7. Cấu trúc luận văn
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Từ kết quả khảo sát, phân tích thực trạng CTCNL và QL CTCNL ở các trƣờng THCS Huyện Thới Bình cho thấy các biện pháp QL CTCNL đang thực hiện phần nào đã duy trì đƣợc nền nếp, kỷ cƣơng trƣờng học. Tuy nhiên, các biện pháp QL CTCNL vẫn còn một số hạn chế, chƣa thúc đẩy đƣợc chất lƣợng giáo dục đạt mức đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Do đó, các biện pháp QL CTCNL đƣợc đề xuất phải căn cứ từ thực tiễn QL CTCN và phục vụ thực tế nhằm phát huy ƣu điểm, khắc phục các hạn chế, yếu kém của các biện pháp đang thực hiện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay.
Các nguyên tắc khi xây dựng các biện pháp:
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa
Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang xây dựng, đề xuất. Ngƣời Hiệu trƣởng phải biết nhìn nhận, đánh giá, phát huy những ƣu điểm và loại bỏ nhƣợc điểm của các biện pháp đang sử dụng. Việc xây dựng các biện pháp quản lý đảm bảo đƣợc tính kế thừa sẽ tránh đƣợc tình trạng phủ định tồn bộ các biện pháp cũ cũng nhƣ việc tạo ra các biện pháp mới hồn tồn mà khơng dựa trên thực tiễn biện pháp cũ đã và đang đƣợc thực hiện.
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu ngƣời nghiên cứu phải xác định đƣợc những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp đƣợc đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế.
Để thực hiện tốt nguyêt tắc đảm bảo tính kế thừa, ngƣời nghiên cứu phải nắm chắc đƣợc ƣu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý mới trên cơ sở phát huy các ƣu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó, các biện pháp quản lý cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ƣu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chƣa có hoặc đã có nhƣng thực hiện kém hiệu quả.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một u cầu có tính ngun tắc. Các biện pháp đƣợc đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì mới tồn tại và đem lại hiệu quả trong quản lý.
Khi đề xuất các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Thới Bình với những vấn đề đang đặt ra cấp thiết. Các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đƣợc đề xuất phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý ; thực tế đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; tình hình học sinh và điều kiện KT-XH, giáo dục của địa phƣơng.
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ
Hệ thống quản lý là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tƣơng tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý . Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả khơng cao. Nhƣng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ƣu thế và bổ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng khơng nên q nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, ngƣời nghiên cứu cần phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp nhằm phát huy thế mạnh của từng biện pháp và sự hỗ trợ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy, các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm đƣợc đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ để khi thực hiện có hiệu quả. Điều quan trọng là ngƣời Hiệu trƣởng phải linh hoạt, nhạy bén khi vận dụng, điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp khi cần thiết.