có những u cầu khác nhau về số lượng và chất lượng (cấp độ) năng lực, tuy nhiên lúc nào cũng có một nhóm năng lực chung được đề cập trong tất cả các xu hướng phát triển.
Giám đốc trong thế kỷ 21 cần phát triển tốt năng lực cá nhân như trí tuệ cảm xúc, năng lực làm việc và năng lực hợp tác trong công việc (Tewari, 2011). Majd Megheirkouni (2020) cũng chỉ ra 9 NLQL GĐDN trong thế kỷ 21 cần phát triển, trong đó cần đặc biệt chú ý đến phát triển năng lực đạo đức, làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo điều hành. Theo Khoshouei và cộng sự (2018) cho rằng giám đốc thế kỷ 21 cần có ít nhất 8 nhóm năng lực cốt lõi gồm năng lực định vị giá trị bản thân (tự nhận thức, tự đánh giá), phân tích vấn đề, ra quyết định, kiến thức chun mơn, thích nghi, gia tăng hiệu suất, lãnh đạo và giao tiếp. Những năng lực này là điều kiện cần và đủ để giám đốc điều hành DN hiệu quả. Như vậy, đối với xu hướng phát triển NLQL cho giám đốc trong thế kỷ 21 nhận thấy giám đốc cần có năng lực trí tuệ cảm xúc, năng lực giao tiếp, hợp tác và thích nghi.
Đối với xu thế phát triển năng lực của giám đốc trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, Tổ chức lao động thế giới ILO (2018) cho rằng giám đốc cần đa dạng các năng lực, trong đó 4 nhóm năng lực quan trọng nhất gồm năng lực tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp. Sự phát triển năng động của sản xuất Công nghiệp 4.0 là kết quả của q trình quốc tế hóa, phát triển công nghệ thông tin và cạnh tranh mức độ cao. Sự dịch chuyển phương thức lao động và cách thức quản lý địi hỏi giám đốc phải có trình độ và năng lực cao hơn hiện tại. Trong đó có cả những năng lực làm việc chuyên biệt với thiết bị mới, vật liệu mới, đặc biệt là sự “bùng nổ” thông tin đa chiều. Bên cạnh đó nhà quản trị cần có kỹ năng để ứng phó với những rủi ro, thách thức của thời kỳ cách mạng công nghệ như quản trị khủng hoảng truyền thông, quản trị sự thay đổi. Nghiên cứu về năng lực cho thời cuộc cách mạng công nghệ 4.0 kỳ chuyển đổi số Grzybowska và Łupicka (2017) cho rằng, giám đốc cần có kỹ năng sáng tạo, tư duy doanh nhân, giải quyết vấn đề, ra quyết định, nghiên
mẽ và phá vỡ cấu trúc quản trị cơ học, truyền thống và đòi hỏi những thay đổi đáng kể về đặc tính của chúng để duy trì sự cạnh tranh vì vậy địi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để thúc đẩy sự chuyển đổi số. Có rất nhiều năng lực được đề xuất cần cho quá trình này, tuy nhiên tầm nhìn số, kiến thức chuyển đổi số, quyết định nhanh chóng, trao quyền và quản lý các nhóm đa dạng là những năng lực quan trọng nhất cần bổ sung thêm để giám đốc điều hành DN hiệu quả (Faisal Imran và cộng sự, 2020).
Xu hướng quản trị trong thời kỳ khủng hoảng do đại dịch Covid 19. Đại dịch xuất hiện vào năm 2019 và kéo dài đến nay đã gây nên những hệ luỵ cho nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy nghiêm trọng, khan hiếm lao động, nguyên liệu, chuyên gia và không tiếp cận thị trường đã kéo các DN đến bên bờ vực phá sản. Để điều hành được giám đốc cần có những năng lực vượt trội như quản trị sự thay đổi, quản trị rủi ro, quản trị cảm xúc và đặc biệt phải thích ứng linh hoạt để vượt qua khủng hoảng (USAID, 2020).