7. Cấu trúc luận văn
1.4. Nội dung công tác chủnhiệm lớp ở trƣờng THCS
1.5.2 Quản lý các hoạt động của GVCN lớp
- Quản lí cơng tác xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể: Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm nhằm kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm góp phần giúp nhà trƣờng hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.Trƣớc hết, Chi bộ, Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo các tổ chức đoàn thể thống nhất phối hợp hành động, thực hiện kế hoạch chung của nhà trƣờng và tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch chung.
Lập kế hoạch công tác và kế hoạch tổ chức các hoạt động: Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học; căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu của các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm học, Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao. Hiệu trƣởng hƣớng dẫn giáo viên chủ nhiệm lập rồi phê duyệt kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch nếu cần.
Tìm hiểu, nắm vững đối tƣợng giáo dục và môi trƣờng giáo dục: Hiệu trƣởng phổ biến yêu cầu cho đội ngũ GVCN, hƣớng dẫn GVCN thực hiện, HT chỉ đạo các bộ phận kiểm tra kết quả thực hiện. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, thân ái: Hiệu trƣởng hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch với mục tiêu, biện pháp phù hợp và tổ chức kiểm tra đôn đốc thƣờng xuyên.
- Quản lý cơng tác tìm hiểu nắm vững đối tƣợng giáo dục
Nắm vững HS một cách toàn diện là nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của mỗi HS, điều kiện hồn cảnh gia đình của HS, những mối quan hệ của cá nhân HS, nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức, trình độ, khả năng của HS, tìm hiểu những
nhu cầu năng lực của HS. Qua đó ngƣời GVCN lớp có thể dự báo xu hƣớng tổ chức hoạt động GD và dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từng HS.
GVCN lớp cần thăm hỏi gia đình HS, tìm hiểu và trị chuyện với các bậc phụ huynh, tìm hiểu nắm vững hồn cảnh sống của từng HS để nắm đƣợc những điều kiện ảnh hƣởng tới HS. Qua đó giúp GVCN lớp biết đƣợc nguyên nhân và các yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến HS. Đồng thời biết đƣợc phƣơng pháp GD của gia đình (tốt hay chƣa tốt) để có thể tham mƣu, tƣ vấn và phối hợp với gia đình lựa chọn phƣơng pháp tác động phù hợp.
Nắm vững tập thể lớp là nắm vững số lƣợng HS, nắm vững những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi, những khó khăn của tập thể lớp do mình phụ trách. Kết quả của việc nắm vững HS và tập thể lớp một cách toàn diện là cơ sở để GVCN lớp xây dựng kế hoạch công tác giáo dục HS và xây dựng tập thể HS.
-Quản lí cơng tác xây dựng tập thể học sinh:Tập thể học sinh trong nhà trƣờng đƣợc coi là môi trƣờng, phƣơng tiện để giáo dục mỗi học sinh, trong đó mỗi thành viên đều có điều kiện để phát triển tồn diện. Tác dụng giáo dục của tập thể học sinh là rất lớn nếu ta xây dựng đƣợc những tập thể HS vững mạnh.
Xây dựng tập thể học sinh vững mạnh là tạo ra một chủ thể giáo dục quan trọng, một đồng minh đáng tin cậy trong công tác giáo dục của ngƣời GVCN lớp. Chính vì vậy GVCN lớp không thể không chăm lo đến việc xây dựng tập thể học sinh của lớp mình. Để xây dựng đƣợc một tập thể học sinh vững mạnh, trƣớc hết ngƣời GVCN lớp phải nắm vững tập thể học sinh là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch công tác, xây dựng tập thể, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:
- Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đồn vững mạnh làm nịng cốt cho việc tổ chức mọi hoạt động, mọi phong trào của tập thể. GVCN lớp tổ chức ―bộ máy tự quản‖ của lớp và hƣớng dẫn các em cách thức hoạt động, biết tự QL các công việc của lớp:
GVCN lớp cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội tự quản. GVCN lớp cần có kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ tự quản của lớp:
+ Xây dựng mục tiêu của tập thể. + Xây dựng truyền thống của tập thể.
+ Hƣớng dẫn cho lớp biết cách tự quản và tổ chức các hoạt động thực tế để học sinh đƣợc rèn luyện kỹ năng tự quản.
+ Xây dựng những dƣ luận xã hội lành mạnh. - Quản lý công tác tƣ vấn cho học sinh lớp
Mỗi GVCN lớp cần phải hiểu rõ: Một tập thể lớp tốt khi có Chi đoàn hoạt động tốt, CĐ hoạt động tốt sẽ đƣa tập thể lớp trở thành một tập thể mạnh. Hơn nữa hoạt
động Đồn cịn phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS, qua đó giúp cho các em hình thành nhân cách của mình thơng qua các họat động mang tính tập thể. GVCN lớp cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đoàn để tiến hành GD toàn diện ở lớp. Mặt khác GVCN lớp phải giúp đỡ chi đồn lớp xây dựng kế hoạch cơng tác, bồi dƣỡng cán bộ nòng cốt, cố vấn cho BCHCĐ tổ chức các hoạt động GD. Trong quá trình chỉ đạo, cần tơn trọng tính độc lập và tự quản của Đồn, cần tránh sự can thiệp thô bạo vào các hoạt động của CĐ.
- Quản lí các hoạt động giáo dục tồn diện cho học sinh
Giáo dục mỗi cá nhân HS và tập thể HS là trách nhiệm của tất cả các GV, các lực lƣợng GD trong nhà trƣờng, trong đó GVCN lớp giữ vai trị chủ đạo.
Mục đích của sự phối hợp là để giáo dục HS và xây dựng tập thể HS thông qua việc trao đổi với nhau về tình hình học tập các mơn học, kết quả học tập, tinh thần và thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập; trao đổi và thống nhất với nhau biện pháp giáo dục HS để nâng cao chất lƣợng học tập các mơn học, hình thành ở HS những phẩm chất đạo đức cần thiết, đồng thời thông báo cho nhau những ý kiến và nguyện vọng chính đáng của HS về việc học tập các mơn học; lấy ý kiến GVBM khi đánh giá nhận xét HS. Bằng cách thƣờng xuyên gặp gỡ trao đổi với GVBM đang giảng dạy tại lớp của mình, GVCN lớp có thể dự một số giờ để quan sát ý thức, hứng thú học tập và phát hiện những khó khăn của HS trong học tập. Đồng thời GVCN lớp nên mời GVBM cùng tham dự các buổi sinh hoạt và các hoạt động tập thể của lớp để hiểu rõ hơn HS và công tác GD của GVCN lớp.
- Quản lý công tác phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong giáo dục học sinh Cha mẹ học sinh là một trong những lực lƣợng giáo dục có ảnh hƣởng lớn đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng và gia đình là cấp thiếtvà tạo ra những điều kiện thuận lợi để học sinh học tập và rèn luyện.
Gia đình là mơi trƣờng giáo dục - lực lƣợng giáo dục đầu tiên, ảnh hƣởng một cách sâu sắc đến HS. Vì vậy giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục HS. Giáo dục gia đình có những đặc trƣng riêng, nên nhà trƣờng phải liên kết với gia đình để đảm bảo tính thống nhất tồn vẹn của q trình giáo dục, có nhƣ vậy thì GD gia đình mới phát huy đƣợc ảnh hƣởng và cùng với nhà trƣờng giáo dục HS có hiệu quả. Chính GVCN lớp là ngƣời thay mặt nhà trƣờng thực hiện sự liên kết này. GVCN lớp giúp cha mẹ HS hiểu rõ chủ trƣơng, kế hoạch GD của nhà trƣờng và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong từng năm học. Trên cơ sở đó, GVCN lớp cũng đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cấp thiếtđể HS học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu GD của nhà trƣờng.
- Quản lí cơng tác đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh: Tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch có kiểm tra, đánh giá; kịp thời động viên khen thƣởng, uốn nắn, sửa chữa những sai sót lệch lạc, thu hút học sinh tham gia vào việc thực hiện kế hoạch, phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác, đặc biệt giáo viên bộ môn, để xây dựng tập thể học sinh vững mạnh.
Trong q trình xây dựng tập thể HS có thể xuất hiện những học sinh cá biệt, những HS chƣa ngoan thì GVCN lớp phải nhanh chóng phát hiện chính xác bản chất, nguyên nhân, động cơ để từ đó lựa chọn những biện pháp GD phù hợp, tuyệt đối không đƣợc cô lập HS ra khỏi tập thể.