Chương trình mơn khoa học lớ p5

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ THÔNG QUA THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.5. Chương trình mơn khoa học lớ p5

2.1.5.1. Phân ích ch ơng nh ôn Khoa học lớp 5 – ch ơng nh h ện hành (2006)

a. Mục tiêu

Môn Khoa học ở cấp tiểu học nhằm giúp HS đạt được: 1. Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:

- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phịng tránh một số bệnh thơng thường và bệnh truyền nhiễm.

- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.

- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

2. Một số kĩ năng ban đầu:

- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Quan sát và làm một số TN đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất.

- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, tìm thơng tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ...

- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.

3. Một số thái độ và hành vi:

- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an tồn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. - Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp.

b. Nội dung môn học

Môn Khoa học ở lớp 4, 5 được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên của môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3. Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo các chủ đề: Con người và sức khoẻ, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp HS nhìn lại mối quan hệ giữa con người - tự nhiên - xã hội mà các em đã được học từ đầu cấp. Nội dung chương trình cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Nội d ng chương trình mơn Khoa học lớp 5 - hương trình hiện hành (2006)

Chủ ề Nội dung

Con người và sức khỏe

- Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người: sự sinh sản; sự lớn lên và phát triển của cơ thể người.

- Vệ sinh phòng bệnh: vệ sinh ở tuổi dậy thì; phịng tránh một số bệnh truyền nhiễm.

- An toàn trong cuộc sống: sử dụng thuốc an tồn; khơng sử dụng các chất gây nghiện; phòng tránh bị xâm hại; phòng tránh tai nạn giao thông.

Vật chất và năng lượng

- Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng: tre, mây, song; sắt, gang, thép, đồng, nhôm; đá vơi, gạch, ngói, xi măng, thuỷ tinh; cao su, chất dẻo, tơ sợi.

- Sự biến đổi của chất: ba thể của chất; hỗn hợp và dung dịch; sự biến đổi hoá học.

- Sử dụng năng lượng: năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt; năng lượng mặt trời, gió, nước; năng lượng điện.

Thực vật và động vật

- Sự sinh sản của thực vật: cơ quan sinh sản; trồng cây bằng hạt, thân, lá, rễ. - Sự sinh sản của động vật; một số động vật đẻ trứng; một số động vật đẻ con. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Môi trường và tài nguyên: môi trường; tài nguyên thiên nhiên. - Mối quan hệ giữa môi trường và con người: vai trị của mơi trường đối với con người; tác động của con người đối với môi trường; một số biện pháp bảo vệ mơi trường.

2.1.5.2. Phân ích ch ơng nh g o dục phổ thông 2018 - môn Khoa học lớp 5

a. Mục tiêu:

Mơn Khoa học góp phần hình thành, phát triển ở HS tình u con người, thiên nhiên; trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhiên; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với mơi trường sống.

Mơn học góp phần hình thành và phát triển ở HS NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, mơn học góp phần hình thành và phát triển ở HS NL KHTN, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên, giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống, ứng xử phù hợp bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người khác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh.

b. Nội dung môn học

Nội dung chương trình mơn Khoa học lớp 5 theo CT GDPT 2018 được tổ chức thành các chủ đề: Chất; Năng lượng; Thực vật và động vật; Nấm, vi khuẩn; Con người và sức khoẻ; Sinh vật và môi trường. Nội dung cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Nội d ng chương trình mơn Khoa học lớp 5 - hương trình giáo dục phổ thông 2018

Chủ ề Nội dung

Chất

- Đất: thành phần của đất; vai trị của đất; vấn đề ơ nhiễm, xói mịn đất và bảo vệ môi trường đất.

- Hỗn hợp và dung dịch

- Sự biến đổi của chất: sự biến đổi trạng thái; sự biến đổi hóa học.

Năng lượng

- Vai trò của năng lượng

- Năng lượng điện: mạch điện đơn giản; vật dẫn điện và vật cách điện; sử dụng năng lượng điện.

an toàn, tiết kiệm năng lượng chất đốt.

- Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy: sử dụng năng lượng mặt trời; sử dụng năng lượng gió; sử dụng năng lượng nước chảy. Thực vật và

động vật

- Sự sinh sản ở thực vật và động vật: sự sinh sản của thực vật có hoa; sự sinh sản của động vật.

- Sự lớn lên và phát triển của thực vật và động vật Nấm, vi

khuẩn

- Vi khuẩn: vi khuẩn có lợi; vi khuẩn có hại

Con người và sức khỏe

- Sự sinh sản và phát triển ở người: sự sinh sản ở người; các giai đoạn phát triển của cơ thể người

- Chăm sóc sức khoẻ tuổi dậy thì

- An tồn trong cuộc sống: Phịng tránh bị xâm hại Sinh vật và

môi trường

- Vai trị của mơi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng

- Tác động của con người đến môi trường

Nội dung môn Khoa học lớp 5 ở CT hiện hành và CT GDPT 2018 tuy khác nhau ở tên gọi các chủ đề nhưng sự khác nhau ở nội dung trong năm học ở cả hai CT là không đáng kể, được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2.3. Sự giống và khác nhau giữa chương trình hiện hành

và chương trình GDPT 2018

h ơng nh h ện hành h ơng nh GDPT 2018

Con người và sức khỏe Con người và sức khỏe

Vật chất và năng lượng Chất

Năng lượng

Thực vật và động vật Thực vật và động vật Nấm, vi khuẩn

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Sinh vật và môi trường

Như vậy, CT GDPT 2018 chỉ có thêm nội dung ở chương Nấm và vi khuẩn, ở môn Khoa học lớp 5 HS sẽ được tìm hiểu về vi khuẩn bao gồm vi khuẩn có lợi và vi

khuẩn có hại. Do đó, việc biên soạn kế hoạch bài học cho chương trình hiện hành vẫn khả thi khi thực hiện CT mới.

Yêu cầu cần đạt của chương trình phổ thơng 2018 cũng tương đồng với chương trình hiện hành ở mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.

Ví dụ khi học sinh học bài Sự chuyển thể của chất

Chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình hiện hành:

Sau bài học này, HS biết:

- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

- Nêu được ví dụ về một số tính chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí. - Phân biệt được ba thể của chất.

- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. - Giáo dục HS ham thích tìm tịi, khám phá.

Yêu cầu cần đạt theo chương trình GDPT 2018.

a. Kiến thức: Qua bài học này, HS tìm hiểu về chất và sự chuyển thể của chất. b. Năng lực:

- Năng lực khoa học

+ Nhận thức khoa học: Nêu và phân biệt được một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

+ Tìm hiểu mơi trường tự nhiên xung quanh: Quan sát, đặt được câu hỏi để tìm hiểu và đưa ra được các dự đoán về sự chuyển đổi của chất

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày có liên quan đến sự chuyển thể của chất

- Năng lực chung

+ Phát triển năng lực tự chủ và tự học: học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu để đặt được các câu hỏi để tự khám phá kiến thức và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động thảo luận và làm việc nhóm, HS đề xuất được giả thuyết của hoạt động khám phá và hỗ trợ bạn cùng nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS tự khám phá để giải quyết vấn đề bằng cách đề xuất các phương án khám phá theo cách riêng của mình.

c. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: có ý thức tìm hiểu mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ THÔNG QUA THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)