Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Đà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Đà

3.1.1. Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng theo mức độ Nẵng theo mức độ

Chúng tôi phát 540 phiếu sàng lọc cho học sinh tham gia nghiên cứu để sàng lọc nguy cơ RLLA của học sinh. Chúng tôi thu được 516 phiếu khảo sát phù hợp. Kết quả sàng lọc học sinh THPT có nguy cơ RLLA được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ học sinh THPT có nguy cơ RLLA qua thang đánh giá GAD7

Mức độ GAD7 Số lượng Phần trăm

Khơng có nguy cơ 239 46.3

GAD từ 5- 9 điểm 215 41.7

GAD từ 10- 14 điểm 40 7.8

GAD từ 15- 21 điểm 22 4.3

Tổng 516 100

Theo bảng 3.1 tỷ lệ học sinh THPT có nguy cơ bị RLLA chiếm 53.7% (277 học sinh), trong đó có 41.7% học sinh có nguy cơ mức nhẹ, 7.8% học sinh có nguy cơ mức trung bình và 4.3% học sinh có nguy cơ mức nặng. Đây là một tỷ lệ nguy cơ khá cao trong cộng đồng.

Trên cơ sở những học sinh có nguy cơ RLLA, chúng tơi phát phiếu tự đánh giá lo âu Beck và thu được kết quả về tỷ lệ, mức độ RLLA của học sinh THPT thành phố Đà Nẵng thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Tỷ lệ, mức độ RLLA của học sinh THPT thành phố Đà Nẵng theo thang đánh giá BECK

Mức độ rối loạn lo âu Số lượng Phần trăm

Không lo âu 432 83.7

Lo âu nhẹ 65 12.6

Lo âu trung bình 14 2.7

Lo âu nặng 5 1.0

Tổng 516 100

Theo bảng 3.2 tỷ lệ học sinh bị lo âu chiếm 16.3% tổng số học sinh tham gia khảo sát (n = 516). Trong đó RLLA nhẹ chiếm đa số với 12.6%, RLLA trung bình chiếm 2.7% và RLLA nhẹ chiếm tỷ lệ thấp 1%.

Tỷ lệ này cho thấy học sinh THPT thành phố Đà Nẵng có RLLA tương đồng với một số nghiên cứu được cơng bố trước đó. Nghiên cứu của bác sĩ Lâm Tứ Trung về stress của học sinh THPT tại Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ rối loạn hướng nội của học sinh là

từ 14% - 20% [37]. Nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Văn Thọ (1998-2000) cho thấy lo âu – trầm cảm chiếm tỷ lệ từ 10% - 21%, trong số các học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần [30]. Nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh ở học sinh trung học cơ sở cho thấy có 17.65% – 19.2% học sinh đã trải qua biểu hiện của RLLA [15]. Đàm Thị Hoa về “thực trạng và một số yếu tố liên quan đến các rối loạn tâm thần – hành vi của học sinh thành phố Thái Nguyên” cho thấy tỷ lệ trẻ bị RLLA là 17.6% [10, tr.14]; Theo thống kê của nhiều nước trong thập kỷ qua, tỷ lệ RLLA trẻ em là 5.7 đến 17.7% [20]. Báo cáo của Ollendick (1998) có tới 16% học sinh có RLLA [57, tr.104-105].

Những kết quả so sánh ở trên cho thấy tỷ lệ học sinh THPT tại thành phố Đà Nẵng có RLLA tương đồng với những nghiên cứu dịch tễ trên thế giới và ở Việt Nam. Đây là một tỷ lệ mắc đáng quan tâm bởi RLLA là một trong số những rối loạn sức khỏe tâm thần nếu không được hỗ trợ, điều trị kịp thời sẽ có ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của học sinh.

Bên cạnh việc tìm hiểu tỷ lệ, mức độ RLLA chúng tơi cũng tìm hiểu một số biểu hiện các triệu chứng lo âu ở học sinh THPT thành phố Đà Nẵng ( theo thang đánh giá lo âu Beck) chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Biểu hiện các triệu chứng lo âu theo thang Beck

Triệu chứng Beck ĐTBC SD Xếp hạng

theo ĐTBC Có cảm giác tê hoặc như kiến bị 0.13 0.371 14

Cảm giác nóng trong người 0.21 0.489 8

Đi đứng loạng choạng 0.18 0.464 9

Không có thể làm cho cơ thể thoải mái được 0.28 0.561 3

Sợ điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra 0.36 0.675 2 Chóng mặt hoặc cảm giác đầu nhẹ đi 0.25 0.537 4

Tim đập dồn dập/ thình thịch 0.17 0.440 10 Đứng không vững 0.11 0.342 17 Sợ hãi 0.25 0.559 5 Cảm thấy căng thẳng 0.38 0.694 1 Cảm giác nghẹt thở 0.12 0.359 15 Tay run 0.16 0.437 11

Cơ thể run rẩy 0.09 0.312 20

Sợ mình mất khả năng tự kiểm sốt 0.21 0.521 7

Khó thở 0.09 0.334 19

Sợ mình sắp chết 0.12 0.387 16

Bị hoảng sợ 0.15 0.426 13

Ăn uống khó tiêu hoặc khó chịu trong bụng 0.21 0.519 6

Xỉu 0.04 0.230 21

Cơn nóng bừng mặt 0.09 0.325 18

Vã mồ hôi 0.15 0.423 12

0.38 xếp vị trí thứ 1; triệu chứng “Sợ điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra” đứng thứ 2 với ĐTBC = 0.36; và triệu chứng “Khơng có thể làm cho cơ thể thoải mái được” đứng thứ 3 với ĐTBC = 0.28. Đây là 3 triệu chứng học sinh có nhiều nhất. Đáng chú ý là hai triệu chứng chiếm tỷ lệ cao thứ nhất và thứ hai đều là các triệu chứng tâm lý (suy nghĩ - nhận thức). Triệu chứng học sinh ít có nhất là “xỉu” (ĐTBC= 0.04), “cơ thể run rẩy” (ĐTBC= 0.9) và “khó thở” (ĐTBC= 0.09).

Như vậy qua bảng triệu chứng của học sinh qua thang tự đánh giá lo âu Beck chúng tơi nhận thấy thang đo Beck có thể đo được rất rõ các triệu chứng tâm lý (suy nghĩ - nhận thức) của học sinh. Đây là một ưu điểm của thang đo Beck so với các thang đo lo âu khác (tập trung nhiều hơn vào các dấu hiệu cơ thể).

Lo âu là một nhóm các rối loạn mang các đặc điểm và tiêu chuẩn chẩn đốn khác nhau. Với mục đích ước lượng sự phân bố về tỷ lệ các loại RLLA trong mẫu nghiên cứu chúng tôi tiến hành khám lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần với 84 học sinh có điểm Beck lớn hơn hoặc bằng 8, đáp ứng tiêu chuẩn RLLA theo DSM- IV. Chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ các loại RLLA

Nhìn vào biểu đồ 3.1 có thể nhận thấy RLLA khác (RLLA không biệt định) chiếm tỷ lệ cao nhất 57.1%. Tỷ lệ này hầu hết nằm trong số học sinh có mức lo âu nhẹ, thời gian mắc lo âu chưa dài.

Rối loạn lo âu xã hội chiếm 20.2%, đa số các em có biểu hiện căng thẳng, sợ điều tồi tệ có thể xảy ra, sợ bị đánh giá tiêu cực dẫn tới việc né tránh các tình huống khi phải thể hiện mình trước đám đơng (thuyết trình, báo cáo..). Theo DSM-IV tỷ lệ ám sợ nói chung trong đó có RLLA xã hội (Ám sợ xã hội) chiếm tỷ lệ 13% thì trong kết quả này của chúng tôi tỷ lệ lên tới 20.2%. Điều này cho thấy có 1 số lượng khơng nhỏ học sinh chưa có các kĩ năng ứng phó thích hợp trước các tình huống xã hội dẫn tới lo âu.

Cơn hoảng sợ chiếm 10.7% thấp hơn khá nhiều so với một số nghiên cứu được cơng bố trước đó. Theo báo cáo của Ollendick (1998) khi nghiên cứu 649 trẻ trong độ tuổi từ 12-17, có tới 16% ít nhất đã một lần từng trải qua một cơn kịch phát hoảng sợ

57,1% 6,0% 10,7% 1,2% 2,4% 20,2% 2,4%

Phân bố tỷ lệ các loại lo âu

Lo âu không biệt định (RLLA khác)

Lo âu lan tỏa Cơn hoảng sợ Ám ảnh cưỡng bức

[57, tr.104-105].

Theo tác giả Nguyễn Công Khanh, "Báo cáo của tổ chức y tế thế giới năm 1995 cơng bố rằng có khoảng 20% người lớn đã có trải nghiệm cơn hoảng sợ trong đời [16]. RLLA lan tỏa chiếm 6% trong tổng số học sinh bị RLLA. Tỷ lệ này của chúng tơi khá tương đồng với các nghiên cứu trước đó. Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ RLLA lan tỏa từ 18 tuổi trở lên là từ 10 - 18%, tỷ lệ mắc lo âu lan tỏa tại Mỹ trong cả đời người là 5.7%, dưới 18 tuổi là 4% [38].

Tổn thương sau sang chấn chiếm 2.4% tỷ lệ này khá nhỏ trong tổng số học sinh bị RLLA. Các nghiên cứu dịch tễ với trẻ từ 9 đến 17 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc PTSD trong 3 tháng là từ 0.5 đến 4% [42, tr.278].

Ám ảnh sợ đặc hiệu và ám ảnh cưỡng bức chiếm tỷ lệ nhỏ (1.2%). Tỷ lệ này cũng tương đồng với nghiên cứu dịch tễ trên thế giới cho thấy rối loạn nghi thức ám ảnh phổ biến ở trẻ em và tuổi mới lớn với tỉ lệ suốt đời là 1-3% [42, tr271].

Tỷ lệ các loại lo âu trong nghiên cứu này khơng có sự khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu về RLLA trong và ngồi nước. Điều này có thể cho thấy việc kết hợp giữa thăm khám lâm sàng và bảng tự đánh giá lo âu Beck đã mang lại kết quả tương đối chính xác cho việc chẩn đốn các loại RLLA thay vì chỉ sử dụng các bảng/ câu hỏi phỏng vấn thông thường tự thiết kế.

Tuy nhiên việc thăm khám lâm sàng để chẩn đoán cụ thể loại RLLA chỉ thích hợp với số lượng học sinh mắc RLLA nhỏ. Với những nghiên cứu, khảo sát lớn hơn việc thăm khám lâm sàng địi hỏi cần có sự phối hợp của nhà trường (sở giáo dục) với các bệnh viện chuyên khoa tâm thần (sở y tế). Do đó rất cần một nghiên cứu, thiết kế một bảng hỏi, bảng phỏng vấn bán cấu trúc (dựa theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV/ ICD 10) dành cho các cán bộ tâm lý trường học để có thể giúp phân loại các dạng RLLA một cách dễ dàng hơn .

3.1.2. Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng theo giới tính Nẵng theo giới tính

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ, mức độ lo âu theo giới tính

0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% Nam Nữ 6,6% 6,0% 0,6% 2,1% 0,2% 0,8% LA nhẹ LA trung bình LA nặng P = 0.097

Theo tổng số học sinh tham gia khảo sát (n= 516), tỷ lệ học sinh nam bị RLLA chiếm 7.4%; tỷ lệ học sinh nữ RLLA chiếm 8.9%. Trong đó lo âu nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (6.6% ở học sinh nam và 6.0% ở học sinh nữ). Lo âu mức độ trung bình ở học sinh nữ là 2.1%, học sinh nam là 0.6%; lo âu nặng có tỷ lệ 0.8% ở học sinh nữ và 0.2% ở học sinh nam.

Tỷ lệ lo âu của học sinh nam và tỷ lệ lo âu của học sinh nữ là tương đương nhau, khơng có sự khác biệt. Thực hiện kiểm định Chi-Square cho thấy P= 0.097 cho thấy khơng có sự khác biệt giữa 2 yếu tố này.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hằng Phương tỉ lệ RLLA giữa học sinh nam và nữ không đáng kể với 23.33% học sinh nam và 20.3% học sinh nữ [28, tr.59].

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Sibnath Deb, Pooja Chatterjee, Kerryann Walsh (2010), ở thành phố Kolkata, Ấn Độ, với mẫu nghiên cứu 460 thanh thiếu niên (gồm 220 nam và 240 nữ) từ 13 tuổi đến 17 tuổi (lớp 9 đến lớp 12) cho thấy tỉ lệ RLLA chiếm khoảng 20.1% đối với học sinh nam (45/220) và 17.9% nữ (43/240) [11, tr.14].

3.1.3. Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng theo lớp Nẵng theo lớp

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ RLLA theo khối lớp

Theo tiêu chí khối lớp: tỷ lệ học sinh có RLLA của khối lớp 10 chiếm tỷ lệ cao nhất (7.2%) tuy nhiên đa số các em chỉ RLLA mức nhẹ và trung bình, khơng có RLLA nặng; tỷ lệ RLLA của khối 11, 12 ở mức 4.7% và 4.5%. Học sinh lớp 12 có tỷ lệ RLLA nặng cao nhất trong cả 3 khối với 0.8%. Thực hiện kiểm định Chi-square cho kết quả P = 0.043 cho thấy mức độ lo âu có liên quan tới yếu tố khối lớp.

Kết quả này của chúng tơi có khác biệt với một số nghiên cứu trước đó: tỷ lệ học sinh lớp 12 bị RLLA cao hơn 2 khối còn lại [28], [11]. Lý giải cho kết quả này có thể do thời gian thực hiện nghiên cứu này trùng khớp với thời điểm Đà Nẵng vừa trải qua đợt giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch covid-19, các em học sinh lớp 10 mới vừa bước vào cấp 3 nhưng chưa đi học, chưa được làm quen với môi trường và phương pháp học tập mới ở cấp 3 thì phải giãn cách học ở nhà và học online. Các em cảm thấy áp lực và lo âu về việc học nhiều hơn so với các bạn khối 11, 12 đã làm quen với môi

0 1 2 3 4 5 6 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 6 3.7 2,9 1,2 0,8 0,8 0 0,2 0,8 LA nhẹ LA trung bình LA nặng P = 0.043

trường, thầy cơ và phương pháp học ở cấp 3. Các em học sinh lớp 12 có tỷ lệ RLLA nặng nhiều nhất do các em đang phải trải qua khoảng thời gian học tập căng thẳng, đối mặt với quyết định chọn ngành nghề, áp lực vào đại học hoặc đi làm. Lý giải này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về “Đánh giá các Stress và sức khỏe tâm thần của học sinh THPT tại Đà Nẵng” của Lâm Tứ Trung cho thấy “Các rối loạn tâm lý hướng nội có tương quan với các stress của các em học sinh, trong đó quan trọng nhất đó là các vấn đề liên quan đến áp lực học tập” [37].

3.1.4. Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng theo địa bàn Nẵng theo địa bàn

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ RLLA chia theo địa bàn

Theo biểu đồ 3.4, xét theo tiêu chí trường thì trường Phan Châu Trinh có tỷ lệ RLLA cao nhất chiếm 7.9%, Cẩm Lệ và Phạm Phú Thứ có tỷ lệ RLLA lần lượt là 4.3% và 4.1%. Như vậy có thể nhận thấy tỷ lệ RLLA ở Phan Châu Trinh cao gần gấp 2 lần các trường cịn lại. Tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê do p = 0.031 < 0.05. Kết quả này khẳng định giả thuyết ban đầu đề tài đưa ra đó là RLLA có lien quan tới yếu tố địa bàn.

Sự khác biệt về tỷ lệ lo âu với yếu tố trường này được chúng tôi lý giải như sau: Phan Châu Trinh là trường trọng điểm quốc gia với bề dày thành tích cùng lịch sử thành lập, trường nằm ở trung tâm thành phố, áp lực học tập ở Phan Châu Trinh khá cao. Có thể vì thế học sinh ở đây bị RLLA cao hơn các trường còn lại. Các nghiên cứu được công bố trước đây cũng cho thấy áp lực học tập cao là một trong số những nguyên nhân gây nên RLLA ở học sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thúy, Lê Thị Kim Dung [30,7], Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Phương (2008) nhận thấy các yếu tố liên quan đến học tập (phải thi đậu đại học, phải có kết quả học tập tốt, bị điểm kém nhiều lần, quá nhiều bài tập) là một trong những nguyên nhân RLLA ở học sinh THPT [27]. Nghiên cứu của Lâm Tứ Trung về các Stress ở học sinh THPT Đà Nẵng cũng cho thấy “Các rối loạn tâm lý hướng nội có tương quan với các stress của các em học sinh, trong đó quan trọng nhất đó là các vấn đề liên quan đến áp lực học tập” [36].

Cẩm Lệ và Phạm Phú Thứ là 2 trường ở khu vực lân cận trung tâm thành phố áp 0 1 2 3 4 5 6 LA nhẹ LA trung bình LA nặng 5,6 1,7 0,6 3,7 0,4 0,2 3,3 0,6 0,2 Phan Châu Trinh Cẩm Lệ Phạm Phú Thứ P= 0.031

lực học tập của các em học sinh ở các khu vực này là ít hơn. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy các trường ở khu vực trung tâm thành phố, trường trọng điểm áp lực học tập cao hơn hẳn các trường ngoại thành, nông thôn nên tỷ lệ RLLA cao hơn [18, tr.65].

3.1.5. Thực trạng rối loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thơng theo trình độ học vấn của cha, trình độ học vấn của mẹ, tình trạng hơn nhân, kinh tế của gia đình.

Bảng 3.4. Tương quan giữa mức độ lo âu với trình độ học vấn của cha mẹ, tình trạng hơn nhân, kinh tế của gia đình.

Trình độ học vấn của cha Trình độ học vấn của mẹ Tình trạng hơn nhân

Kinh tế của gia đình

Mức độ lo âu 0.163 0.281 0.782 0.326

Qua bảng 3.4 chúng tơi nhận thấy tỷ lệ lo âu khơng có mối quan hệ với “trình độ học vấn của cha”, “trình độ học vấn của mẹ”, “tình trạng hơn nhân”, “kinh tế gia đình” vì P > 0.05. Nghiên cứu của Ngơ Thị Liên cho thấy “giới tính, điều kiện kinh tế gia đình, văn hóa của bố, văn hóa của mẹ đều khơng gây ra sự khác biệt nào trong điểm trung bình của trắc nghiệm lo âu [18, tr.63].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LO ÂU Ở HỌC SINH THPT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)