Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận hoàng mai thành phố hà nội hiện nay (Trang 26 - 32)

1.2.1.1. Giám sát và loại hình của hoạt động giám sát

Tiếp cận từ góc độ ngơn ngữ thơng thường, giám sát được hiểu như sau:

Theo từ điển tiếng Việt, Giám sát được hiểu là việc theo dõi, xem xét và

Có ý kiến chỉ coi " giám sát " là một nhóm hoặc là một tổ chức để theo dõi một việc nào đấy [60, tr 230]

Có quan niệm cho rằng giám sát là sự theo dõi, xem xét, làm đúng hoặc sai những điều đã quy định [56, tr 305]

Theo khoản 1 điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, "Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát tuân theo Hiến pháp và pháp luật việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”.

Từ khái niệm này, có thể thấy đặc trưng của hoạt động giám sát bao gồm:

Một là, giám sát luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải trả lời

được câu hỏi ai (người hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, kiểm tra và đưa ra những nhận định, đánh giá về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hoặc không đúng với những điều đã quy định, quyết định.

Hai là, giám sát bao giờ cũng bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn theo

dõi, xem xét, kiểm tra và giai đoạn đánh giá, đưa ra kết luận. Trong đó giai đoạn thứ nhất là cơ sở để thực hiện giai đoạn thứ hai. Nếu giai đoạn theo dõi, xem xét, kiểm tra làm tốt thì việc đánh giá, kết luận sẽ đúng đắn, chính xác và cuộc giám sát sẽ có hiệu quả và ngược lại.

Ba là, giám sát cũng luôn gắn với một đối tượng cụ thể, tức là phải trả

lời được câu hỏi giám sát ai, giám sát việc gì. Đặc điểm cơ bản này cho chúng ta phân biệt giám sát với kiểm tra. Nói đến kiểm tra thì chủ thể hoạt động kiểm tra và đối tượng chịu sự tác động này có thể thống nhất là một, đó là trường hợp chủ thể tự kiểm tra hoạt động của mình, tức là xem xét đánh giá tình trạng tốt xấu của cơng việc đang làm để từ đó uốn nắn, sửa chữa. Nhưng trong hoạt động giám sát thì khơng thể có tình trạng tự chủ thể hoạt động

quan sát chính hành vi của mình mà phải hoạt động theo dõi, thẩm tra và xem xét của một chủ thể khác, từ đó đưa ra kết luận và xử lý. Giám sát khác với "thanh tra nhà nước" , "thanh tra chun ngành" vì thanh tra chính là một cơng cụ của kiểm tra, từ là từ bên trong. Giám sát khác với kiểm sát, vì kiểm sát mặc dù cũng là hành vi giám sát từ bên ngoài của một cơ quan độc lập nhưng kiểm sát gắn với thẩm quyền tố tụng. Những sự kiện trên đây gợi ý về mối quan hệ làm việc, phối hợp và giản lược sự chồng chéo giữa các hành vi được mô tả trên đây. Khác với kiểm tra, thanh tra, nội dung giám sát bao giờ cũng được báo trước cho đối tượng bị giám sát một thời gian nhất định.

Bốn là, giám sát phải thể hiện được quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động giám sát. Nội dung của quan hệ này biểu hiện ở những quyền

và nghĩa vụ của chủ thể giám sát và đối tượng giám sát.

Năm là, giám sát phải được tiến hành trên những căn cứ do pháp luật quy định. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi nếu như thiếu những

quy định của pháp luật thì chủ thể giám sát khơng có cơ sở để thực hiện quyền giám sát cũng như thiếu các tiêu chí để đưa ra những nhận định về hoạt động của đối tượng chịu giám sát.

Sáu là, giám sát là hoạt động có mục đích. Trước hết, mục đích của

giám sát là đưa ra được những nhận định chính xác của chủ thể giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát, từ đó có các biện pháp xử lý đối với những việc làm sai trái nhằm bảo đảm cho những quy định của pháp luật được thực hiện đúng và có hiệu quả.

Như vậy giám sát là việc đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt động của chính quyền địa phương. Giám sát là hoạt động phức tạp, vì nó dường như "cắt ngang" mọi cơng việc mà chính quyền địa phương đang làm. Hoạt động giám sát là một hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước. Thơng qua hoạt động giám sát, các cơ quan quyền lực nhà nước kiểm tra, đánh giá việc

chấp hành Hiến pháp, Luật và những văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên ở địa phương, việc thực hiện các Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất đảm bảo tính pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân.

Trong hoạt động giám sát, cả chủ thể giám sát, đối tượng bị giám sát và nội dung, tính chất hoạt động giám sát đều rất đa dạng. Từ giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước đến giám sát thi cơng một cơng trình, giám sát kỹ thuật, giám sát một trận thi đấu thể thao....

Hiện nay, có hai loại hình giám sát chủ yếu sau đây:

Hoạt động giám sát mang tính chất quyền lực nhà nước: Là loại hình

giám sát được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một hay một số hệ thống các cơ quan nhà nước khác theo những nguyên tắc nhất định về sự phân công quyền lực nhà nước. Ở nước ta đó là hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; là hoạt động giám sát của HĐND các cấp đối với cơ quan nhà nước ở địa phương. Ngồi ra có thể kể thêm hoạt động giám sát của Tòa án đối với bộ máy nhà nước thông qua hoạt động xét xử. Các phương pháp, cách thức mà loại hình giám sát này áp dụng ln ln mang tính quyền lực nhà nước và nó trực tiếp mang lại những hậu quả có tính pháp lý.

Hoạt động giám sát khơng mang tính quyền lực nhà nước: Là loại hình

giám sát được tiến hành vởi các chủ thể phi nhà nước. Ở nước ta, đó là hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước .

Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Hoạt động giám sát được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.

Tóm lại hoạt động giám sát là tổng thể các hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá, hoạt động của các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước từ đó đưa ra kết luận, phương án xử lý, khắc phục theo quy định của pháp luật.

1.2.1.2. Khái niệm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân quận

HĐND quận là cơ quan quyền lực nhà nước ở quận, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân trong quận bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong quận và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quận định các vấn đề quan trọng của địa phương, trên cơ sở phát huy vai trị khởi xướng chính sách của UBND và các tổ chức, cơ quan khác, đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Theo quy định của pháp luật, về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thì hoạt động giám sát của HĐND quận không khác so với hoạt động giám sát ở các cấp khác (như cấp Thành phố, cấp phường, cũng như hoạt động giám sát của HĐND Huyện). Ở đây sự khác biệt giữa Quận và Thành phố thuộc Tỉnh và với cấp phường đó là thẩm quyền và phạm vi hoạt động của mỗi cấp có sự khác nhau, cấp Thành phố thì rộng hơn cấp quận, cấp quận rộng hơn cấp Phường. Đối với quận và huyện thì có sự khác biệt đặc trựng của cấp chính quyền đơ thị khác với chính quyền nơng thơn.

Giám sát của HĐND quận là việc đồng hành cùng các cơ quan nhà nước, các đơn vị thực thi nhiệm vụ, pháp luật, trên cơ sở thực tiễn để quan sát, theo dõi, kiểm tra xem việc đó có thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch, quy định pháp luật hay khơng, nhằm góp phần thúc đẩy, phát huy hiệu quả việc huy động và sử dụng các nguồn lực, góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phịng - an ninh ở địa phương.

Thơng qua hoạt động giám sát chúng ta có thể kiểm chứng lại tính đúng đắn, sự phù hợp về các quy định của pháp luật đã, đang được áp dụng trong cuộc sống và những chủ trương biên pháp mà HĐND đã quyết nghị; giúp chúng ta phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc và kịp thời có những giải pháp thảo gỡ để thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động. Hoạt động giám sát cịn là cơ sở để thực hiện cơng tác thẩm tra và đi đến quyết định vấn đề một cách chính xác, bảo đảm các nghị quyết ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Vì vậy hoạt động giám sát của HĐND là tổng thể các hoạt động của HĐND, của thường trực HĐND, các Ban HĐND, Đại biểu HĐND nhằm xem xét, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Hiến pháp, Luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các nghị quyết của HĐND trên các lĩnh vực của địa phương đối với các đối tượng chịu sự giám sát.

Như vậy, có thể định nghĩa, Hoạt động giám sát của HĐND quận là

tổng thể các hoạt động của HĐND, của thường trực HĐND, các Ban HĐND, Đại biểu HĐND quận nhằm xem xét, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Hiến pháp, Luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các nghị quyết của HĐND; từ đó đưa ra các kết luận, và phương án xử lý phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh; không ngững cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cấp trên và với cả nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân quận hoàng mai thành phố hà nội hiện nay (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w