Quan hệ giữa HĐND và Ủy ban MTTQ và các thành viên của Mặt trận cùng cấp là mối quan hệ phối hợp, tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Thường trực HĐND quận phải bảo đảm phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên của mặt trận cùng cấp ban hành quy chế phối hợp công tác.
Thường trực HĐND, MTTQ cùng cấp cần duy trì, bám sát nội dung Quy chế phối hợp cơng tác đã ký kết để triển khai thực hiện, chủ động bàn bạc, trao đổi, thống nhất mục đích, u cầu, nội dung, hình thức và cơ chế giám sát giữa Thường trực HĐND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp để việc giám sát mang lại hiệu quả thiết thực.
Theo đó, phải bảo đảm một năm hai lần vào giữa năm và cuối năm, Thường trực HĐND quận thông báo bằng văn bản gửi tới Ủy ban MTTQ cùng cấp về tình hình tổ chức và hoạt động của HĐND, nêu các kiến nghị đối với Ủy ban MTTQ quận;
Phải bảo đảm cho Ban thường trực Ủy ban MTTQ quận được dự kỳ họp thường lệ của HĐND để Mặt trận thông báo về hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền, về những kiến nghị của Mặt trận đối với HĐND, UBND và Đại biểu HĐND.
Ngược lại Thường trực ủy ban MTTQ quận cần mời đại diện Thường trực HĐND dự họp với Ban thường trực MTTQ cùng cấp. Đồng thời để làm tốt hội nghị tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND quận, Thường trực HĐND quận phải chủ trì, phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trong hội nghị tiếp xúc cử tri.
Thường trực HĐND cùng với Ban thường trực Ủy ban MTTQ quận phải theo dõi hoạt động của Đại biểu và giúp Đại biểu HĐND quận làm nhiệm vụ đại biểu. Đồng thời Mặt trận và các thành viên của Mặt trận thường
xuyên giám sát tiêu chuẩn đại biểu và việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu HĐND. Ban thường trực Ủy ban MTTQ có quyền đề nghị HĐND quận bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do HĐND quận bầu, đề nghị bãi nhiệm đại biểu khi đại biểu khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thường trực HĐND, các Ban của HĐND quận phải bảo đảm cho đại diện Ban thường trực Ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên của mặt trận tham gia các hoạt động giám sát, kiểm tra của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND; Phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ quận trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề quan trọng ở địa phương.
Căn cứ để MTTQ và các thành viên tổ chức giám sát thì ngồi chương trình phối hợp giám sát giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam với các tổ chức thành viên của MTTQ và cơ quan nhà nước cùng cấp, là các kiến nghị của tổ chức thành viên của Mặt trận và các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức do Ủy ban MTTQ tiếp nhận; Thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hàng năm Ủy ban MTTQ chủ trì hiệp thương với các tổ chức chính trị- xã hội cùng cấp lựa chọn những vấn đề mà Nhân dân quan tâm, bức xúc và xác định các hình thức giám sát phù hợp để xây dựng kế hoạch giám sát
Trong lĩnh vực giám sát, hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam là giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước. Theo quy định, MTTQ Việt Nam...giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức Nhà nước...tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Hoạt động giám sát của Mặt trận là hình thức giám sát trực tiếp.
Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung và phương thức tiến hành giám sát của HĐND; Cử đại diện Ban thường trực MTTQ, chuyên viên pháp luật, chuyên viên hội đồng tư vấn của Uỷ ban MTTQ tham gia đoàn giám sát; Đề nghị mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội như: Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân...tham gia đồn giám sát tuỳ thuộc nội dung giám sát có liên quan đến nội dung hoạt động của các tổ chức đó; Cung cấp thơng tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, dư luận nhân dân về các vụ việc vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng. Những ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân được tổng hợp để phục vụ cho hoạt động giám sát của MTTQ.
HĐND quận cần phát huy dân chủ rộng rãi, động viên sự tham gia của cử tri, mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế ở địa phương trong việc đóng góp ý kiến cho hoạt động của HĐND. Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quần chúng và nhân dân cần phải phát huy và thực hiện tốt chức năng " phản biện xã hội ".
Do đó cần thường xun đẩy mạnh cơng tác tun truyền, làm chuyển biến nhận thức về vị trí, vai trị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, vai trò của MTTQ Việt Nam và các cấp chính quyền;
Cần tiếp tục đổi mới cơng tác tổ chức tiếp xúc cử tri theo hướng đa dạng, phong phú. Tích cực đơn đốc các cấp, các ngành giải quyết trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ủy ban MTTQ quận thực hiện tốt việc phân loại và báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri để chuyển đến các cơ quan nhà nước giải quyết theo đúng thẩm quyền;
Cần tăng cường phối hợp trong công tác giám sát, nội dung giám sát tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm có nhiều vấn đề cử tri quan tâm;
Ủy ban MTTQ quận cần thường xuyên chủ trì, phối hợp với Thường trực HĐND, UBND quận rà soát xem xét bổ sung nội dung phối hợp giám sát
và phản biện xã hội của MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban chấp hành Trung ương về ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vào quy chế phối hợp cho phù hợp với tình hình mới, Đặc biệt là Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-
ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đồn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Có thể nói, mối quan hệ giữa HĐND với MTTQ là mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật, về phía Nhà nước, Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Sự tham gia giám sát MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở địa phương góp phàn tích cực nâng cao hiệu qủa giám sát theo chương trình kế hoạch hàng năm của HĐND.