Các phương pháp hỗ trợ tâmlý cho học sinh trung học phổ thông trong

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Hỗ trợ tâmlý cho học sinh trung học phổ thông ứng phó với rối loạn lo âu

1.5.2. Các phương pháp hỗ trợ tâmlý cho học sinh trung học phổ thông trong

trường học ứng phó với rối loạn lo âu

Từ khi tâm lý học trường học được thành lập đến nay đã có rất nhiều mơ hình hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường ra đời. Mỗi mơ hình là đặc trưng trong cơng tác hỗ trợ tâm lý học đường với các mục tiêu khác nhau.

Các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong trường học có lợi thế là (1) dễ tiếp cận đến các trẻ em vì tất cả trẻ em đều đến trường; (2) việc can thiệp, trị liệu diễn ra ở môi trường tự nhiên, tránh được định kiến; (3) dễ dàng phối hợp với các giáo viên (Commitee-on-School-Health, 2004).

Các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh THPT ứng phó với RLLA hiện nay thường dựa vào mơ hình hỗ trợ có 3 mức độ.

Mơ hình các hệ thống tích hợp trong lĩnh vực học tập và hành vi

(Nguồn: Nguyễn Thị Trâm Anh (2014) Nghiên cứu đề xuất mơ hình hỗ trợ tâm lý học đường tại các trường THCS thành phố Đà Nẵng) [2].

Mức độ đầu tiên là dựa trên cơ sở khoa học, thiết kế các chương trình phịng ngừa RLLA thông qua việc lồng ghép kiến thức về RLLA vào các mơn học, xây dựng bầu khơng khí học tập lành mạnh và chương trình cụ thể trong lớp học: rèn luyện kĩ năng xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề... Các hoạt động của chương trình này phải có tính phổ biến, đan xen diện rộng để tất cả các học sinh đều có thể tham gia vào. Mục tiêu của chương trình phịng ngừa là cung cấp cho học sinh những kiến thức về RLLA, giảm bớt các yếu tố nguy cơ, hình thành khả năng đương đấu với khó khăn ở học sinh, và đảm bảo học sinh có sự phát triển tâm lý lành mạnh [ 2].

Mức độ thứ hai là tầng can thiệp tập trung cho 5-10% đối tượng học sinh cần được chăm sóc: Các học sinh có RLLA (mức độ nhẹ và trung bình) nhưng vẫn học tập và sống tương đối bình thường. Hai cách xác định là đánh giá tâm lý toàn trường qua bảng hỏi tâm lý cho học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh, hoặc sự giới thiệu của giáo viện, nhân viên trong trường hoặc phụ huynh và sau đó triển khai trị liệu can thiệp cho các em này theo hướng cá nhân hoặc theo nhóm.

Mức độ thứ 3 là các hoạt động can thiệp chuyên sâu. Đối tượng học sinh ở cấp độ này không nhiều (1- 5%), tuy nhiên cần có những phương pháp trị liệu và can thiệp mang tính chuyên môn sâu, được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý, bác sĩ và được thực hiện tại các trung tâm, cơ sở y tế ngoài trường học.

Như vậy, phương pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh THPT ứng phó với RLLA có đủ các mức độ: từ hỗ trợ đơn giản do giáo viên thực hiện lồng ghép trong các môn học; các nhà tham vấn học đường thực hiện đến các chương trình phịng ngừa, đánh giá/chẩn đoán, trị liệu tồn diện, tích hợp được thực hiện trong trường học; chuyển/ giới thiệu các học sinh có RLLA mức độ nặng đến điều trị tại các trung tâm, cơ sở y tế nằm ngoài nhà nhà trường [21].

Tiểu kết chương 1

Trong q trình tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu, có thể thấy các tác giả đều sử dụng những khái niệm lo âu khác nhau. Tuy nhiên, những khái niệm này có một số đặc điểm chung về lo âu: là phản ứng tự nhiên của con người trước các khó khăn, nguy hiểm; là tín hiệu báo động để con người sử dụng mọi biện pháp để vượt qua; thường phát sinh từ bên trong và mang tính xung đột, mâu thuẫn. Đa số các cơng trình nghiên cứu đều thống nhất sử dụng khái niệm RLLA theo DSM-IV. Từ những tổng quan tài liệu này chúng tôi đã tổng hợp lại một số vấn đề lý luận cơ bản: khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân...của rối loạn lo âu; Các hoạt động hỗ trợ tâm lý trong trường học làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.

Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng (dịch tễ học), nghiên cứu các yếu tố nguyên nhân, nghiên cứu các phương pháp điều trị. Phần nhiều các kết quả nghiên cứu lo âu ở Việt Nam mang tính thí điểm, địa phương; Một số nghiên cứu về lo âu được kết hợp trong các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần. Các cơng trình nghiên cứu sử dụng đa dạng các thang đo (trắc nghiệm) khá đa dạng: từ những thang đo về các vấn đề sức khỏe tâm thần (trong đó có rối loạn lo âu), đến các hang đo RLLA riêng biệt theo hai tiêu chuẩn chính là ICD-10 và DSM- IV. Các nghiên cứu cũng chỉ ra liệu pháp trị liệu nhận thức – hành vi, liệu pháp thư giãn luyện tập mang lại hiệu quả điều trị tốt cho bệnh nhận bị rối loạn lo âu. Các nghiên cứu đa phần mới chỉ tập trung nghiên cứu ở mức thứ nhất ( phịng ngừa), một số ít nghiên cứu tập trung vào mức thứ hai theo hướng nghiên cứu mơ hình hỗ trợ tâm lý trong trường học. Bởi vậy trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu: làm rõ nhận thức của học sinh THPT về RLLA – một vấn đề ít được nghiên cứu trong các đề tài trước đó; thực hiện can thiệp cho học sinh có RLLA ở mức độ nhẹ và vừa bằng hình thức can thiệp nhóm nhằm giảm thiểu tình trạng RLLA ở học sinh THPT thành phố Đà Nẵng.

Chương 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)