Triển khai đầy đủ, thống nhất các nội dung công tác CNL theo điều lệ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU (Trang 88 - 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác chủnhiệm lớp ở các trƣờng THCS trên địa bàn

3.2.3. Triển khai đầy đủ, thống nhất các nội dung công tác CNL theo điều lệ

trường THCS

a. Mục tiêu, ý nghĩa

Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm nhằm kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm góp phần giúp nhà trƣờng hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.

b. Nội dung và cách tiến hành thực hiện biện pháp

Quản lý việc xây dựng kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trƣờng về mục tiêu, nội dung và kế hoạch công tác. Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học của ngành, của nhà trƣờng; căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu của các bộ phận, tổ chức đoàn thể trong trong nhà trƣờng; căn cứ điều kiện thực tế của nhà trƣờng, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng và tình hình học sinh. Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.Hiệu trƣởng phải cung cấp đầy đủ các văn bản liên quan, thơng tin về học sinh, tình hình đặc điểm chung của lớp cho giáo viên chủ nhiệm khi xây dựng kế hoạch.Phê duyệt kế hoạch chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện.

Đối với kế hoạch tháng và kế hoạch tuần, Ban giám hiệu triển khai đến giáo viên chủ nhiệm thông qua các cuộc họp giao ban chủ nhiệm định kỳ. Giáo viên chủ nhiệm các lớp tiếp nhận nội dung, các yêu cầu, chỉ đạo và triển khai hoạt động theo kế hoạch.

khó khăn hoặc những vấn đề bất cập trong nội dung kế hoạch. Qua đó, Ban giám hiệu nắm bắt, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng lớp

Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp Hiệu trƣởng theo dõi hoặc phân công theo dõi chặt chẽ việc triển khai kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm lớp từng tuần, tháng, học kỳ.

- Hiệu trƣởng cần có kế hoạch kết hợp giữa các lực lƣợng trong nhà trƣờng với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để làm tốt công tác giáo dục. Kết hợp giữa cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm lớp để làm tốt công tác tổ chức thực hiện nền nếp, thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trƣờng.

- Hiệu trƣởng phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp với lực lƣợng ngoài nhà trƣờng nhƣ việc tổ chức họp phụ huynh học sinh, tổ chức giáo dục truyền thống quê hƣơng, giáo dục những nét văn hố q hƣơng, làm tốt cơng tác an ninh, trật tự trong nhà trƣờng, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an tồn giao thơng.

- Cùng với các giáo viên khác và các cán bộ Đoàn, Đội phối hợp, thống nhất các biện pháp giảng dạy và giáo dục của lớp. Điều hòa các hoạt động hàng ngày của học sinh trong lớp học, giúp đỡ và tạo các điều kiện hợp lý các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí. Đảm bảo sự học tập chuyên cần của học sinh, phát hiện kịp thời những học sinh đi muộn , bỏ giờ, bỏ tiết. Đảm bảo và tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động dạy học và giáo dục theo đúng nội quy, quy chế của nhà trƣờng.

- Cùng với các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội xây dựng lớp thành một tập thể lớp vững mạnh, giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của lớp hoạt động, phát huy ý thức tự chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động giáo dục.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong cơng tác giáo dục học sinh. Nhiệm vụ cơ bản của việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh là cùng nhau làm tốt cơng tác giáo dục tồn diện học sinh. Thƣờng xun thơng báo tình hình học tập và tu dƣỡng của học sinh về gia dình, thống thất với gia đình các biện pháp quản lý giáo dục học sinh.

- Phối hợp với các giáo viên khác, với Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh , với gia đình học sinh tổ chức, nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối học kỳ và cuối năm theo nội dung và tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề nghị khen thƣởng học sinh, đề nghị danh sách học sinh đƣợc lên lớp hay phải ở lại…

về tình hình mọi mặt của lớp. Khi có thay đổi giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc học sinh chuyển lên lớp trên thì giáo viên chủ nhiệm cũ phải bàn giao cụ thể tình hình mọi mặt của lớp cho giáo viên chủ nhiệm mới.

- Lồng ghép nội dung này trong quy chế khen thƣởng chung của nhà trƣờng, tạo sự khuyến khích các lực lƣợng tham gia công tác chủ nhiệm lớp

Hiệu trƣởng kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp công khai, khách quan. Tổ chức giao ban chủ nhiệm định kỳ hàng tuần Giáo viên chủ nhiệm có sáng kiến kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục học sinh của mình cần chủ động báo cáo với Ban giám hiệu và đề nghị đƣợc hội thảo, trao đổi trong nhóm, tổ chủ nhiệm hoặc trong Hội đồng giáo dục nhà trƣờng. Ban giám hiệu có trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm khẳng định đƣợc kết quả cơng tác của mình, đồng thời kích lệ và phát huy đƣợc những nhân tố tích cực trong cơng tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trong q trình triển khai cơng tác và tổ chức các hoạt động giáo dục lớp mình phụ trách, giáo viên chủ nhiệm cần định kỳ thông báo, báo cáo với Ban giám hiệu để theo dõi, giúp đỡ. Hiệu trƣởng hoặc Phó Hiệu trƣởng tham dự giờ sinh hoạt lớp, các sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động của lớp. qua đó, Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, kế hoạch chủ nhiệm cũng nhƣ hoạt động của lớp một cách khách quan, chính xác hơn. Cũng thơng qua đó, giáo viên chủ nhiệm có thể đề nghị Ban giám hiệu giúp đỡ, hỗ trợ thêm về vật chất, tinh thần để hoạt động giáo dục của lớp đạt hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)