Một là: xây dựng phong cách người bí thư đảng ủy xã trước hết phải
xuất phát từ thực tế của địa phương; phải nhận thức đúng về vị trí, vai trị của phong cách và xây dựng phong cách ở mỗi cấp ủy cơ sở và bản thân cá nhân người bí thư đảng ủy xã.
64
Hai là: việc hồn thiện phong cách là một q trình, vì vậy việc xây
dựng phong cách phải kiên trì, bắt đầu từ tư duy đến hoạt động thực tiễn và được cụ thể bằng cuộc sống sinh hoạt đời thường của mỗi người bí thư đảng ủy xã.
Ba là: các tổ chức đảng, đặc biệt là cấp ủy phải có trách nhiệm chăm lo
tạo điều kiện để mỗi bí thư đảng ủy xã có thể tự rèn luyện phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt.
Bốn là: việc lựa chọn bí thư đảng ủy phải tuân thủ các nguyên tắc trong
công tác cán bộ, từ phát hiện, đào tạo, bố trí, sử dụng, đánh giá.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua 30 năm đổi mới, đội ngũ bí thư đảng ủy xã ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã có sự chuyển biến rõ rệt về mọi mặt, nhất là sự năng động, nắm bắt, hịa nhập với cơng việc, thích ứng dần với cơ chế mới. Song, so với yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, do nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà năng lực trình độ của một bộ phận bí thư đảng ủy xã ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Biểu hiện là cơ cấu cán bộ chưa hợp lý; số cán bộ là nữ, số cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ thấp; số cán bộ cơng chức có trình độ chun mơn cao ít. Hơn nữa, nhiều cán bộ cịn có biểu hiện quan liêu, thiếu sự học tập, rèn luyện phấn đấu. Đây là sự bất cập. Từ thực trạng, chương 2 của luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân của ưu khuyết điểm và rút ra được 4 kinh nghiệm bước đầu từ thực tế. Trong những năm tới, xây dựng phong cách bí thư đảng ủy xã cần phải nhận thức đúng vị trí, vai trị của cấp xã, có phương hướng và giải pháp đúng đắn nhằm xây dựng phong cách cho bí thư đảng ủy xã một cách đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, trình độ năng lực của họ, đáp ứng được
những yêu cầu đặt ra trong quản lý kinh tế - xã hội trong giai đoạn của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
66
Chƣơng 3