Cơ sở lí luận về dạy học khám phá

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ THÔNG QUA THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.3. Cơ sở lí luận về dạy học khám phá

2.1.3.1. Khái niệm dạy học khám phá

Cho đến nay, có nhiều giải thích, quan niệm về khám phá. Theo từ điển Anh- Anh-Việt, thuật ngữ discovery có nghĩa là lần đầu tiên tìm ra, phát hiện ra một nơi nào đó hoặc một đối tượng nào đó [28].

Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê giải nghĩa “khám phá là tìm ra, phát hiện ra cái cịn ẩn giấu, cái bí mật” [23].

Trong nghiên cứu khoa học, hoạt động khám phá đề cập đến các phương thức khác nhau mà các nhà khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiên, đề xuất các giải thích dựa trên bằng chứng thu được từ các nghiên cứu của họ.

Trong học tập, tìm tịi - khám phá đề cập đến các hoạt động của người học dần phát triển vốn kiến thức và hiểu biết về các vấn đề khoa học, đồng thời hiểu được cách thức mà các nhà khoa học đã tìm ra tri thức đó [32].

Hiện nay có 2 quan điểm về phân loại DHKP:

- DHKP là PP tiếp cận. Theo quan điểm này, Bruner cho rằng: “Dạy học khám phá là lối tiếp cận dạy học mà qua đó, học sinh tương tác với môi trường của họ bằng cách khảo sát, sử dụng các đối tượng, giải đáp những thắc mắc bằng tranh luận hay biểu diễn thí nghiệm” [37]. Một cách định nghĩa khác về dạy học khám phá - là một PP tiếp cận để học tập, có liên quan đến một quá trình khám phá tự nhiên hay thế giới vật chất bằng những câu hỏi, phát hiện mới và một thực nghiệm trong việc tìm kiếm những hiểu biết mới [42]. Dựa theo các cách định nghĩa trên thì DHKP được coi là PP tiếp cận trong dạy học tích cực.

- DHKP là một PPDH. Theo Jackc Richards - John Platt - Heidi Platt: DHKP (Discovery Learning) là PPDH dựa trên những nguyên tắc sau: người học phát triển quá trình tư duy liên quan đến việc khám phá và tìm hiểu thơng qua quan sát, phân loại, đánh giá, tiên đốn, mơ tả và suy luận; GV sử dựng một PPDH đặc trưng, hỗ trợ quá trình khám phá và tìm hiểu; giáo trình dạy học khơng phải là nguồn thơng tin duy nhất cho người học; kết luận được đưa ra với mục đích thảo luận mà khơng phải là kết luận cuối cùng; người học cần lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá quá

trình học tập của bản thân với sự hỗ trợ của giáo viên [43]. Theo quan điểm này, Ngô Hiệu cũng đã đưa ra định nghĩa: “Dạy học khám phá là một phương pháp dạy học mà thông qua sự định hướng của giáo viên, học sinh tìm tịi tích cực, sử dụng nhiều q trình tư duy, qua đó biến kinh nghiệm thành kiến thức” [11]. Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội cho rằng, “Dạy học khám phá là phương pháp dạy học cung cấp cho học sinh cơ hội để trải nghiệm các hiện tượng và q trình khoa học” [32].

Có thể thấy, bản chất của DHKP đó là qua hướng dẫn của GV, HS tự mình tìm tịi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. DHKP là một PP hoạt động thống nhất giữa thầy với trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiết học. Như vậy, DHKP được hiểu là PPDH trong đó dưới sự hướng dẫn của GV, HS khám phá ra kiến thức, lĩnh hội các kiến thức đó một cách tích cực và chủ động. PP DHKP là cách dạy học theo hướng tổ chức cho HS tự tìm tịi, khám phá phát hiện ra tri thức mới cũng như cách thức hành động mới, qua đó rèn luyện tính tích cực cho bản thân.

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi sử dụng quan điểm “Dạy học khám phá là một phương pháp dạy học mà thông qua sự định hướng của giáo viên, học sinh tìm tịi tích cực, sử dụng nhiều quá trình tư duy, qua đó biến kinh nghiệm thành kiến thức”.

2.1.3.2. Các biện pháp tổ chức dạy học khám phá

- Sử dụng phương tiện trực quan trong DHKP

Chúng ta thử hình dung DHKP được vận dụng như sau: GV đưa ra vấn đề học tập dưới dạng câu hỏi và u cầu HS làm việc theo nhóm, nếu khơng có sự hỗ trợ của phương tiện trực quan thì nguồn kiến thức vẫn là lời nói. Qua đó ta thấy phương tiện trực quan thật sự cần thiết trong DHKP, nó đóng vai trị là nguồn kiến thức, là động cơ kích thích sự hợp tác tích cực trong nhóm.

Các phương tiện trực quan đó có thể là: hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, mơ hình… đã có sự gia cơng sư phạm của GV và được thể hiện trong giấy, tranh, đèn chiếu,

bảng dính… phương tiện trực quan sẽ kích thích sự quan sát tìm tịi, tranh luận của HS. Ðó là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của DHKP.

- Sử dụng hình thức nhóm trong DHKP

Có những vấn đề được lựa chọn, một cá nhân khơng thể giải quyết được, nên cần thiết phải có sự cộng tác của nhiều người, vì thế hoạt động nhóm rất cần thiết trong DHKP. Khi chia HS thành từng nhóm, nên lưu ý một số điều kiện sau đây: lựa chọn nội dung cho phù hợp với hình thức học theo nhóm; quy định thời gian thảo luận cụ thể; GV theo dõi và hỗ trợ nhóm khi cần thiết; phân chia nhóm đồng đều (có HS khá, giỏi và HS trung bình, yếu); chú ý khả năng nhận thức của các HS trong mỗi nhóm để bảo đảm sự hợp tác mang lại hiệu quả.

- Sử dụng TN trong DHKP

HS sẽ dễ dàng tiếp cận vấn đề khi được quan sát trực tiếp diễn biến và kết quả của các đối tượng. TN như một phương tiện, công cụ học tập để HS sử dụng trong việc thu thập, phân tích thơng tin. HS trước khi quan sát hoặc thao tác với TN sẽ tự mình đưa ra các phán đốn, có các ý tưởng riêng, cách thực hiện riêng của mình. Sau đó các em được quan sát hoặc thao tác với các đối tượng để thấy được q trình và kết quả từ đó nhận ra được những sai lầm trong nhận thức đã có. Các em có thể giải thích được những hiện tượng, kết quả khoa học và rút ra được những kiến thức mới cho bản thân. Thông qua việc quan sát, thao tác và đo lường các hiện tượng, kết quả TN làm cho HS thay đổi nhận thức về khái niệm khoa học so với nhận thức ban đầu của mình.

Quy trình dạy học khám phá 5E đã được đề xuất bởi các nhà giáo dục trên thế giới được mô tả như sau [12]:

Bước 1. Tạo chú ý (Engage)

Trong giai đoạn này, người học bắt đầu được tiếp xúc và xác định nhiệm vụ. Lúc này, các em bắt đầu tạo mối liên hệ giữa kinh nghiệm đã có và những kinh nghiệm hiện tại, đưa ra những ý kiến cơ sở cho các hoạt động và kích thích sự tham gia vào các hoạt động này. Việc đặt ra các câu hỏi, chỉ ra vấn đề, đưa ra sự kiện mới

hoặc xây dựng các tình huống có vấn đề là những cách tạo sự chú ý và hướng người học vào đúng nhiệm vụ trọng tâm.

Bước 2. Khám phá (Explore)

Trong giai đoạn này, người học có cơ hội tham gia trực tiếp vào các tình huống và làm việc với các thiết bị dụng cụ. Tự mình tham gia vào các hoạt động sẽ giúp hình thành ở người học những nền tảng kinh nghiệm ban đầu về hiện tượng đó. Khi làm việc theo nhóm, người học sẽ xây dựng được những kinh nghiệm chung và điều đó giúp các em chia sẻ, giao lưu với nhau. Người dạy lúc này hoạt động như một người điều phối, điều khiển, cung cấp học liệu và gợi ý nội dung người học cần tập trung tìm hiểu. Quá trình tìm tịi khám phá của HS là định hướng cho GV đưa ra các chỉ dẫn trong suốt q trình dạy học.

Bước 3. Giải thích (Explain)

Giai đoạn này là thời điểm mà người học bắt đầu tìm hiểu những hiểu biết khái qt thơng qua những gì mà người học thu nhận được sau quá trình trao đổi và tranh luận thông tin.

Bước 4. Phát biểu (Elaborate)

Đến giai đoạn này, người học được mở rộng vốn khái niệm đã học, kết nối các khái niệm đã học, kết nối với những khái niệm có liên quan và vận dụng những hiểu biết vào thế giới xung quanh.

Bước 5. Đánh giá (Evaluation)

Đây là q trình chẩn đốn hoạt động tiếp diễn cho phép người dạy xác định những kiến thức và khái niệm mà người học đã đạt được. Kiểm tra và đánh giá có thể tiến hành tại mọi thời điểm trong q trình học tập. Một số cơng cụ hỗ trợ quá trình chẩn đốn này như bảng kiểm tra, bài phỏng vấn, bài viết về các vấn đề, tình huống cụ thể gắn với mục đích đánh giá. Những kết quả đánh giá này có giá trị cao nhất nếu chúng được thu thập thơng tin qua q trình giao tiếp giữa người học với nhau, với người dạy, phụ huynh và những người xung quanh. Những sản phẩm của quá trình này sẽ là gợi ý để người dạy tiếp tục tổ chức hướng dẫn người học, lên kế hoạch cho những bài học tiếp theo và gợi ý thay đổi cách hướng dẫn người học.

Quy trình trên có một số ưu điểm như HS được trải nghiệm trên tình huống thực tiễn, rèn được kĩ năng hợp tác, tự đánh giá… của HS.

2.1.3.3. Vai trò của dạy học khám phá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong DHKP, HS không chỉ lĩnh hội được tri thức mà cịn phát triển tính sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, tính chủ động và độc lập. Đồng thời, DHKP còn cho phép HS có cơ hội trải nghiệm và tự tìm ra con đường khám phá kiến thức. DHKP còn trang bị cho người học các kĩ năng học tập suốt đời. DHKP phát huy được tối đa nguồn tri thức, kĩ năng đã có của HS vừa để tìm kiếm tri thức mới, vừa rèn luyện năng lực vận dụng tích hợp nhiều nguồn tri thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu [42].

Thơng qua khám phá GV cịn thu hút sự chú ý của HS vào những tình huống dạy học mà GV đưa ra, từ đó sẽ hình thành ở HS niềm say mê đối với môn học, niềm tin đối với khoa học. DHKP sẽ giúp HS phát triển tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; giúp các em tự đưa ra các giả thuyết, tự thiết kế TN để chứng minh cho giả thuyết khoa học mà mình đưa ra. Đây là những kĩ năng cần có của HS trong q trình học tập. Qua việc thực hiện các yêu cầu khám phá, GV có thể phát hiện và bồi dưỡng những HS giỏi, có niềm đam mê đối với mơn học.

Như vậy, có thể nói DHKP thơng qua THTN trong dạy học môn Khoa học lớp 5 sẽ làm thay đổi cách dạy của GV và cách học của HS theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, đồng thời phát triển được ở HS các NL chung và NL chuyên biệt.

2.1.3.4. Những m và hạn ch của dạy học khám phá

DHKP có những ưu điểm và hạn chế sau.

Ư điểm:

- Các hoạt động khơi gợi và thúc đẩy tính tị mị.

- DHKP có tính khuyến khích cao vì nó cho phép HS có cơ hội trải nghiệm và khám phá điều gì đó cho chính bản thân.

- Phát huy được nội lực của HS, tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập.

- Giải quyết thành cơng các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lịng ham mê học tập của HS. Ðó chính là động lực của q trình dạy học.

- Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học. Ðó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

- Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của HS được tổ chức thường xuyên trong quá trình học tập, là phương thức để HS tiếp cận với kiểu dạy học hình thành và giải quyết các vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn.

Hạn chế:

- Các hoạt động địi hỏi nhiều thời gian nên HS khó có thể “khám phá” được tri thức trong tiết học.

- HS yếu dễ chán nản.

- Đòi hỏi GV phải có khả năng tổ chức tốt.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ THÔNG QUA THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)