các xã của huyện
2.1.1.1. Khái quát về tỉnh Sơn La, huyện Phù Yên
* Khái quát về tỉnh Sơn La
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.174 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố trong cả nước; phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu (252 km); phía Đơng giáp các tỉnh Phú Thọ, Hồ Bình (135 km); phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên (85 km); phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hố và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 250 km.
Đặc điểm hành chính lãnh thổ: Tỉnh Sơn La có 1 thành phố, 11 huyện,
206 xã, phường, thị trấn với 3.174 bản, tiểu khu, tổ dân phố, trong đó có 90 xã với 1.119 bản đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn 2 của Chính phủ.
Đặc điểm kinh tế:
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nơng - lâm sản, hàng hố có lợi thế với quy mơ như chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản. Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, được các nhà khoa học đánh giá là một trong những địa bàn lý tưởng để phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Khí
hậu của tỉnh thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới với quy mơ trên 30.000 ha.
Đặc điểm văn hóa - xã hội:
Sơn La là quê hương và nơi sinh sống của dân tộc Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú, Sinh Mun, Dao, Tày, Hoa, La Ha, Mường, Lào, Kháng. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Sơn La đã sớm có truyền thống đồn kết, ý thức cộng đồng, tinh thần chống áp bức bóc lột, bảo vệ cuộc sống thanh bình, 12 dân tộc cố kết một cách bền chặt để kiên quyết đẩy lùi và dập tắt mọi biểu hiện của khuynh hướng chia rẽ, tăng cường sức mạnh của cả cộng đồng và sức mạnh của mỗi dân tộc trong q trình phát triển
Đặc điểm quốc phịng, an ninh:
Sơn La là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc có chung đường biên giới với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước bạn Lào, trong đó có 24 cột mốc quốc giới, hai cửa khẩu quốc gia và 7 trạm kiểm soát tiểu ngạch ở 19 xã. Sơn La là vùng đất phên dậu của Tổ quốc, giữ vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phịng - an ninh. Những năm qua, tình hình khu vực biên giới của tỉnh diễn biến khá phức tạp. Các hoạt động di cư tự do, xuất nhập cảnh trái phép, truyền và học đạo trái pháp luật, tranh chấp đất đai, mâu thuẫn dòng họ, tái trồng cây thuốc phiện và buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ngày càng gia tăng. Do tác động của những luận điệu tun truyền, lơi kéo từ phía ngoại biên, một số đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã nội địa và các xã biên giới bị kẻ xấu lợi dụng móc nối, lơi kéo đã vượt biên trái phép sang Lào tham gia vào các hoạt động gây rối, chống phá nước bạn. Đời sống của một bộ phận nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, các xã, bản đặc biệt khó khăn. Tình hình tội phạm do người nghiện ma túy gây ra trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng.
32
Huyện Phù Yên nằm ở phía Bắc của tỉnh Sơn La, có 1 thị trấn và 26 xã.
Huyện Phù n có tổng diện tích tự nhiên 1.227 km2. Dân số: 103.547 người với mật độ dân số 84 người/km2.
Phía Bắc giáp tỉnh n Bái, phía Đơng giáp tỉnh Phú Thọ và Hịa Bình, Phía Tây giáp huyện Bắc Yên, phía Nam giáp huyện Mộc Châu. Huyện nằm trên trục quốc lộ 37, cách Thành phố Sơn La 135km và cách thủ đô Hà Nội 174km. Huyện Phù Yên có quốc lộ 37, quốc lộ 32B, quốc lộ 43 và đặc biệt có Sơng Đà chảy qua địa bàn huyện, vì vậy đã tạo nên sự đa dạng về hệ thống giao thông (đường bộ và đường thủy), tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, thơng thương hàng hóa trong và ngồi huyện.
Phù n có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh. Hướng chính các sơng suối, đồi núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các sườn núi thấp dần về phía Sơng Đà và tạo nên 4 tiểu vùng khác nhau:
Tiểu vùng I: Bao gồm khu vực của 6 xã (Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Lang, Mường Do, Mường Bang) chiếm khoảng 38 % tổng diện tích tồn huyện. Nằm phía Đơng Bắc của huyện, gồm các dãy núi cao, độ dốc lớn.
Tiểu vùng II: Bao gồm khu vực Thị trấn Phù Yên và 8 xã (Huy Hạ, Huy Bắc, Huy Tường, Huy Thượng, Huy Tân, Quang Huy, Tường Phù, Gia Phù) chiếm khoảng 16 % tổng diện tích tồn huyện. Nằm ở phía Nam của huyện, địa hình lịng chảo được bao quanh bởi các dãy núi cao. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng so với các vùng khác trong huyện, độ cao trung bình khoảng 175m so với mặt nước biển.
Tiểu vùng III: Bao gồm khu vực của 9 xã vùng sông Đà: Tường Hạ, Tường Thượng, Tường Tiến, Sập Xa, Đá Đỏ, Tân Phong, Tường Phong, Bắc Phong, Nam Phong, chiếm 26% diện tích tự nhiên tồn huyện. Nằm ở phía Đơng Nam, địa hình phức tạp, phần lớn là các dãy núi cao, độ dốc lớn, đất bạc màu, tầng canh tác mỏng, ở giữa là sông Đà và suối Sập. Tiểu vùng có
diện tích mặt nước hồ sơng Đà rộng 3.079 ha, độ cao trung bình khoảng 250 - 300m so với mặt nước biển.
Tiểu vùng IV: Bao gồm khu vực của 3 xã vùng cao: Kim Bon, Suối Tọ, Suối Bau, chiếm 20% diện tích tự nhiên tồn huyện, địa hình đồi núi cao, phức tạp, đất đai thường bị rửa trơi, bạc màu, 1/3 diện tích tự nhiên của vùng là đồi trọc (cỏ và lau lách). Độ cao trung bình của vùng là 800 - 1000m so với mặt nước biển.
Theo thống kê năm 2013 dân số của toàn huyện là 116.117 người, mật độ dân số bình quân 94 người/km2 , nhưng phân bố khơng đồng đều. Thị trấn có mật độ dân số cao nhất là 4.138 người/km2 (gấp 44 lần mật độ dân số chung của tồn huyện), xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Suối Tọ 25 người/km2 .
Tồn huyện có 22 dân tộc sinh sống, 5 dân tộc chính chủ yếu cùng chung sống, bao gồm dân tộc Thái có 29.716 người chiếm 27,8% dân số tồn huyện, dân tộc Mơng có 14.702 người chiếm 13,6%, dân tộc Kinh có 11.776 người chiếm 11%, dân tộc Mường 43.642 người chiếm 40,8%, dân tộc Dao có 6.792 người chiếm 6,4%; còn lại các dân tộc khác như Hoa, Tày, Nùng, Khơ Mú... với 264 người chiếm 0,4%.
2.1.1.2. Các xã ở huyện Phù Yên - vai trò và đặc điểm
* Đặc điểm các xã ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Một là, các xã ở huyện Phù Yên bao gồm nhiều bản, vẫn cịn dân chính cư và dân ngụ cư, dân số và số hộ gia đình khơng lớn lắm gồm nhiều dân tộc, trong các xã trước đây sự phân biệt rõ rệt nhất là phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư, (cịn gọi là nội tịch, ngoại tịch), dân chính cư là dân gốc của bản, cịn dân ngụ cư là dân bản khác đến trú ngụ. Hiện nay ở một số nơi vẫn còn sự phân biệt này.
Người dân Phù Yên có truyền thống gắn bó với bản quê, đây là tình yêu quê hương đặc biệt. Ngày nay sự phân biệt bản, xã ở huyện Phù Yên không lớn lắm, các lao động hồn tồn có thể n tâm rời bỏ bản, xã lập
34
nghiệp ở nơi khác. Hiện nay cả huyện Phù n có 26 xã được hình thành từ 271 bản; Quy mô làng bản phụ thuộc vào dân tộc và điều kiện khu dân cư sinh sống. Bình quân chung mỗi xã khu vực nơng thơn có khoảng 706 hộ, mỗi bản có từ 50 - 60 hộ sinh sống, mật độ dân cư thưa thớt 78 người/km2. Dân tộc Mơng có tập qn làm nhà ở trên núi cao hoặc ở khu vực hẻo lánh, dân tộc Thái có tập qn sống gần nguồn nước và có thể tìm được đất sản xuất.
Hai là, cơ sở hạ tầng của hầu hết các xã cịn thiếu thốn, lạc hậu, khu dân cư nơng thơn đều thiếu thốn, lạc hậu, cơ sở hạ tầng ở các cụm xã có cải thiện, song vẫn cịn lạc hậu, thiếu thốn. Tình trạng khơng có điện lưới, thiếu nước sinh hoạt, khơng đủ trường học, chợ, các cơng trình văn hóa thể thao… là phổ biến, đặc biệt ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc ít người.
Ba là, tính cộng đồng và tự trị là đặc trưng nổi bật của cư dân các xã. Điểm nổi bật nhất của các xã ở huyện Phù Yên là tính cộng đồng và tính tự trị. Các bản tồn tại khá biệt lập với nhau. Tính cộng đồng các bản xã ở huyện theo lối sống của đồng bào vùng Tây Bắc với những không gian sinh hoạt chung, dễ đồn kết hịa đồng trong cuộc sống và trong lao động sản xuất.
Tuy nhiên, đặc điểm nêu trên cũng dễ dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại, tư tưởng cầu an, cả nể và thói cào bằng, đố kị, khơng muốn cho ai hơn mình, óc tư hữu, bè phái, địa phương cục bộ, gia trưởng “phép vua thua lệ làng”,...
Bốn là, các bản, xã ở huyện Phù Yên chủ yếu trồng lúa nước. Đặc điểm này tác động và chi phối rất lớn tư duy, tầm nhìn, phong cách, lề lối làm việc của cư dân các xã nói chung và của bí thư đảng ủy xã nói riêng.