CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi mời các bác sĩ chuyên khoa tâm thần tiến hành khám lâm sàng đối với các học sinh có điểm Beck lo âu từ 8 điểm trở lên (đồng ý tham gia vào nghiên cứu) nhằm mục đích lập hồ sơ tâm lý cho học sinh (phụ lục 6). Xác định rõ loại RLLA mà học sinh gặp phải để lên kế hoạch can thiệp. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu thực hiện thăm khám lâm sàng đối với 125 học sinh có điểm Beck >= 8 nhằm khẳng định học sinh có đủ tiêu chuẩn chẩn đốn có RLLA theo DSM4 hay không.
Sơ đồ 2.6. Tiến trình thăm khám lâm sàng 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm
Đây được coi là một phương pháp quan trọng trong đề tài nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành can thiệp trên 2 nhóm khách thể bằng 2 liệu pháp với mục đích khác nhau.
- Nhóm can thiệp bằng liệu pháp giáo dục tâm lý: bao gồm 3 nhóm, mỗi trường một nhóm, mỗi nhóm 10-15 học sinh THPT có mức nhận thức về RLLA thấp. Chúng tơi tiến hành giáo dục tâm lý cho các em 1 buổi. Sau đó so sánh, đánh giá sự thay đổi nhận thức, cách ứng phó với RLLA, đánh giá tỷ lệ RLLA của các em trước và sau giáo dục tâm lý. Đây là 1 liệu pháp đơn giản, dễ làm, nhưng có hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức của học sinh THPT về RLLA.
- Nhóm can thiệp bằng liệu pháp REBT: Chúng tôi tiến hành liệu pháp REBT Quan sát, phỏng vấn lâm sàng 125
học sinh có điểm Beck >= 8
Học sinh đủ tiêu chuẩn chẩn đoán RLLA theo DSM4 : 84 học sinh
Học sinh không đủ tiêu chuẩn chẩn đoám RLLA theo DSM4:
Học sinh có RLLA nhẹ/ trung bình được giới thiệu tham gia nhóm nghiên cứu (GDTL; REBT) Học sinh có RLLA nặng được tư vấn chuyển tuyến để nhận được điều trị phù hợp
Tư vấn cần được theo dõi thêm và kiểm tra lại sau 1 tháng hoặc chuyển tuyến thăm khám chuyên sâu nếu nghi ngờ có liên quan tới các vấn đề SKTT khác
cho 3 nhóm học sinh tại 3 trường, mỗi nhóm từ 5-10 thành viên. Các thành viên đáp ứng đủ điểm RLLA theo thang lo âu BECK (mức độ nhẹ và vừa), đáp ứng các tiêu chuẩn của DSM4 về RLLA, đồng thời đồng ý tham gia vào trương trình nghiên cứu. Chúng tơi tiến hành thu thập các dữ liệu can thiệp ở các thời điểm T0 – trước khi can thiệp; T1- can thiệp 4 tuần. Sau 4 buổi can thiệp ( mỗi tuần 1 buổi) chúng tôi đánh giá, so sánh mức độ thay đổi về mức RLLA, thay đổi của các nhóm triệu chứng; thay đổi về mặt nhận thức và cách ứng phó ở học sinh.
2.3.5.1. Giáo dục tâm lý
Liệu pháp giáo dục tâm lý (được thể hiện ở phụ lục 4) đóng vai trị quan trọng trong việc giúp bệnh nhân và gia đình hiểu bản chất của bệnh, các phương pháp điều trị, các chiến lược thích nghi và các kỹ năng để tránh tái phát. Đây được cho là 1 liệu pháp quan trọng, dễ thực hiện và nó mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp nhận thức cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân.
* Mục đích: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về RLLA, các phương pháp điều trị và các vấn đề liên quan; Học sinh nâng cao được nhận thức về bệnh, từ đó học sinh giảm bớt tình trạng lo âu của mình; Học sinh tự chọn phương pháp điều trị; Hỗ trợ làm tăng cam kết điều trị của học sinh.
* Vai trò của giáo dục tâm lý trong điều trị bệnh nhân RLLA: Giúp bệnh nhân hiểu được ý nghĩa của phản ứng lo âu trong cuộc sống hằng ngày; Giúp nhà trị liệu hiểu được quan niệm của bệnh nhân về RLLA, đặc biệt là các quan điểm không phù hợp của người bệnh; Thay đổi các quan điểm không phù hợp của bệnh nhân về RLLA; Cung cấp thông tin về RLLA cho bệnh nhân; Giúp bệnh nhân có cái nhìn thích hợp về RLLA và từ đó an tâm theo chương trình điều trị.
* Nội dung giáo dục tâm lý: Lo âu là gì? Lo âu khác với lo âu thông thường như thế nào; Biểu hiện; tỷ lệ mắc; nguyên nhân- các yếu tố nguy cơ; Phương pháp điều trị RLLA; Những điểm thuận lợi và không thuận lợi của từng phương pháp điều trị. Tiến triển của bệnh RLLA; Các thắc mắc, cảm nhận của bệnh nhân sau buổi nói chuyện.
* Cách thức tiến hành:
Giáo dục tâm lý được tiến hành 01 buổi dưới hình thức thảo luận nhóm học sinh, mỗi nhóm 10 học sinh (có mức nhận thức thấp về RLLA), mỗi trường 1 nhóm. Mỗi buổi giáo dục tâm lý kéo dài 60 phút. Mỗi nội dung cụ thể đều được thực hiện thông qua các bước sau:
Hỏi quan điểm của học sinh về nội dung đó
Phản hồi của học sinh: phản hồi nội dung và phản hồi cảm xúc.
Nếu học sinh có các suy nghĩ khơng phù hợp, nhà trị liệu sẽ tìm cách điều chỉnh suy nghĩ đó (chú ý khơng tranh cãi, khơng chỉ trích các suy nghĩ khơng phù hợp của học sinh và tôn trọng suy nghĩ của học sinh mặc dù các suy nghĩ đó khơng phù hợp).
Cung cấp thơng tin về chủ đề đó
* Cách đánh giá sau Giáo dục tâm lý: chúng tôi sử dụng phiếu thu thập ý kiến và đánh giá học sinh ở hai thời điểm T0- trước giáo dục tâm lý; T1- sau giáo dục tâm lý và đánh giá sự thay đổi nhận thức, cách ứng phó của học sinh ở hai thời điểm này; đồng thời chúng tôi cũng đánh giá mức độ RLLA của học sinh bằng thang lo âu Beck cho nhóm GDTL để đánh giá sự thay đổi về tỷ lệ, mức độ RLLA của nhóm này.
2.3.5.2. Liệu pháp “hành vi – cảm xúc hợp lý (REBT)” (xem phụ lục 5)
Giới thiệu liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý.
Liệu pháp NTHV được đề cập đầu tiên bởi Albert Ellis trong cuốn “Lý luận và cảm xúc trong liệu pháp tâm lý” năm 1962 và Aeron Beek trong cuốn “Quan niệm của bản thân trong trầm cảm” năm 1960. Đến năm 1990, tên gọi “liệu pháp nhận thức hành vi” (behavioral Cognitive thearapy) bắt đầu được sử dụng. Tên gọi này để chỉ tất cả các liệu pháp tâm lý có mơ hình tiếp cận nhận thức (Cognitively – Oriented psycho thearary). Nó bao gồm các liệu pháp có nhiều điểm tương đồng trong phương pháp trị liệu: Rational Emotive Behavior Therapy - REBT (Tạm dịch: Liệu pháp Hành vi -
Xúc cảm hợp lí), Cognitive Therapy - CT (tạm dịch: Liệu pháp Nhận thức) và
Dialectical Behavior Therapy - DBT (tạm dịch: Liệu pháp Hành vi biện chứng) [41, tr.161].
Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (Rational emotive behavior therapy - REBT), được phát triển bởi Albert Ellis. Ellis coi những cảm xúc mạnh mẽ là kết quả của sự tương tác giữa các sự kiện trong môi trường và niềm tin, kỳ vọng của chúng ta. và con người có thể thay đổi q trình nhận thức (học cách thay đổi niềm tin) để đạt đến các cảm xúc và hành vi khác ít ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của chúng ta hơn.
Liệu pháp “hành vi – cảm xúc hợp lý (REBT)” đã được BSCKII Lâm Tứ Trung áp dụng trong điều trị cho bệnh nhân nghiện ma túy, Ths. Đàm Thị Kim Nga nghiên cứu hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân trầm cảm. Liệu pháp này có thể áp dụng điều trị tâm lý cá nhân và tâm lý nhóm. Do vậy chúng tơi lựa chọn liệu pháp REBT (được thể hiện ở phụ lục 5) để trị liệu cho học sinh THPT có RLLA tại thành phố Đà Nẵng.
Các nguyên lý cơ bản của REBT:
* Mục tiêu cuả REBT: dạy cho bệnh nhân biết cách thay đổi cảm xúc và hành vi khơng có lợi cho sức khỏe thơng qua việc thay đổi những niềm tin không hợp lý của họ bằng những niềm tin hợp lý.
* Các nguyên lý cơ bản của REBT:
- Mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
Suy nghĩ có thể dẫn đến các cảm xúc và hành vi Rối loạn cảm xúc xuất phát từ các suy nghĩ
Các rối loạn cảm xúc đó có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi những suy nghĩ
Cấu trúc ABCDEF
đáp ứng của ta về mặt cảm xúc và hành vi như thế nào:
A: Sự kiện hoạt hoá (Activating event); Ví dụ: con đi học về trễ B: Niềm in (Belief); Ví dụ:Có chuyện khơng lành xảy ra với con C: Hậu quả (Consequence); Ví dụ: Lo lắng, bồn chồn
D: Tranh luận (Dispute); Ví dụ: có thể con bận việc gì đó E: Hiệu quả (Effective); Ví dụ: cảm giác lo lắng giảm đi
F: Hành động hơn nữa (Further action): làm cái gì để tránh lặp lại các phản ứng
suy nghĩ không hợp lý.
Mơ hình của liệu pháp REBT
A: Sự kiện B: Niềm tin C: Hậu quả
D: Tranh luận E: Hiệu quả F: Hành động
hơn nữa
A. Sự kiện hoạt hóa: Sự kiện hoạt hóa là một sự kiện mà người t quan tâm đến nó và sự kiện đó gây cho họ các hậu quả về cảm xúc và hành vi.
Người ta có nhiều cách để phân loại các sự kiện hoạt hóa: các sự kiện thực tế; sự suy luận, diễn giải một sự kiện thực tế, đơi khi đó là một linh cảm về một sự kiện thực tế; các sự kiện hiện tại, quá khứ và tương lai...
B. Niềm tin: niềm tin (B) là các suy nghĩ về sự kiện hoạt hóa (A).
Niềm tin có thể là niềm tin về bản thân, những người xung quanh và thế giới. Niềm tin có thể là niềm tin tự động hoặc suy nghĩ cốt lõi.
C. Hậu quả: hậu quả (c) là vấn đề cảm xúc, hành vi, nhận thức do niềm tin (B) gây ra. có ba loại hậu quả là hậu quả cảm xúc, hậu quả hành vi, hậu quả nhận thức.
D. Tranh luận: mục đích của REBT là giúp bệnh nhân thay đổi những niềm tin không hợp lý của họ thành những niềm tin hợp lý. Nhà trị liệu sẽ tranh luận với bệnh nhân về những niềm tin không hợp lý của họ.
Các kĩ thuật/ phương pháp sau thường được áp dụng khi tranh luận:
Chứng minh: nhà trị liệu đề nghị bệnh nhân tiếp xúc thực tế để chứng minh Định nghĩa từ: nhà trị liệu đề nghị bệnh nhân định nghĩa một từ, rồi so sánh định nghĩa đó với bản thân bệnh nhân, rồi định nghĩa từ và tiếp tục so sánh định nghĩa này với bản thân họ.
Đóng vai: nhà trị liệu đổi vai cho bệnh nhân, vào vai bệnh nhân, thể hiện vai bệnh nhân trong hoàn cảnh bệnh nhân đã nêu ra và để bệnh nhân nhận xét về thể hiện đó.
Tìm bằng chứng: nhà trị liệu đề nghị bệnh nhân đưa bằng chứng ủng hộ và bằng chứng chống lại niềm tin (không hợp lý) của họ và đề nghị họ tự đưa ra quyết định về niềm tin đó.
Tự đặt câu hỏi, tự trả lời
E. Hiệu quả: sau khi đã làm cho các niềm tin hợp lý phát triển và làm yếu đi các niềm tin không hợp lý, chúng ta cần đánh giá kết quả của quá trình thay đổi, nhằm các mục đích sau:
Để bệnh nhân thấy được sự thay đổi từ đó tin tưởng vào điều trị
Nhà trị liêu biết được tiến triển của bệnh nhân từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp F. Hành động hơn nữa: đây là bước giúp trả lời câu hỏi bệnh nhân cần làm gì để tránh lặp lại các phản ứng suy nghĩ không hợp lý trong tương lai.
* Chỉ định: Rebt được dùng để điều trị: Trầm cảm
Rối loạn lo âu bao gồm: rối loạn ám ảnh cưỡng bức, sợ hoảng trống, sợ đặc hiệu, rối loạn lo âu lan tỏa, rối laonj stress sau sang chấn
Rối loạn ăn uống Nghiện các chất Nghi bệnh
Rối loạn kiểm soát xung động Chống đối xã hội
Ghen tng
Kiểm sốt tức giận
Tiến trình thực hiện và cách đánh giá sau can thiệp REBT:
Chúng tôi tiến hành can thiệp bằng liệu pháp REBT cho 3 nhóm học sinh tại 3 trường ( mỗi nhóm từ 5-10 thành viên, đáp ứng đủ điểm RLLA theo thang lo âu Beck, đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM4, đồng ý tham gia vào chương trình nghiên cứu). Liệu pháp REBT được chia thành 4 buổi:
Buổi 1: *Mục tiêu
Tạo được mối quan hệ tốt giữa các thành viên nhóm
Hiểu được vấn đề và mong đợi của các thành viên nhóm về việc điều trị Mục đích, nội quy nhóm
Học sinh biết cách đánh giá cảm xúc của mình Giới thiệu liệu pháp REBT
*Cấu trúc buổi 1:
- Làm quen, giới thiệu các thành viên, các vấn đề và mong đợi của các thành viên nhóm.
- Mục đích của nhóm. Thiết lập quy tắc nhóm.
việc đánh giá cảm xúc; học sinh biết cách đánh giá cảm xúc nhanh - Giới thiệu liệu pháp REBT
Bệnh nhân hiểu được ý nghĩa của liệu pháp
Bệnh nhân hiểu được cấu trúc ABC của liệu pháp.
Bệnh nhân hiểu được mối quan hệ giữa cảm xúc và suy nghĩ
Giải quyết được tình huống của bệnh nhân từ đó bệnh nhân tin và hiểu liệu pháp. - Ôn lại và đánh giá
- Bài tập về nhà:
Xác định tâm trạng trong tuần thông qua thang đánh giá cảm xúc nhanh. Xác định các tình huống gây lo âu
- Hẹn gặp lại
Buổi 2: * Mục tiêu
Đánh giá các thay đổi và việc thực hành của học sinh
Tạo được mối quan hệ thân thiết để học sinh tâm sự với nhà trị liệu Hướng dẫn học sinh các xác định yếu tố khởi đầu và niềm tin * Cấu trúc buổi 2:
- Ôn tập buổi 1
- Thu thập thêm các thông tin của bệnh nhân, đặc biệt các vấn đề trong tuần qua. Đánh giá các thay đổi và việc thực hành của bệnh nhân.
- Nội dung buổi 2:
Bệnh nhân biết cách xác định chính xác sự kiện, tình huống gây lo âu.
Hướng dẫn học sinh biết cách tìm suy nghĩ, niềm tin. Biết cách xác định các loại suy nghĩ (niềm tin cốt lõi).
Vẽ mơ hình ABC dựa vào kết quả xác định tình huống gây lo âu và niềm tin Ôn lại nội dung buổi 2 và đánh giá:
Bệnh nhân hiểu được nội dung của buổi điều trị.
Đánh giá sự cảm nhận và khả năng tiếp thu của bệnh nhân Bài tập về nhà:
Đánh giá cảm xúc trong tuần Xác định tình huống gây lo âu Xác định niềm tin gây lo âu Hẹn gặp lại
Buổi 3: * Mục tiêu:
Đánh giá các thay đổi và việc thực hành Hướng dẫn bệnh nhân cách tranh luận * Cấu trúc buổi 3:
Ôn lại các nội dung cơ bản của buổi 2 và xem bài tập; trao đổi các vấn đề xảy ra trong tuần của học sinh; tạo mối quan hệ thân thiết.
giới thiệu và hướng dẫn nội dung buổi 3:
Hướng dẫn bệnh nhân biết cách tranh luận với niềm tin không hợp lý Hướng dẫn bệnh nhân biết cách tìm ra niềm tin hợp lý để thay thế
Ôn lại nội dung buổi 4 và đánh giá sự cảm nhận, khả năng tiếp thu của học sinh. Bài tập về nhà: đánh giá tâm trạng nhanh; xác định tình huống gây lo âu; Xác định niềm tin không hợp lý; tranh luận – tìm ra niềm tin hợp lý.
Hẹn gặp lại.
Buổi 4: * Mục tiêu:
Tạo lòng tự tin cho học sinh.
Xác định các tình huống nguy cơ cao và hướng dẫn học sinh biết cách vượt qua Định hướng tương lai
* Cấu trúc buổi 4:
Ôn lại nội dung cơ bản buổi 3 và xem bài tập. Trao đổi các vấn đề của học sinh trong tuần qua
Giới thiệu và hướng dẫn nội dung buổi 4:
Củng cố niềm tin cho học sinh: Đánh giá kết quả điều trị; Xác định vai trị của học sinh trong q trình hồi phục bệnh.
Xác định các tình huống nguy cơ cao và cách vượt qua Định hướng tương lai:
Bệnh nhân biết các biểu hiện của tái phát; Cách duy trì các kết quả trong thực tế Biết cách tìm sự hỗ trợ
Ơn lại và đánh giá Chào tạm biệt
* Cách đánh giá hiệu quả của liệu pháp REBT: Chúng tôi đánh giá mức độ RLLA của học sinh bằng thang lo âu Beck tại các thời điểm T0- T1 trước và sau can thiệp, sự thay đổi của các nhóm triệu chứng lo âu của học sinh ở các thời điểm; đánh giá mức độ thay đổi nhận thức, cách ứng phó của học sinh trước và sau can thiệp bằng phiếu khảo sát.
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu
Thư chấp nhận: Phụ huynh học sinh được gửi thư giới thiệu và phiếu đồng ý tham